Crt là thư viện chứa các lệnh gì

Trong một chương trình Pascal, cách khai báo thư viện nào sau đây là đúng?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Trong một chương trình Pascal, để khai báo thư viện ta dùng từ khóa Uses, sau đó là tên các thư viện được cách nhau bởi dấu phẩy.

Câu hỏi liên quan

Trong Pascal cách đặt tên nào sau đây là đúng?

Trong Pascal cách đặt tên đúng trong các lựa chọn là baitap1.

Giải thích:

Tên trong Pascal được đặt theo quy tắc sau đây:

- Chỉ bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới;

- Không bắt đầu bằng chữ số;

Độ dài theo quy định của trình dịch [Turbo Pascal không quá 127 kí tự, Free Pascal không quá 255 kí tự].

Trong Pascal, thư viện CRT là nơi chứa các chương trình con liên quan đến việc quản lí và khai thác màn hình, bàn phím của máy tính. Dùng các thủ tục của thư viện này, người lập trình có thể điều khiển việc đưa dữ liểu ra màn hình, xây dựng các giao diện màn hình và bàn phím, dùng bàn phím điều khiển chương trình…

Đáp án: A

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong một chương trình Pascal, cách khai báo thư viện nào sau đây là đúng?

Câu 2:

Trong Pascal, thủ tục nào sau đây dùng để đặt màu cho nền của màn hình?

Câu 3:

Trong Pascal, thư viện Dos là nơi chứa các thủ tục ...

Câu 4:

Trong Pascal, các hàm, thủ tục liên quan đến đồ họa được chứa trong thư viện nào sau đây?

Câu 5:

Trong Pascal, Nếu màn hình đang ở chế độ đồ họa muốn trở về chế độ văn bản thì ta phải gọi thực hiện thủ tục nào sau đây?

Câu 6:

Trong Pascal, để gọi thủ tục xóa màn hình, cách gọi nào sau đây là đúng?

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây đúng về Thư viện các chương trình con chuẩn?

Câu 8:

Trong chế độ đồ họa của Pascal, muốn di chuyển con trỏ đến vị trí điểm có tọa độ [x,y], ta phải gọi thực hiện thủ tục nào sau đây?

Trong một chương trình Pascal thì phần khai báo là một phần không thể thiếu, trong phần này chúng ta sẽ phải liệt kê ra các dạng dữ liệu mà chúng ta sẽ sử dụng trong chương trình để hệ điều hành có thể cấp bộ nhớ cho từng kiểu dữ liệu mà chúng ta muốn sử dụng. Trong bài viết lần này, Vivu sẽ giúp các bạn tìm hiểu vê phần khai báo khi viết một chương trình Pascal.

{Phần tiêu đề} PROGRAM Tên_chương_trình; {Phần khai báo} USES .......; CONST ......; TYPE .......; VAR .......; PROCEDURE .......; FUNCTION .......; {Phần thân chương trình} BEGIN ........ END. Trên đây là một cấu trúc chương trình Pascal hoàn chỉnh. Như đã thấy, phần khai báo nằm ở dưới phần tiêu đề chương trình và gồm 6 phần, trong 6 phần này thì hai phần cuối cùng là chương trình con, mình sẽ có bài viết về nó sau.

Ở chương trình Free Pascal thì thứ tự của 4 phần đầu trong phần khai báo có thể đổi chỗ cho nhau, còn ở Turbo Pascal thì bắt buộc phải viết theo thứ tự.

Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về phần đầu tiên: USE + ;

Đây là phần chúng ta có thể gọi những thư viện được lập trình có sẵn trong trình dịch, khi gọi các thư viện này thì chúng ta có thể giảm bớt được thao tác lập trình hoặc sử dụng một vài chức năng đặc biệt của trình dịch.

Ví dụ về chức năng của các thư viện thường dùng:

crt : có thể sử dụng được các lệnh thao tác trên màn hình [vd: lệnh clrscr: xóa màn hình, ….]

math: thư viện chứa các hàm toán học, ta có thể giảm bớt được thao tác tính max, min, … trong chương trình

sysutils : khi gọi thư viện này ta có thể tương tác chương trình với Windows

graph : thư viện về đồ họa

Tiếp theo là phần khai báo hàm hằng: CONST + = ;

Chắc các bạn cũng biết hằng số là gì, Pascal đưa ra khai báo CONST cũng để khai báo những hằng số không thể thay đổi trong toàn chương trình của bạn.

Ví dụ:

CONST Pi = 3.14; {Khai báo hằng số Pi cho chương trình}

Tiếp đến là phần khai báo định nghĩa kiểu dữ liệu mới: TYPE + = ;

Trong phần này chúng ta có thể khai báo thêm các kiểu dữ liệu mới khác những kiểu dữ liệu có sẵn trong Pascal [mình sẽ có bài viết về các kiểu dữ liệu trong Pascal]. Ví dụ:

TYPE MauSac = [do, cam, vang, luc, lam, cham, tim];

Trong ví dụ mình đã khai báo một kiểu mới gồm các màu sắc. Ngoài ra cũng có nhiều kiểu khai báo khác, mình sẽ giới thiệu chi tiết trong những bài viết sau.

Cuối cùng đó là khai báo biến VAR + : ;

Đầy là phần khai báo cơ bản nhất của mọi chương trình, những phần trên có thể không có nhưng đây là phần nhất định phải có. Khi các bạn liệt kê ra các biến dùng trong chương trình Pascal thì Hệ điều hành sẽ cấp cho bạn một số lượng bộ nhớ để lưu biến theo từng kiểu dữ liệu mà bạn đã khai báo.

Ví dụ:

VAR Mau : MauSac; {Kiểu màu sắc đã khai báo ở trên} So_nguyen : integer; {Kiểu số nguyên} Ki_tu : Char; {Kiểu kí tự} Trên đây là bài tìm hiểu về phần khai báo trong lập trình Pascal, các bạn hãy theo dõi blog thường xuyên để cùng mình tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình Pascal nhé. Chúc các bạn học tốt.

Chủ Đề