CT GDPT môn Tiếng Anh 3 12 là chương trình được xây dựng theo hướng mở linh hoạt

MENU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Lãnh đạo ngành
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Đơn vị trực thuộc
    • Thành tựu - phát triển
    • Đảng, đoàn thể
    • Hội khoa học Tâm lý và Giáo dục
    • Các tổ chức hội
      • Hội cựu Giáo chức
    • Đảng ủy Sở
    • Công đoàn ngành
    • Phòng Giáo dục Trung học
    • Phòng Tổ chức cán bộ
    • Phòng giáo dục chuyên nghiệp giáo dục thường xuyên
    • Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục
  • Thông tin thi
  • Tin tức - Sự kiện
  • Chuyên môn
  • Khuyến học - khuyến tài
  • Nghiên cứu khoa học
  • Văn bản
    • Phòng Tổ chức Hành chính
    • Thanh tra
    • Phòng kế hoạch tài chính
    • Giáo dục tiểu học
    • Giáo dục mầm non
    • Giáo dục trung học
    • Phòng GDCN - GDTX
    • Khảo thí & QLCLGD
    • Công Đoàn
    • Chỉ đạo điều hành
    • Hội Cựu Giáo chức
    • Hội khoa học và tâm lý giáo dục
    • TT HTCTTVB&GDNG
  • Góp ý dự thảo văn bản
  • Liên hệ hỏi đáp
  • Thủ tục hành chính

>>>> TIN VẮN

"Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Nhâm Dần 2022!" -- "Nhiệt liệt chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam [3/2/1930-3/2/2022]!

Chi tiết tin

Your browser does not support the audio element.
Chương trình GDPT mới: Quy định lại vai trò GV, HS trong dạy học tiếng Anh theo chương trình mới
02/01/2019 - Lượt xem: 9599

Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12.

Ở cấp tiểu học [lớp 3-5], việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.

Ở cấp THCS, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.

Ở cấp THPT, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.

Hệ thống các chủ điểm, chủ đề

Nội dung dạy học trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: hệ thống các chủ điểm [khái quát], các chủ đề [cụ thể]; các năng lực giao tiếp liên quan đến các chủ điểm, chủ đề; danh mục kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp]. Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ điểm, chủ đề.

Về hệ thống chủ điểm: Nội dung Chương trình GDPT môn Tiếng Anh được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm phù hợp với mỗi cấp học. Các chủ điểm liên quan chặt chẽ với nhau và được thiết kế lặp lại có mở rộng qua các năm học ở mỗi cấp học, theo hướng đồng tâm xoắn ốc nhằm củng cố và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh.

Tên gọi của các chủ điểm có thể được thay đổi theo cấp học nhằm đáp ứng nhu cầu, mối quan tâm, hứng thú của học sinh cũng như yêu cầu hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học.

Các chủ điểm gợi ý trong dạy học môn Tiếng Anh ở các cấp học là: Cấp tiểu học [Em và những người bạn của em, Em và trường học của em, Em và gia đình em, Em và thế giới quanh em]; cấp THCS [Cộng đồng của chúng ta, Di sản của chúng ta, Thế giới của chúng ta, Tầm nhìn tương lai]; cấp THPT [Cuộc sống của chúng ta, Xã hội của chúng ta, Môi trường của chúng ta, Tương lai của chúng ta].

Hệ thống chủ đề được xây dựng trên cơ sở các chủ điểm. Mỗi chủ điểm bao gồm nhiều chủ đề để có thể bao phủ 1155 tiết học. Các chủ điểm và chủ đề có mối liên quan chặt chẽ với nhau, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và môi trường sinh hoạt, học tập của học sinh.

Các chủ đề được lựa chọn theo hướng mở, phù hợp với các giá trị văn hoá, xã hội của Việt Nam, đảm bảo tính hội nhập quốc tế và phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực giao tiếp quy định cho mỗi cấp học.

Người biên soạn tài liệu dạy học và giáo viên có thể điều chỉnh, bổ sung các chủ đề sao cho phù hợp với chủ điểm, đáp ứng nhu cầu, sở thích và khả năng học tập của học sinh để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình.

Quy định lại vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học

Phương pháp giáo dục chủ đạo trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Hai đường hướng chủ đạo này quy định lại vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học.

Trong đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, giáo viên đảm nhiệm nhiều vai trò, trong đó bốn vai trò sau đây được cho là nổi bật: người dạy học và nhà giáo dục; người cố vấn; người tham gia vào quá trình học tập; người học và người nghiên cứu.

Những vai trò đã nêu trên đòi hỏi giáo viên có trách nhiệm xây dựng ý thức học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được trách nhiệm của mình với tư cách là những người học và về mục đích học tập của mình, giúp học sinh lựa chọn các phương pháp học tập phù hợp, giúp học sinh có quan niệm toàn diện về thế nào là biết một ngoại ngữ.

Khía cạnh thứ nhất liên quan đến việc xây dựng động cơ học ngoại ngữ đúng đắn cho học sinh, những cố gắng mà các em sẵn sàng bỏ ra để học tập, thái độ của các em đối với tiếng Anh.

Khía cạnh thứ hai bao gồm việc giúp học sinh phát triển sự hiểu biết của mình về việc học tiếng Anh nhằm những mục đích gì, trên cơ sở đó đề ra những mục tiêu phù hợp trong từng giai đoạn học tập.

Khía cạnh thứ ba liên quan đến việc giúp học sinh xây dựng phong cách hay phương pháp học đúng đắn, có các chiến lược học tập phù hợp để đạt kết quả học tập cao nhất và các hoạt động khác nhau có thể thúc đẩy quá trình học tập trên lớp cũng như ở ngoài lớp.

Khía cạnh thứ tư yêu cầu giáo viên, thông qua giảng dạy, giúp học sinh hiểu được khái niệm thế nào là biết một ngoại ngữ; nghĩa là ngôn ngữ được cấu tạo và sử dụng như thế nào trong các tình huống giao tiếp.

Trong đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp, học sinh phải được tạo điều kiện tối đa để thực sự trở thành người đàm phán tích cực và có hiệu quả với chính mình trong quá trình học tập, người đàm phán tích cực và có hiệu quả với các thành viên trong nhóm và trong lớp học, người tham gia vào môi trường cộng tác dạy - học.

Điều kiện thực hiện Chương trình

Để việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh đạt hiệu quả, cần bảo đảm các điều kiện cơ bản về giáo viên, cơ sở vật chất.

Cụ thể, đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Giáo viên phải được tập huấn đầy đủ để triển khai Chương trình này. Đối với giáo viên đã đạt chuẩn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng giáo viên cần được tổ chức thường xuyên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học do Chương trình quy định.

Giáo viên cần được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học; cần được bồi dưỡng năng lực đánh giá sách giáo khoa, tài liệu dạy học nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra quy định cho mỗi cấp học.

Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh cần tham khảo Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh để đảm bảo chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu thực tế.

Cần tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực thiết kế các hoạt động đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ phù hợp, hỗ trợ học sinh phát triển năng lực giao tiếp theo các cấp độ của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùngcho Việt Nam.

Về cơ sở vật chất: Đảm bảo các điều kiện tối thiểu về sách giáo khoa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, trang bị máy tính, màn hình và đầu chiếu, phần mềm dạy học tiếng Anh; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học tiếng Anh. Số lượng học sinh cho một lớp học không vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT.

Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết
Tương phản
Đánh giá bài viết[0/5]
Tin liên quan
Chia sẻ bài viết qua mail
Email người gửi: *

Email người nhận: *

Tiêu đề: *

Nội dung *
Liên kết: Gửi


Văn bản mới
Văn bản mới

VĂN BẢN MỚI
168/SGDĐT-TCHC: V/v triển khai Công văn số 336/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 27/01/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cong_van_trien_khai_cv_336_cua_Bo_GDDT_2022.pdf[71-lượt]
CV_UB_giao_2022.pdf[50-lượt]
CV_336_cua_Bo_GD_2022.pdf[81-lượt]
164/SGDĐT-TCHC: V/v triển khai Thông tư Bãi bỏ một số văn bản QPPL do Bộ trưởng BGDĐT ban hành trong lĩnh vực giáo dục
trien_khai_thong_tu_BGDDT_136.pdf[25-lượt]
47_2021_TT_BGDDT_2022.PDF[29-lượt]
V/v thông tin về kỳ thi ĐGNL ĐHQG-HCM năm 2022
2.-Danh-sach-don-vi-su-dung-ket-qua-thi-DGNL-2022.pdf[19-lượt]
So-Giao-duc-va-Dao-tao-Tien-Giang.pdf[17-lượt]
1.-Thong-tin-ky-thi-DGNL-DHQG-HCM-2022.pdf[20-lượt]
17/KH-SGDĐT: Kế hoạch thực hiện Công tác Vì sự tiến bộ của phụ nữ và Bình đẳng giới năm 2022
KH_VSTBPN_va_BDG_2022_2022.pdf[15-lượt]
72/QĐ-SGDĐT: Quyết định về việc công nhận kết quả trúng tuyển, kỳ thi tuyển viên chức các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo năm 2022.
QD_CNKetqua_40Thisinh.pdf[170-lượt]
DS_Trungtuyen_40thisinh.pdf[209-lượt]
Xem tất cả >>

Liên kết
Liên kết

Liên kết website Bộ Giáo dục và Đào tạo UBND tỉnh Tiền Giang Mail Moet.edu.vn Viễn thông Tiền Giang Hội Khoa học Tâm và Giáo dục Tiền Giang Một cửa Tiền Giang

Thống Kê Truy Cập
Thống Kê Truy Cập

Đang truy cập:
-
Hôm nay:
-
Tuần hiện tại:
-
Tuần trước:
-
Tháng hiện tại:
-
Tháng trước:
-
Tổng lượt truy cập:
-
​​

Video liên quan

Chủ Đề