Chính sách dân số chỉ sinh một con có tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội của trung quốc

Số lượng trẻ sinh ra ở Trung Quốc giảm mạnh trở lại vào năm 2021

Với số ca sinh giảm dần theo năm tháng, Trung Quốc hiện đang chạy đua theo hướng ngược lại: đóng cửa các phòng khám phá thai và mở rộng dịch vụ giúp các cặp vợ chồng thụ thai. Tuy nhiên, một di sản của chính sách một con - đã bị loại bỏ vào năm 2016 - là số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng như thế hệ con một ít muốn lập gia đình và lập gia đình đang giảm dần.

Ngoài ra, vô sinh dường như là một vấn đề lớn hơn ở Trung Quốc so với nhiều quốc gia khác. Theo một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu Đại học Bắc Kinh, khoảng 18% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản ở Trung Quốc bị vô sinh, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu là khoảng 15%.

Nhà nhân chủng học Ayo Wahlberg tại Đại học Copenhagen [Đan Mạch] – tác giả một cuốn sách nghiên cứu về khả năng sinh sản ở Trung Quốc, cho biết nhiều ca phá thai ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ và vô sinh là một hậu quả có thể xảy ra.

Các nhà nhân khẩu học cho rằng Trung Quốc sẽ khó có thể ngăn chặn tình trạng giảm số sinh nếu không có trợ cấp tài chính để giúp các gia đình có đủ tiền nuôi con

Hiện nay, công tác thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc IVF đã tăng hơn gấp đôi, từ khoảng 485 nghìn ca vào năm 2013 lên hơn 1 triệu ca vào năm 2018.

Được biết, hỗ trợ sinh sản có một lịch sử lâu đời đáng ngạc nhiên ở Trung Quốc. Vào tháng 3/1988 - một thập kỷ sau khi em bé trong ống nghiệm đầu tiên trên thế giới được sinh ra ở Anh - một bác sĩ phụ khoa ở Bắc Kinh Zhang Lizhu đã thực hiện thành công một ca thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở  Trung Quốc. 3 tháng sau đó, 1 ca khác được thực hiện thành công bởi một nhà di truyền học tên là Lu Guangxiu.

Bây giờ, các phương pháp của bác sĩ  Zhang và Lu được coi là tiên phong trong số các biện pháp mà Chính phủ Trung Quốc đang tính đến để thay đổi quỹ đạo nhân khẩu học.

Một phụ nữ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, được điều trị bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm - vốn đã trở nên phổ biến tại Trung Quốc trong những năm gần đây

Số trẻ sơ sinh Trung Quốc vào năm 2020 giảm 18% so với năm trước và dự kiến có một đợt giảm mạnh nữa vào năm 2021. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc - số con mà một phụ nữ có trong suốt cuộc đời - đã giảm xuống dưới mức thay thế vào đầu những năm 1990 và vào năm 2020 là 1,3 - thấp hơn cả 1,34 của Nhật Bản. Sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục 1,26 vào năm 2005, tỷ lệ sinh của Nhật Bản, một trong những nước thấp nhất thế giới, bắt đầu phục hồi với sự trợ giúp của các biện pháp hỗ trợ của chính phủ, mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã bắt đầu giảm trở lại.

Trung Quốc hiện có 536 trung tâm vô sinh và hầu hết đều tập trung ở các khu vực đô thị giàu có như Bắc Kinh và Thượng Hải. Hiện các bệnh viện lớn đã bổ sung các dịch vụ sinh sản cho các phòng khám kế hoạch hóa gia đình và Trung Quốc cũng đang cố gắng đưa các dịch vụ này đến các thành phố nhỏ hơn.

Ủy ban y tế Trung Quốc đặt mục tiêu có ít nhất một tổ chức cung cấp IVF cho từ 2,3 – 3 triệu người vào năm 2025. Các tỉnh kém phát triển hơn về kinh tế tại Trung Quốc cho biết các dịch vụ hiện có không thể đáp ứng nhu cầu sinh nở ngày càng tăng. Chỉ có ba cơ sở hỗ trợ sinh sản ở tỉnh Cam Túc phía tây, tất cả đều ở Lan Châu, thủ phủ của tỉnh. Cam Túc đặt mục tiêu có 7 cơ sở hỗ trợ sinh sản vào năm 2025.

Tiến sĩ Lu, một trong những người tiên phong làm IVF vào năm 2002, đã thành lập ra một trong những bệnh viện sản khoa lớn nhất thế giới tại Trung Quốc - Bệnh viện Di truyền và Sinh sản Citic-Xiangya, nơi đã sinh hơn 180 nghìn trẻ kể từ khi thành lập. Chi phí trung bình cho một chu kỳ điều trị tại bệnh viện là khoảng 40 nghìn nhân dân tệ, tương đương khoảng 6 nghìn USD.

Sau khi bị sẩy thai vào năm 2018, một trợ giảng tại một trường đại học Bắc Kinh, người chỉ cho biết họ là Wang, cho biết cô không chắc mình sẽ có thể trở thành cha mẹ. Nhưng năm ngoái, cô đã sinh một bé trai sau khi dùng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Việc điều trị của cô ấy tốn hơn 50.000 nhân dân tệ một chút.

Để khuyến khích việc sinh đẻ, một số chính quyền địa phương ở Trung Quốc đã hứa thưởng tiền mặt và cho phép nghỉ thai sản dài hơn

"Tôi sẵn sàng có thêm một em bé nữa nếu tôi trẻ hơn vài tuổi và nếu toàn bộ quá trình không quá khó khăn" - cô Wang, 36 tuổi cho hay.

Chi phí điều trị vô sinh không được bảo hiểm công ở Trung Quốc chi trả. Tại Nhật Bản, chính phủ đã đề xuất mở rộng bảo hiểm y tế công cho một số phương pháp điều trị vô sinh.

Ông Yi Fuxian - một nhà nghiên cứu tại Mỹ cho biết quan điểm của người Trung Quốc về gia đình và sinh đẻ đã được định hình lại trong vài thập kỷ qua và những nỗ lực mới nhất của chính phủ không thể dễ dàng đảo ngược điều đó. Ông Yi cho rằng dữ liệu năm 2021 có thể cho thấy dân số Trung Quốc đã bắt đầu giảm từ nhiều năm trước dự báo của chính phủ.

Để khuyến khích việc sinh đẻ, một số chính quyền địa phương tại Trung Quốc đã hứa thưởng tiền mặt và cho phép nghỉ thai sản dài hơn. Nhưng một số nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu điều đó có đủ hay không.

Giáo sư nghiên cứu kinh tế James Liang tại Đại học Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc sẽ khó có thể ngăn chặn sự sụt giảm tỷ lệ sinh nếu không có những khoản trợ cấp tài chính khổng lồ hỗ trợ các gia đình có thêm con.

Ông Liang ước tính rằng để nâng tỷ lệ sinh lên mức thay thế, chính phủ cần trợ cấp cho các gia đình trung bình 1 triệu nhân dân tệ, tương đương khoảng 160.000 USD / trẻ em dưới dạng tiền mặt, giảm thuế, trợ cấp nhà ở và chi phí nhà trẻ.

Cát Lâm, một trong những tỉnh đông bắc Trung Quốc có tỷ lệ sinh thấp nhất cả nước, cho biết vào tháng trước rằng các ngân hàng địa phương sẽ cung cấp hạn mức tín dụng 200 nghìn nhân dân tệ do chính phủ hỗ trợ với lãi suất thấp hơn cho mỗi cặp vợ chồng có con.

Vụ “Dì ghẻ”: Người cha máu lạnh có thể đối mặt với mức án bao nhiêu năm tù? | SKĐS


Từ nhiều thập niên qua, chính sách một con của Trung Quốc là chủ đề gây tranh cãi cả trong và ngoài nước, kéo theo nhiều tác động tiêu cực tới xã hội.

Ảnh minh họa: China.org

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, điều kiện vệ sinh và y tế được cải thiện đã thúc đẩy dân số tăng nhanh. Ban đầu, đây được xem như một lợi ích kinh tế, theo Time.

"Ngay cả khi dân số tăng gấp nhiều lần, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tìm ra một giải pháp. Giải pháp đó chính là sản xuất", cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tuyên bố năm 1949.

Tuy nhiên, tốc độ dân số tăng nhanh khiến vấn đề cung cấp lương thực trở nên khó khăn. Năm 1955, giới chức Trung Quốc phát động chiến dịch kiểm soát sinh. Năm 1962, nạn đói lớn khiến khoảng 30 triệu dân tử vong. Kể từ đó, giới chức nước này bắt đầu chiến dịch tuyên truyền nhằm hạn chế sự tăng trưởng dân số. 

Sau gián đoạn bởi "Cách mạng văn hóa" năm 1966, ba năm sau, chiến dịch được tái khởi động dưới khẩu hiệu "Muộn, lâu và ít" [đẻ muộn, cách quãng và ít]. Dù bị phê phán, chiến dịch đã giúp tổng tỷ lệ sinh đẻ của nước này giảm từ 5,9 xuống 2,9% từ năm 1970 đến 1976.

Năm 1978, cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình đề ra mục tiêu, trước năm 2000, dân số Trung Quốc không được vượt quá 1,2 tỷ người. Dưới áp lực dân số tăng nhanh ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế và xã hội, năm 1979, Trung Quốc áp dụng chính sách một con đối với người Hán [người dân tộc thiểu số được miễn thực thi chính sách này].

Năm 1982, chính sách một con được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc. Tùy thuộc vào nơi sinh sống, các cặp vợ chồng có thể bị phạt hàng nghìn USD nếu sinh thêm con.

Năm 1984, chính phủ cho phép các cặp vợ chồng ở nông thôn sinh con thứ hai nếu con thứ nhất là con gái, các cặp vợ chồng dân tộc thiểu số được phép sinh từ 3 đến 4 con.

Hệ lụy

Những người chỉ trích chính sách một con chú ý tới hậu quả xã hội tiêu cực, đặc biệt là nạn phân biệt giới tính. Tình trạng bỏ các bé gái sơ sinh, vốn diễn ra trước năm 1949, dần quay lại tại một số khu vực một thời gian ngắn sau khi chính sách một con có hiệu lực.

Tình trạng mất cân bằng giới tính diễn ra nghiêm trọng sau năm 1986 khi việc phá thai diễn ra dễ dàng, thiếu sự kiểm soát. Năm 1994, Trung Quốc cấm việc sàng lọc giới tính trước khi sinh. Tuy nhiên, với tỷ lệ 118 bé trai trên 100 bé gái được sinh ra hiện nay, Trung Quốc là quốc gia mất cân bằng giới tính lớn nhất thế giới.

Theo một công trình nghiên cứu khoa học của Australia, chính sách một con của Trung Quốc đã tạo nên một thế hệ yếu kém về tâm lý, đa nghi và sợ rủi ro.

Nhà nghiên cứu Nisvan Erkal thuộc Đại học Melbourne nhận định: "Những cá nhân thuộc diện một con ở Trung Quốc thường thiếu tự tin, đa nghi, sợ rủi ro, thiếu tính cạnh tranh, bi quan và ít siêng năng".

Những câu chuyện buồn

Yu Rongfen mang thai 7 tháng khi quan chức huyện Thụy An, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang tới gõ cửa phòng cô. Đây là lần thứ 2 Yu mang thai và cô buộc phải che giấu sự thật trước ánh mắt điều tra từ phía chính quyền. Cô bị phải đến bệnh viện bỏ thai.

Yu nói với Sydney Morning Herald rằng, cô có thể cảm thấy thai nhi yếu dần và dừng hoạt động bên trong cơ thể cô. Yu không phải là người phụ nữ duy nhất rơi vào cảnh éo le như vậy. 

Năm 2012, dư luận Trung Quốc xôn xao trước vụ việc một thai phụ 7 tháng ở tỉnh Thiểm Tây bị quan chức địa phương ép phá thai. Nguyên nhân là cô không thể trả khoản tiền phạt hơn 6.000 USD cho việc sinh con thứ hai. Bức ảnh chụp người mẹ nằm cạnh thai nhi dính máu được đăng tải trên mạng Weibo và sau đó gây nên làn sóng phẫn nộ chưa từng có ở Trung Quốc.

Tân Hoa xã ngày 29/10 đưa tin, nước này đã quyết định bãi bỏ chính sách một con  do lo ngại tình trạng già hóa dân số. Việc bãi bỏ chính sách một con nằm trong kế hoạch chi tiết của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm điều tiết sự thay đổi của nền kinh tế theo hướng chậm và cân bằng hơn.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia về nhân khẩu học, chi phí và khó khăn trong việc nuôi dạy trẻ là các yếu tố có thể khiến nhiều cặp vợ chồng Trung Quốc không muốn sinh thêm con thứ hai.

Video liên quan

Chủ Đề