Cột điện cao thế 500kv cao bao nhiêu mét năm 2024

Điện là một nguồn năng lượng thiết yếu trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên, để vận hành dòng điện an toàn, liên tục thì hành lang lưới điện luôn phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật về an toàn điện.

Trong thời gian gần đây, một số hoạt động có khả năng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, như xây dựng nhà ở, công trình nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp; vận hành các phương tiện cơ giới máy xúc, cần cẩu… thi công công trình gần lưới điện cao áp; thả diều, vật bay hoặc việc ném bắn các vật vào lưới điện cao áp;… có nguy cơ cao gây sự cố mất an toàn cho người và thiết bị công trình, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện liên tục và ổn định.

Cột điện cao thế 500kv cao bao nhiêu mét năm 2024
Ảnh minh họa về vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm hành lang an toàn lưới điện, góp phần nâng cao chất lượng vận hành hệ thống điện, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Công ty Điện lực Bắc Ninh (PC Bắc Ninh) đã tích cực tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân khách hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân khách hàng hiểu và nắm được các quy định của Chính phủ chung tay cùng ngành điện bảo vệ an toàn cho lưới điện.

Dưới đây là những điều cần biết về hành lang an toàn lưới điện cao áp

Theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện thì lưới điện cao áp có điện áp danh định từ 6kV trở lên và gồm có: đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm và trạm điện. Lưới điện cao áp này phải có hành lang bảo vệ an toàn trong quá trình vận hành.

Nghị định nêu rõ, hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được thiết lập bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hành lang. Trong đó, chiều dài hành lang đường dây dẫn điện trên không được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm biến áp này đến vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.

Chiều rộng hành lang đường dây dẫn điện trên không được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnhvới cấp điện áp đến 22kV dây bọc là 1 mét, dây trần là 2 mét; cấp điện áp 35kV dây bọc là 1,5 mét, dây trần là 3 mét; cấp điện áp 110kV dây trần là 4 mét; cấp điện áp 220kV dây trần là 6 mét và cấp điện áp 500kV dây trần là 7 mét.

Chiều cao hành lang đường dây dẫn điện trên không được tính từ đáy móng cột đến điểm cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng với cấp điện áp đến 35kV là 2 mét, cấp điện áp 110kV là 3 mét, cấp điện áp 220kV là 4 mét và cấp điện áp 500kV là 6 mét.

Còn hành lang bảo vệ an toàn các loại cáp đi trên mặt đất hoặc treo trên không được giới hạn về các phía là 0,5 mét tính từ mặt ngoài của sợi cáp ngoài cùng.

Với đường cáp điện ngầm thì hành lang bảo vệ an toàn cũng được thiết lập bởi chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Trong đó, chiều dài hành lang đường cáp điện ngầm được tính từ vị trí cáp ra khỏi ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm này đến vị trí vào ranh giới phạm vi bảo vệ của trạm kế tiếp.

Chiều rộng hành lang đường điện cáp ngầm được giới hạn bởi mặt ngoài của mương cáp (đối với cáp đặt trong mương cáp). Còn đối với cáp đặt trực tiếp trong đất hoặc trong nước thì hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng cách mặt ngoài của vỏ cáp hoặc sợi cáp ngoài cùng về hai phía của đường cáp điện ngầm như sau: nếu cáp đặt trực tiếp trong đất, đối với đất ổn định thì khoảng cách về hai phía là 1 mét, đối với đất không ổn định thì khoảng cách về hai phía là 1,5 mét; nếu cáp đặt trong nước, nơi không có tàu thuyền qua lại thì khoảng cách về hai phía là 20 mét và nơi có tàu thuyền qua lại thì khoảng cách về hai phía là 100 mét.

Về hành lang bảo vệ an toàn trạm điện được quy định: đối với trạm điện không có tường rào bao quanh thì hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện có cấp điện áp đến 22kV là 2 mét, cấp điện áp 35kV là 3 mét; đối với trạm điện có tường hoặc hàng rào cố định bao quanh thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến điểm ngoài cùng của móng, kè bảo vệ tường hoặc hàng rào./.

(PLVN) - 2 cột điện cao nhất Việt Nam (tính đến thời điểm này) nối 2 bờ sông Hậu là 2 điểm cột có ảnh hưởng lớn nhất đến tiến độ xây dựng đường dây 500 kV Sông Hậu - Đức Hòa. Thi công 2 cột này là thách thức cực lớn của đội ngũ xây lắp các công trình điện.

Gần 4 tháng mới đổ xong móng cột

Ông Đặng Phan Tường - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho biết, 2 vị trí cột 05, 06 vượt sông Hậu của đường dây (ĐD) 500 kV Sông Hậu - Đức Hòa là 2 cột điện cao nhất ở Việt Nam từ trước tới nay. Cột có chiều cao 175m, 2 cột cách nhau 1.378 m.

Do việc thi công lắp dựng cột cũng như kéo dây tại 02 vị trí này rất khó khăn, phức tạp, cần nhiều thời gian nên việc hoàn thành khoảng néo có 02 cột này ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ chung của cả dự án.

EVNNPT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Nam (SPMB - đơn vị quản lý dự án) và Công ty Truyền tải điện 4 (đơn vị tư vấn giám sát) tập trung phối hợp và hỗ trợ Công ty CP Xây lắp điện 1 (PCC1) thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng cho 2 vị trí này, cũng như toàn bộ dự án.

Theo ông Võ Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc PCC1, do vị trí 2 cột gần bờ sông, nên mặt bằng thi công rất chật hẹp, khó khăn cho việc tập kết vật liệu, ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công. Mỗi vị trí có hơn 1.000m3 bê tông nên mất gần 4 tháng mới đổ xong móng cột.

Để vận chuyển cột (trọng lượng khoảng 800 tấn/cột) đến vị trí, PCC1 đã phải thuê xà lan loại lớn vận chuyển và sử dụng 2 xe cẩu (loại 450 tấn và 50 tấn) để phục vụ thi công.

Tuy nhiên, xe cẩu 450 tấn cũng chỉ hỗ trợ thi công lắp dựng cột đến độ cao 100m. Phần cột cao hơn, PCC1 phải lắp dựng thủ công. Điều đáng lo lắng là khi thi công trên cao, do ảnh hưởng của gió nên cột có độ rung lớn, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình thi công. Do vừa kết hợp phương tiện vừa sử dụng biện pháp thủ công, mỗi vị trí cột này, PCC1 phải lắp dựng trong vòng 2 tháng mới hoàn thành.

Dùng thiết bị bay rải dây… mồi để kéo dây

Ông Quang cũng cho biết, khoảng cách giữa 2 cột 05 và 06 vượt sông Hậu là 1.378 m, nhưng cả khoảng néo kéo dây dài đến gần 2.900m.

Trong khi đó sông Hậu là đường vận chuyển quốc tế do Cảng vụ miền Nam quản lý. Đoạn sông này thường xuyên có tàu lớn di chuyển, việc thi công kéo dây dẫn, dây chống sét, cáp quang sẽ được PCC1 sử dụng thiết bị bay Navi flycam để rải dây mồi phục vụ kéo dây cho khoảng cột này.

“Chúng tôi đang phấn đấu hoàn thành kéo dây khoảng cột này trước ngày 15/12/2019 để bàn giao cho chủ đầu tư chuẩn bị đóng điện giai đoạn 1” - Ông Quang nhấn mạnh.

Ông Trương Hữu Thành, Giám đốc SPMB cho biết, hiện nay, SPMB đang tập trung hoàn thành đóng điện giai đoạn 1 ĐD 500 kV Sông Hậu - Đức Hòa vào giữa tháng 12/2019 để cấp điện phục vụ Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1 phát điện thử nghiệm.

Giai đoạn 1 dài 36,65 km, bao gồm 78 vị trí, đến nay các nhà thầu thi công đã đúc xong 78/78 vị trí móng, dựng xong 64/78 cột và đang tiến hành kéo dây. Giai đoạn 2 còn 96,35 km, với 190 vị trí cột, SPMB đã bàn giao được 24 vị trí móng, phê duyệt phương án bồi thường cho 164 hộ, đang kiểm đếm áp giá đền bù cho 1.958 hộ dân và dự kiến đóng điện giai đoạn 2 vào cuối năm 2020.