Mặt trận tổ quốc việt nam thành lập năm nào năm 2024

Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 6-9-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 10-9:

Sự kiện trong nước

- Ngày 10-9-1945: Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được ủy quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Sắc lệnh số 27-SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu", khai sinh ngành hải quan Việt Nam. Từ đó, ngày 10-9 hằng năm trở thành Ngày thành lập Hải quan Việt Nam. (Theo Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan)

- Ngày 10-9-1945: Ngày thành lập Trường Chính trị Lê Duẩn. Trường Chính trị Lê Duẩn tiền thân là Trường Cán bộ Việt Minh Quảng Trị. Trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Trường Chính trị Lê Duẩn đã làm tròn nhiệm vụ mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân giao phó, đó là đào tạo và bồi dưỡng cán bộ phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. (Theo truongleduan.quangtri.gov.vn)

- Ngày 10-9-1945: Ngày truyền thống ngành Thuế Việt Nam. (Theo Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế)

- Ngày 10-9-1955: Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Theo đó, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất họp tại Hà Nội từ ngày 5 đến 10-9-1955 đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thông qua cương lĩnh nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình trong cả nước. Từ ngày thành lập, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn thống nhất về ý chí và hành động, xứng đáng là người đại diện của quần chúng nhân dân; xây dựng, tập hợp các tầng lớp nhân dân thành một khối đoàn kết, tạo thành sức mạnh để hoàn thành công cuộc giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước. (Theo TTXVN)

- Ngày 10-9-1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự phiên họp bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng. Người được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được bầu lại chức Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam.

Sau khi đại hội thông qua nghị quyết về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mới, Người đã đọc diễn văn bế mạc. Khẳng định thành công to lớn của đại hội là đề ra được đường lối của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đường lối đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, Người nêu rõ: “Đại hội lần thứ III này sẽ là nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.” Người kêu gọi các đảng viên, các chi bộ, các cấp ủy phát huy sự lãnh đạo của Đảng và tinh thần gương mẫu để thúc đẩy phong trào cách mạng sôi nổi tiến lên. Người kết luận: “Toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ. Chúng ta sáng tạo. Chúng ta xây dựng. Chúng ta tiến lên. Quyết không có lực lượng nào ngăn được chúng ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”.

Cùng ngày, Chủ tịch dự lễ nhận Huân chương Xukhê Bato của Nhà nước Mông Cổ trao tặng nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của Người. (Theo sách Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011 và sách “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử”, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật)

- Ngày 10-9-1974: Ngày thành lập Tổng cục Kỹ thuật.

- Ngày 10-9-1974: Ngày thành lập Cục Chính trị, Cục Hậu cần (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng).

Sự kiện quốc tế

- Ngày 10-9 hàng năm: Ngày Nhà giáo Trung Quốc. (Theo Tân Hoa xã)

- Từ ngày 10 đến ngày 14-9-1960: Diễn ra Hội nghị Baghdad. Tại hội nghị này, các nước sản xuất dầu mỏ Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela đã thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm đối phó với việc bán phá giá của các công ty dầu mỏ lớn. (Theo TTXVN)

- Ngày 10-9-2021, Quốc vương Mohammed VI của Morocco đã bổ nhiệm tỷ phú doanh nhân Aziz Akhannouch làm Thủ tướng sau khi đảng Tập hợp Quốc gia của Những người độc lập (RNI) của ông này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 8-9.

Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ban hành Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay). Trong suốt 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở mỗi thời kỳ cách mạng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

Tháng 02/1930, qua thời gian chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, tổ chức và cán bộ, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc; thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, vạch ra những vấn đề cơ bản về đường lối Cách mạng Việt Nam. Trong đó, có những nội dung về yêu cầu tập hợp lực lượng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Đó là cơ sở quan trọng để sau đó Đảng ta xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.

Mặt trận tổ quốc việt nam thành lập năm nào năm 2024

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng chụp ảnh kỷ niệm với các đại biểu dự Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt. (Ảnh tư liệu)

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước, ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam. Chỉ thị xác định Hội phản đế đồng minh phải bảo đảm tính công nông, đồng thời phải mở rộng tới các thành phần trong dân tộc để Mặt trận thực sự là của toàn dân và nhấn mạnh: “Giai cấp vô sản lãnh đạo cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chức được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công”.

Hội Phản đế Đồng minh là hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành về nhận thức và chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng ta. Đó cũng là cống hiến vĩ đại về lý luận và thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc, là thành quả của kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đủ trưởng thành, đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng. Sau này, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam đã trải qua nhiều hình thức và tên gọi khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng: Hội Phản đế Liên minh (03/1935 - 10/1936); Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương (10/1936 - 3/1938); Mặt trận Dân chủ Đông Dương (3/1938 - 11/1940); Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế (11/1940 - 5/1941); Mặt trận Việt Minh (thành lập từ tháng 5/1941); Mặt trận Thống nhất Việt Minh - Liên Việt… Từ ngày 31/01/1977 đến 04/02/1977 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam quyết định hợp nhất 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, lấy tên chung là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Gần một thế kỷ đã qua, với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của nhân dân, là nơi tập hợp các giai tầng xã hội vì mục tiêu lớn của dân tộc, tiêu biểu cho truyền thống đoàn kết dân tộc là biểu trưng cho lòng tự hào, tự tôn dân tộc, là trí tuệ, sức mạnh không gì lay chuyển nổi của các thế hệ người Việt Nam yêu nước trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.