Công thức hóa học của hợp chất vô cơ

Tùy vào điều kiện ban đầu của bài toán, ta có những cách khác nhau để tìm ra CTPT của một hợp chất vô cơ. Sau đây là 4 cách thường gặp.

1. Lập CTHH của hợp chất khi biết % nguyên tố và khối lượng mol chất [PTK]:

- Đưa công thức về dạng chung AxBy hoặc AxByCz [x, y, z nguyên dương]

- Tìm MA, MB, MC…

- Ta có tỷ lệ:

\=> x, y, z => CTHH của hợp chất cần tìm.

Ví dụ : Xác định CTPT của hợp chất A biết thành phần % về khối lượng các nguyên tố là: %Ca = 40%; % C = 12%; %O = 48% và MA = 100 g.

Giải:

Đặt CTPT là CaxCyOz

Ta có tỷ lệ sau:

Thay số vào ta có:

\=> x = 1; y = 1; z = 3

Vậy CTPT là CaCO3.

2. Lập CTHH dựa vào khối lượng mol chất [PTK] và tỉ lệ về khối lượng nguyên tố.

- Đưa công thức về dạng chung AxByCz tỷ lệ khối lượng nguyên tố: a, b, c [x, y, z nguyên dương].

- Tìm MA, MB, MC, Mchất.

- Đặt đẳng thức:

- Tìm x, y, z …=> CTHH của hợp chất.

Ví dụ: Xác định CTPT của hợp chất biết thành phần % các nguyên tố lần lượt là: % H= 2,04%; % S = 32,65%; % O =65,31%.

Hợp chất vô cơ hay chất vô cơ là những hợp chất hóa học không có sự hiện diện của nguyên tử C, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Chúng tồn tại nhiều ở trong tự nhiên hoặc được con người tổng hợp. Vậy chất vô cơ là gì? Tính chất và những ứng dụng của nó trong đời sống.

Mục lục

1. Hợp chất vô cơ là gì?

Chất vô cơ là những hợp chất hóa học mà trong công thức không có mặt nguyên tử cacbon. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ trong công thức có chứa C nhưng vẫn được coi và hợp chất vô cơ như khí CO, CO2, axit H2CO3, muối cacbonat, hidrocacbonat và các carbide kim loại….

Chúng thường được tạo thành từ các quá trình địa chất nên tồn tại rất nhiều trong tự nhiên.

Hợp chất vô cơ

2. Phân loại các hợp chất vô cơ

Hợp chất vô cơ được chia thành nhiều loại khác nhau, thường bao gồm các nhóm chính sau:

- Oxide: Là hợp được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học với 1 nguyên tố là oxi, ngoại trừ hợp chất khác có flour và oxy. Công thức tổng quát chung: MxOy với M là nguyên tố khác O; x,y là chỉ số của công thức. Ví dụ: SO2, Fe2O3, CuO, BaO, P2O5,...

- Acid: Là những hợp chất hòa tan được trong nước, có công thức tổng quát là HxA. Trong đó A là gốc axit và x là hóa trị của nó. Chẳng hạn như HCl, HBr, H2SO4, HNO3, HClO4,...

Axit là hợp chất vô cơ

- Kim loại: Là những nguyên liệu chính được sử dụng chính trong các ngành luyện kim, vật liệu xây dựng hay chế tạo máy móc,... Các loại kim loại phổ biến như sắt, đồng, nhôm, bạc,...

- Base: Là những hợp chất có khả năng phân ly trong dung dịch nước tạo ra ion OH- với công thức chung là M[OH]n. Trong đó, M là kim loại, n la hóa trị của kim loại. Chẳng hạn là NaOH, KOH, Fe[OH]2, Ba[OH]2, Ca[OH]2,...

- Muối: là hợp chất hóa học được tạo thành từ cation [kim loại] và anion [gốc axit]. Chẳng hạn như NaCl, KMnO4, Na3PO4, CaCO3,...

3. Ứng dụng của hợp chất vô cơ trong đời sống

Chất vô cơ có nhiều ứng dụng rộng rãi từ công nghiệp, nông nghiệp đến đời sống hằng ngày,...

- Chế biến khoáng sản: Kim loại là nguồn nguyên liệu chính trong ngành chế biến khoáng sản, quặng.

- Tổng hợp các hóa chất cơ bản như các loại axit vô cơ, hydroxit, chất khí, oxit kim loại, kiềm, muối,... để sử dụng trong đời sống và trong sản xuất công nghiệp, phòng thí nghiệm.

- Trong nông nghiệp: Chúng là những nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất ra các loại phân bón cho cây trồng như phân NPK, phân bón vi lượng, phân bón đa nguyên tố, phân đạm, phân lân,...

Ứng dụng làm phân bón

- Điều chế muối khoáng: Trải qua quá trình phân tách, kết tinh, kết tủa, làm sạch,... từ các hợp chất vô cơ để thu được các muối khoáng có giá trị từ nguyên liệu tự nhiên.

- Vật liệu xây dựng: Tạo ra những vật liệu dùng cho ngành xây dựng thân thiện với môi trường, có khả năng chịu nhiệt, chống cháy, ăn mòn, chất xúc tác, chất tạo màu,...

- Môi trường: Điều chế ra các hóa chất xử lý các chất rắn, khí thải, nước thải công nghiệp. Do đó, nó được ứng dụng phổ biến trong ngành xử lý môi trường bởi mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng.

4. Một số đặc điểm phân biệt với hợp chất hữu cơ

Để nhận biết được hợp chất vô cơ khác gì với hợp chất hữu cơ ta cần hiểu được hợp chất hữu cơ là gì? Hợp chất hữu cơ là những hợp chất hóa học trong công thức có mặt nguyên tử Cacbon, trừ những trường hợp thuộc hợp chất vô cơ kể trên. Chúng thường được tạo thành từ quá trình sinh học và được chia thành 2 loại chính là hidrocacbon và dẫn xuất hidrocacbon. Dưới đây là bảng so sánh giữa các đặc điểm của chất vô cơ và hữu cơ.

Đặc điểm phân biệt

Chất vô cơ

Chất hữu cơ

Thành phần cấu tạo

Hầu như không có nguyên tố C trừ một số trường hợp đặc biệt. Đa dạng các nguyên tố

Chủ yếu được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N

Tính chất vật lý

- Không cháy.

- Chịu nhiệt và dẫn điện tốt

- Phần lớn là cháy được và dễ cháy.

- Khả năng chịu nhiệt, dẫn điện kém.

Tính chất hóa học

- Phản ứng diễn ra nhanh

- Phản ứng thường theo chiều hướng chậm.

- Trong cùng 1 điều kiện có thể phản ứng theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Mức độ phân ly

Đa số phân ly thành dạng ion trong các dung dịch [tùy thuộc vào độ tan của hợp chất]

Rất ít hoặc hầu như không phân ly

Ứng dụng

Là nguyên liệu sản xuất phân bón vô cơ

Là nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ

5. Mua hợp chất vô cơ, hữu cơ ở đâu?

LabVIETCHEM hiện đang phân phối các hóa chất vô cơ, hữu cơ sử dụng trong phòng thí nghiệm như Kali hydroxid, Bạc nitrat, Kẽm sulphat, Nhôm nitrat, axit Hydrocloric, Cloroform, Toluen, Xylen,... Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mua hóa chất sử dụng trong phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được ưu đãi.

Chủ Đề