Công việc ở vị trí finance là làm gì

Financial Analyst hay còn gọi là Phân Tích Viên Tài Chính, là một trong những vị trí quan trọng trong lĩnh vực tài chính. Họ chịu trách nhiệm phân tích dữ liệu tài chính, dự đoán xu hướng kinh doanh và đưa ra gợi ý chiến lược cho doanh nghiệp. Khi chia nhỏ theo từng lĩnh vực nhất định chúng ta có các công việc tiêu biểu sau đây:

  • Phân tích viên chứng khoán - Securities Analyst: là các chuyên gia tài chính - người nghiên cứu các ngành và công ty khác nhau, cung cấp các báo cáo nghiên cứu và định giá và đưa ra các khuyến nghị mua, bán hay nắm giữ chứng khoán
  • Phân tích vốn chủ sở hữu - Equity Analyst: thu thập dữ liệu về các công ty có thể đầu tư, phân tích tài liệu và xây dựng mô hình thu nhập để tiến hành định giá, đưa ra các đề xuất cho các nhà quản lý danh mục đầu tư và/hoặc khách hàng thông qua các báo cáo và thuyết trình đánh giá
  • Nhà phân tích đầu tư - Investment Analyst: là những chuyên gia tài chính có chuyên môn về định giá thông tin tài chính và đầu tư, thường là cho mục đích mua, bán và đưa ra các khuyến nghị về chứng khoán, tiền tệ, bất động sản, ...

Vai trò của Financial Analyst

Công việc ở vị trí finance là làm gì
Vai trò của Phân tích viên Tài chính

Cũng giống như một bạn Data Analyst thông thường Financial Data Analyst cũng có các công việc chính sau đây:

Xây dựng Báo cáo và Dashboard

Còn được gọi với các tên Trực quan hoá dữ liệu (Visualization), tổng hợp dữ liệu từ một hoặc nhiều nguồn thông tin lên một giao diện đồ hoạ, để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá các chỉ số. Các công cụ thông dụng trên thị trường là : Power BI (Microsoft) , Looker Studio (Google), Tableau (Salesforce).

Phân tích dữ liệu

Là công việc Đánh giá báo cáo tài chính, đánh giá rủi ro, phân tích biểu đồ và số liệu.Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về việc phân tích dữ liệu mà một Financial Analyst có thể thực hiện:

1. Phân tích Báo cáo Lợi nhuận và Lỗ (Income Statement Analysis)

  • So sánh doanh thu hàng năm hoặc hàng quý để xác định xu hướng tăng trưởng.
  • Tính toán tỷ lệ chi phí so với doanh thu để đánh giá hiệu quả chi phí.

2. Phân tích Báo cáo Tình hình Dòng Tiền (Cash Flow Statement Analysis)

  • Đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty thông qua dòng tiền hoạt động.
  • Xác định nguồn gốc của dòng tiền vào và ra.

3. Phân tích Bảng Cân Đối Kế Toán (Balance Sheet Analysis)

  • Tính toán tỷ lệ nợ tổng cộng so với vốn chủ sở hữu để đánh giá độ rủi ro tài chính.
  • Phân tích mức độ lưu động để xác định khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

4. Phân tích Định giá Công ty

  • Sử dụng phương pháp định giá dựa trên dòng tiền giảm dần (Discounted Cash Flow - DCF) để ước lượng giá trị hợp lý của một công ty.
  • So sánh tỷ lệ P/E (Price-to-Earnings) của công ty với các công ty khác trong cùng ngành.

5. Phân tích Chiến lược Đầu tư

  • Đánh giá và so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư khác nhau.
  • Phân tích rủi ro và lợi ích của danh mục đầu tư.

6. Dự báo Tài chính:

  • Sử dụng dữ liệu quá khứ và các yếu tố thị trường để dự đoán doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền tương lai.
  • Tạo các mô hình tài chính để đánh giá kịch bản kinh tế khác nhau.

7. Phân tích Rủi ro Tài chính:

  • Đánh giá độ biến động của giá cổ phiếu.
  • Phân tích rủi ro tín dụng khi cân nhắc việc cho vay hoặc đầu tư vào một công ty hoặc dự án cụ thể.

Đề xuất chiến lược

Đưa ra các giải pháp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp: cơ cấu lại danh mục tư, mua hay bán một doanh nghiệp, tối ưu hóa vốn lưu động, hedging và quản lý rủi ro, thị trường mới và cơ hội mở rộng, ...

Vậy điều gì làm nên sự khác biệt của một bạn Data Analyst thông thường và Financial Data Analyst? Đó chính là yêu cầu bên Background hay kiến thức nền tảng.

Các doanh nghiệp thường sẽ ưu tiên các bạn tốt nghiệp từ chuyên ngành tài chính vì các lý do sau đây:

  • Phân tích các chỉ số tài chính: Phân Tích Viên Tài Chính chủ yếu làm việc với số liệu và thông tin tài chính. Họ cần phân tích báo cáo tài chính, dự đoán xu hướng thị trường, và đưa ra những gợi ý và quyết định dựa trên dữ liệu tài chính. Kiến thức nền tảng về tài chính giúp họ hiểu và diễn giải những dữ liệu này một cách chính xác.
  • Hiểu biết về ngôn ngữ tài chính: Các thuật ngữ và khái niệm trong tài chính, như EBITDA, dòng tiền tự do, tỷ suất lợi nhuận ròng, và vốn hóa thị trường, không chỉ là những từ ngữ. Chúng thể hiện thông tin cần thiết để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
  • Đánh giá và phân tích rủi ro: Một trong những khía cạnh quan trọng của công việc là đánh giá rủi ro. Để làm được điều này, Phân Tích Viên Tài Chính cần phải hiểu rõ về cơ cấu tài chính, lưu chuyển tiền tệ và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.
  • Tạo lập và đánh giá mô hình tài chính: Để dự đoán và lập kế hoạch cho tương lai, Phân Tích Viên Tài Chính cần tạo ra các mô hình tài chính. Điều này đòi hỏi sự hiểu biết vững chắc về các nguyên tắc tài chính.
  • Giao tiếp và trình bày: Để trình bày thông tin tài chính cho những người không chuyên về lĩnh vực này, Phân Tích Viên Tài Chính cần phải biết cách diễn đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu, cũng như biết cách giải thích tại sao thông tin này quan trọng.

Kỹ năng cần thiết của Financial Analyst

Công việc ở vị trí finance là làm gì
Kỹ năng cần thiết của Financial Analyst

Ứng với các vai trò đã nêu ra ở trên thì chắc hẳn bạn cũng đoán được phần nào các kỹ năng cần thiết của một bạn Financial Data Analyst rồi đúng không:

  • Xây dựng Report và Dashboard tự động: Thành thục sử dụng các Tool xây dựng Báo cáo như Power BI, Looker, Tableau, ...
  • Kỹ năng phân tích và Đề xuất chiến lược: Khả năng đánh giá và so sánh dữ liệu một cách nhanh chóng, đề xuất các phương án giải quyết phù hợp.
  • Kỹ năng giao tiếp: Trình bày thông tin một cách rõ ràng, cụ thể cho các bên liên quan.

Theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì mình đánh giá phần Đề xuất chiến lược là khó nhất vì các lý do sau đây:

  1. Đòi hỏi sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế: Mặc dù Phân Tích Viên Tài Chính có nền tảng kiến thức tài chính mạnh mẽ, việc áp dụng lý thuyết vào thực tế không phải lúc nào cũng đơn giản. Thị trường và môi trường kinh doanh thay đổi liên tục và không luôn tuân theo lý thuyết cộng với việc thị trường, môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng. Một chiến lược hiệu quả hôm nay có thể không còn hiệu quả vào ngày mai. Do đó, việc đề xuất và điều chỉnh chiến lược đòi hỏi sự linh hoạt và khả năng thích nghi cao.
  2. Chịu áp lực rất lớn: Đề xuất chiến lược đôi khi liên quan đến quyết định về hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ đô la. Một lựa chọn sai lầm có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, dẫn đến việc bạn phải chịu rất nhiều áp lực từ các bên liên quan như lãnh đạo, cổ đông, và các nhà đầu tư.
  3. Dự đoán tương lai là không chắc chắn: Mọi chiến lược đều dựa trên dự đoán về tương lai. Tuy nhiên, không ai có thể dự đoán tương lai một cách chính xác 100%.
  4. Yêu cầu hiểu biết sâu rộng: Để đề xuất một chiến lược hiệu quả, Phân Tích Viên Tài Chính cần hiểu rõ không chỉ về tài chính, mà còn về ngành công nghiệp, môi trường kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh cùng nhiều yếu tố khác.

Những lý do trên chỉ ra rằng, mặc dù việc phân tích dữ liệu và thông tin tài chính là một phần quan trọng của công việc, việc chuyển hóa những phân tích đó thành những đề xuất chiến lược hiệu quả là một thách thức lớn và quan trọng.

Thị trường tuyển dụng Financial Analyst

Công việc ở vị trí finance là làm gì
Thị trường tuyển dụng Financial Analyst

Tại Việt Nam, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường tài chính, nhu cầu về Financial Analysts cũng ngày càng tăng cao. Với hơn 6 năm kinh nghiệm trong ngành, mình đánh giá đây chính là ngành có mức thu nhập rất cao với mức lương hấp dẫn từ $3000 đến $4000 ở các vị trí như:

  • Data Analyst (Các công ty về quản lý quỹ đầu tư, chứng khoán, ...)
  • Investment Analyst
  • Credit Analyst
  • Risk Analyst
  • Supply Chain Financial Analyst

Lời kết

Financial Analyst vẫn luôn là ngành hot ở các quốc gia phát triển hoặc đang phát triển như chúng ta với mức lương luôn luôn nằm trong top đầu, nên nếu bạn nào đã có Background về tài chính mà còn phân vân về cách sử dụng các Tool xây dựng Báo cáo với Dashboard thì tham khảo ngay khoá học Power BI và Looker Studio của 200Lab nhé.