Công thức câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện, mệnh đề if trong tiếng anh là mảng kiến thức cơ bản. Phần kiến thức này được sử dụng phổ biến trong giao tiếp, các dạng bài tập. Trong bài viết sau, Toppy tổng hợp tất tần tật kiến thức công thức, cách dùng phân biệt về câu điều kiện, mệnh đề if trong tiếng anh. Tìm hiểu ngay:

Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện là câu nêu lên giả thiết về sự việc. Sự việc đó đã/ đang/sẽ xảy ra khi điều kiện được nhắc đến xảy ra. Câu điều kiện gồm 2 mệnh đề:

  • Mệnh đề phụ là mệnh đề nêu lên điều kiện [còn gọi là mệnh đề IF]
  • Mệnh đề chính là mệnh đề nêu lên kết quả.

Ví dụ: If it rains – I will stay at home. Trong ví dụ này sẽ có:

  • Mệnh đề điều kiện: If it rains [nếu trời mưa]
  • Mệnh đề chính: I will stay at home [ tôi sẽ ở nhà]

Bảng tổng hợp câu điều kiệu loại 1, 2, 3

Loại Công thức Cách dùng
1 If + S + V[s,es], S + Will/Can/shall…… + V Diễn tả hành động có thể xảy ra ở hiện tại, tương lai.
2 If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V Diễn tả hành động không có thực ở hiện tại, dùng để nói về một sự việc/ điều kiện KHÔNG THỂ xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
3 If + S + Had + V[pp]/Ved, S + would/ could…+ have + V[pp]/Ved Diễn tả hành động không có thực ở quá khứ. Dùng để nói về một sự việc/ điều kiện ĐÃ KHÔNG THỂ xảy ra trong quá khứ.

Bên cạnh sự phổ biến của câu điều kiện, mệnh đề if loại 1, 2, 3 còn có câu điều kiện loại 0. Câu điều kiện loại 0 dùng để diễn tả sự thật hiển nhiên, một thói quen.

Công thức: If + S + V[s,es], S+ V[s,es]/câu mệnh lệnh

Chi tiết về mệnh đề if

Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại I là câu điều kiện có thực ở hiện tại. Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Cấu trúc: If + S + V[s,es], S + Will/Can/shall…… + V, trong đó:

  • If clause: If + S + V s[es]…
  • Main clause: S + will / can/ may + V1 [won’t/can’t + VI]

Trong câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.

Lưu ý:

  • S1 và S2 có thể giống nhau. Tùy vào ý nghĩa của câu mà có thể có bổ ngữ hoặc không. Hai mệnh đề có thể tráo đổi vị trí cho nhau.
  • Trong câu điều kiện loại I, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở thì hiện tại đơn, còn động từ trong mệnh đề chính chia ở thì tương lai đơn.

Ví dụ:

  •  If I find her address, I’ll send her an invitation. [ Nếu tôi tìm được địa chỉ của cô ấy, tôi sẽ gửi lời mời tới cô ấy] => Đổi vị trí 2 mệnh đề quan hệ:  I will send her an invitation if I find her address.]

Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện trái với thực tế ở hiện tại.

Cấu trúc: If + S + V2/ Ved, S +would/ Could/ Should…+ V. Trong đó:

  • If clause: If + S + V-ed /V2…
  • Main clause: S + would / could / should + V1 [wouldn’t / couldn’t + V1]

Trong câu điều kiện loại II, động từ của mệnh đề điều kiện chia ở past subjunctive. Động từ của mệnh đề chính chia ở thì điều kiện hiện tại [simple conditional]. Trong đó, Past subjunctive là hình thức chia động từ giống như thì quá khư đơn. Với động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.

Ví dục: If I had a million USD, I would buy a Ferrari. [Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.] nghĩa là hiện tại tôi không có.

Câu điều kiện loại 3

Cấu trúc: If + S + Had + V[pp]/Ved, S + would/ could…+ have + V[pp]/Ved. Trong đó:

  • If clause: lf +S + had + P.P
  • Main clause: S + would / could / should + have + P.P

Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ. Điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.

Trong câu điều kiện loại III, ở mệnh đề điều kiện động từ chia ở quá khứ phân từ. Ở mệnh đề chính động từ chia ở điều kiện hoàn thành [perfect conditional].

  • If the forwards had run faster, they would have scored more goals. [Nếu tiền đạo chạy nhanh hơn, họ sẽ ghi được nhiều bàn thắng hơn.]
  • If it had been a home game, our team would have won the match. [Nếu đó là trận đấu sân nhà, đội của chúng tôi sẽ thắng.]

Các trường hợp khác với mệnh đề if

Unless = If…not [nếu… không]

Ví dụ: If you don’t study hard, you can’t pass the exam. = Unless you work hard, you can’t pass the exam.

Cụm Từ đồng nghĩa

Các cụm từ đồng nghĩa có thể thay thế cho if:

  • Suppose / Supposing [giả sử như]
  • in case [trong trường hợp]
  • even if [ngay cả khi, cho dù]
  • as long as
  • so long as
  • provided [that]
  • on condition [that] [miễn là, với điều kiện là]

Ví dụ: Supposing [that] you are wrong, what will you do then?

Without: không có

Ví dụ: Without water, life wouldn’t exist. = If there were no water, life wouldn’t exist.

Trên là những chia sẻ của Toppy xoay quanh chủ đề mệnh đề if trong tiếng anh. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho các bạn trong việc học. Toppy – Ứng dụng dạy học trực tuyến hàng đầu Việt Nam.

Xem thêm:

  • Câu điều kiện loại 3 đề cập đến một điều kiện không thể trong quá khứ và kết quả có thể xảy ra trong quá khứ. Những câu này thực sự là giả thuyết và không thực tế. Bởi vì bây giờ đã quá muộn để điều kiện hoặc kết quả của nó có thể xảy ra.

  • Luôn có một số hàm ý của sự hối tiếc với câu điều kiện loại 3. Thực tế là trái ngược hoặc trái với những gì câu nói thể hiện.

  • Trong câu điều kiện loại 3, thời gian là quá khứ và tình huống là giả thuyết.

Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề chính

S + Had + P II

S + would [could, might..] have + p II

If he had studied hard last week

He could have passed the exam

Nếu anh ấy học hành chăm chỉ vào tuần trước

Anh ấy đã có thể vượt qua bài kiểm tra

Lưu ý:

– P II là dạng quá khứ hoàn thành của động từ.Trong bảng động từ bất quy tắc, đó chính là cột thứ 3 trong bảng động từ bất quy tắc..

– Bổ ngữ có thể không có, tùy ý nghĩa của câu.

– Mệnh đề IF có thể đứng trước hoặc sau mệnh đề chính.

3. Cách sử dụng

Cấu trúc câu điều kiện loại 3 được dùng khi ta muốn đặt một giả thiết ngược lại với điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ. Và cả tình huống và kết quả đều không thể xảy ra được nữa.

Ví dụ:

– If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. [ nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp anh ta rồi] => nhưng thực sự tôi đã vắng mặt.

– If he had come to see me yesterday, I would have taken him to the movies. [Nếu hôm qua nó đến thăm tôi thì tôi đã đưa nó đi xem phim rồi.].

Nếu tôi nói được tiếng Đức thì tôi đã làm việc ở đó

4. Đảo ngữ câu điều kiện

Cấu trúc:

Had + S + Vpp, S + Would have Vpp

Ví dụ: Had he driven carefully, the accident wouldn't have happened. = If he had driven carefully, the accident wouldn't have happened.

Nếu anh ấy lái xe cẩn thận thì tai nạn đã không xảy ra

Những trường hợp khác trong câu điều kiện:

Unless = If...not [Trừ phi, nếu...không]

Ví dụ:  If you don't study hard, you can't pass the exam. = Unless you work hard, you can't pass the exam.

* Cụm Từ đồng nghĩa: Suppose / Supposing [giả sử như], in case [trong trường hợp], even if [ngay cả khi, cho dù], as long as, so long as, provided [that], on condition [that] [miễn là, với điều kiện là] có thể thay cho if trong câu điều kiện

Ví dụ: Supposing [that] you are wrong, what will you do then?

* Without: không có

Ví dụ:  Without water, life wouldn't exist. = If there were no water, life wouldn't exist.

5. Một số phương pháp học câu điều kiện nhanh nhất

  • Học những thông tin quan trọng nhất: Hãy ưu tiên ghi nhớ những ý chính, then chốt trong khối lượng thông tin mà bạn cần tiếp thu.Theo các nghiên cứu, những thông tin mà bạn tiếp thu đầu tiên và cuối cùng sẽ được ghi nhớ tốt nhất. Dựa trên kết quả này, ta có thể tổ chức, sắp xếp lại khối lượng thông tin để đưa những chi tiết quan trọng nhất về phía đầu hoặc cuối của quá trình học thuộc.
  • Ghi nhớ những thứ đối lập: Ví dụ, khi học từ vựng ngoại ngữ hãy cố gắng học theo các cặp từ đối lập như “ngày & đêm”, “Trắng & đen”. Phương pháp học này sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn.
  • Tạo mối liên kết giữa các thông tin: Hãy tạo sợi dây liên kết giữa các thông tin rời rạc mà bạn học được, dựa trên một chi tiết chung nào đó do chính bản thân quy định. Sự liên kết này có thể theo chuỗi hoặc theo cặp tùy từng trường hợp. Việc kết nối các thông tin lại với nhau sẽ giúp chúng ta khó có thể bị “lạc” mất bất kỳ dữ kiện nhỏ nào.
  • Tạo nên một câu chuyện: Trong nhiều trường hợp, bạn có thể sử dụng những thông tin mà mình vừa học được để xây dựng nên một bức tranh toàn cảnh, hoặc một câu chuyện. Từ đó, ta có thể dễ dàng nhớ lại từng dữ kiện nhỏ khi hình dung về “tập hợp” đó.

>>> Nếu vẫn chưa nắm vững kiến thức về câu điều kiện các em tìm hiểu thêm Tại đây nhé!

6. Bài tập vận dụng

  • If you ______________ a minute, I’ll come with you. [wait]
  • If we arrived at 10, we ______________ Tyler’s presentation. [miss]
  • We ______________ John if we’d known about his problems. [help]
  • If they ______________ new batteries, their camera would have worked correctly. [use]
  • If I could go anywhere, it ______________ New Zealand. [be]
  • If it rains, the boys ______________ hockey. [play]
  • If he ______________ his own vegetables, he wouldn’t have to buy them. [grow]
  • Jim ______________ whisky distilleries if he travelled to Scotland. [see]
  • Would you go out more often if you ______________ so much in the house? [not have to do]
  • She wouldn’t have yawned the whole day if she ______________ late last night. [stay up]

Đáp án:

  • wait
  • would miss
  • would have helped
  • had used
  • would be
  • won’t play
  • grew
  • would see
  • didn’t have to do
  • hadn’t stayed up

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về câu điều kiện loại 3 mà các em cần đặc biệt quan tâm.

Hẹn gặp lại các em ở bài học tiếp theo về chủ đề "đảo ngữ trong câu điều kiện" nhé.

Để được tư vấn miễn phí về lộ trình học giao tiếp cho người mất gốc, các bạn để lại thông tin tại đây để được hỗ trợ nhé!

Video liên quan

Chủ Đề