Cumulative update for windows 10 là gì năm 2024

Trong thông báo mới nhất, Microsoft xác nhận phiên bản 22H2 sẽ là cập nhật lớn cuối cùng của hệ điều hành Windows 10, tuy nhiên nền tảng vẫn nhận hỗ trợ và nâng cấp bảo mật tới hết ngày 14.10.2025. Đây cũng là thời điểm Windows 10 chính thức bị "khai tử".

22H2 phát hành lần đầu vào tháng 10.2022 và tới tháng 11.2022 được cài trên gần như toàn bộ máy tính sử dụng Windows 10. Cập nhật này khả dụng cho mọi phiên bản Windows 10 từ Home, Pro, Enterprise, Education, Pro Education, Pro for Workstations, IoT Enterprise. Theo khảo sát của Valve công bố tháng 3.2023, hơn 73% máy tính chạy Windows trên thế giới vẫn sử dụng phiên bản 10.

Cumulative update for windows 10 là gì năm 2024

Windows 10 tới nay đã hơn 7 năm tuổi

Chụp màn hình

Với kế hoạch trên, Microsoft đồng thời khuyến cáo người dùng sớm nâng cấp máy tính lên phiên bản Windows 11 vì "Windows 10 sẽ không có thêm tính năng mới nào trong tương lai". Hệ điều hành Windows 11 phát hành chính thức đã hơn một năm rưỡi nên không có gì lạ khi nhà phát triển bắt đầu dừng các kế hoạch đối với phiên bản cũ hơn.

Tuy nhiên, sẽ có ngoại lệ là bản Windows 10 LTSC sẽ tiếp tục nhận cập nhật sau thời điểm tháng 10.2025 vì thiết kế vòng đời đặc biệt hơn. Theo lộ trình, phiên bản này sẽ dừng cập nhật quan trọng vào tháng 1.2027, trong khi IoT Enterprise thôi hỗ trợ từ tháng 1.2032. Trong nửa cuối năm 2024, Microsoft có kế hoạch ra mắt Windows 11 Enterprise LTSC và Windows 11 IoT Enterprise LTSC.

Windows 10 lần đầu ra mắt năm 2015, trong suốt hơn 7 năm hoạt động, nền tảng này thường xuyên được chăm chút và đều đặn tung ra các bản cập nhật, trong đó update bảo mật gần như có mỗi tháng. Đã có thời điểm có tới 2 bản cập nhật lớn của Windows 10 mỗi năm trước khi giảm về 1 và gần như không có thêm gì mới kể từ khi thế hệ kế cận xuất hiện. Tháng 1 vừa qua, Microsoft đã dừng bán bản mềm của hệ điều hành này.

Vừa rồi đã có một loạt người dùng phàn nàn về việc bản cập nhật Patch Tuesday Cumulative Update của tháng 8/2020 đã gây ra nhiều lỗi nghiêm trọng trong quá trình sử dụng. Theo báo cáo của WindowsLatest thì đã có rất nhiều người phản ánh rằng hiệu năng máy tính của họ bị ảnh hưởng, hoặc tệ hơn là bị crash màn hình xanh (BSOD) luôn.

Bản cập nhật này có tên là KB4566782 và nó được tung ra vào ngày 11/08/2020. Ban đầu thì nó bị dính lỗi khiến người dùng không tài nào cài được bản cập nhật này lên PC của họ, nhưng giờ đây thì vấn đề đã trở nên nghiêm trọng hơn. Một người đã phàn nàn trên Microsoft Answers rằng bản preview 19041.450 và 19041.423 hồi tháng trước đã khiến chiếc Thinkpad X390 gặp lỗi nghiêm trọng khi cài Hyper-V. Camera Windows Hello thì không hoạt động, còn máy thì bị lỗi màn hình xanh khi vào chế độ Sleep hoặc khi chạy Lenovo Vantage. Một người khác thì cho biết bản cập nhật tháng 8/2020 đã khiến camera hồng ngoại (IR) trên laptop X1EG2 bị hư, và khi chạy Lenovo Vantage thì bị máy tính bị BSOD.

Cumulative update for windows 10 là gì năm 2024

Còn về vấn đề hiệu năng thì nó bao gồm hệ thống chạy ì ạch, thời gian boot lâu hơn, fps khi chơi game bị giảm, ổ cứng rời không hoạt động, và File Explorer chạy chậm. Ngoài ra người dùng Windows 10 còn phản ánh rằng khi họ mở một cái gì đó lên là màn hình bị đơ mất vài giây; chẳng hạn như khi mở một thư mục, video, nhạc, code editor, giả lập Android, hoặc Adobe XD là đều bị hết. Do đó, họ phải tốn hàng giờ để cài lại mọi thứ.

Nếu máy tính của anh em cũng bị lỗi tương tự sau khi cài bản cập nhật Cumulative Update tháng 8 thì anh em có thể xóa bản cập nhật này đi và tạm thời dừng việc cập nhật lại cho đến khi Microsoft sửa xong lỗi này nhé.

Em cảm thấy mọi tác vụ đều nhanh nhẹn khi lên win 11, nhưng duy chỉ có explorer là thao tác bị load lại khi khởi động lại máy, cũng như có phần ì ạch hơn win 10. Các bác có thấy thế không ạ.

Microsoft gọi các bản cập nhật B, C, D nói trên là "các bản cập nhật chất lượng" (quality update), và mỗi bản sẽ được tung ra một lần mỗi tháng. Điều đó giúp phân biệt chúng với các "bản cập nhật tính năng" lớn như October 2018 Update và 19H1 vốn được tung ra một lần mỗi 6 tháng, thường vào mùa Xuân hoặc Thu.

Các bản cập nhật chất lượng có đặc tính "tích luỹ", có nghĩa là chúng chứa mọi bản vá từ các bản cập nhật trước đó. Do đó, khi bạn cài đặt bản cập nhật tích luỹ tháng 12, bạn sẽ có mọi bản vá bảo mật từ tháng 12 cũng như mọi thứ khác từ các bản cập nhật tháng 11 và tháng 10, ngay cả khi bạn chưa cài các bản cập nhật đó truóc đây.

Và, nếu bạn đang cập nhật một PC mới, bạn chỉ cần cài đặt một gói cập nhật tích luỹ lớn mà thôi. Bạn không cần phải cài lần lượt nhiều bản cập nhật và khởi động lại sau mỗi lần cài chúng.

Nghe có vẻ hay, nhưng cách Microsoft thực hiện với các bản cập nhật C và D đơn giản là ngớ ngẩn. Microsoft đánh lừa những người mà họ gọi là "seeker" (những kẻ tìm kiếm) cài đặt các bản cập nhật trước khi chúng được thử nghiệm đầy đủ. Nhưng hầu như không ai trong số các seeker này nhận ra mình đang đăng ký trở thành các seeker cả!

Bản cập nhật B: Patch Tuesday

Cumulative update for windows 10 là gì năm 2024

Các bản cập nhật lớn mà hầu hết chúng ta đã quen thuộc được tung ra vào ngày thứ 3 thứ hai của tháng, gọi là "Patch Tuesday". Chúng được gọi là các bản cập nhật B bởi được tung ra vào tuần thứ 2 của tháng. Điều đó giải thích tại sao không hề có các bản cập nhật A, khi mà Microsoft thường không tung ra các bản cập nhật vào tuần đầu tiên của mỗi tháng.

Các bản cập nhật B là các bản cập nhật quan trọng nhất, chứa các bản vá bảo mật mới. Chúng còn chứa các bản vá bảo mật được tung ra trước đó, trong các bản B đi trước, cũng như các bản vá lỗi trong các bản cập nhật C và D đi trước.

Đây là loại Windows Update chính, quan trọng nhất. Các nhà quản trị hệ thống có thể dự đoán trước được khi nào các bản cập nhật B sẽ xuất hiện.

Bản cập nhật C và D: các bản cập nhật preview "tuỳ chọn"

Các bản cập nhật C và D lần lượt được tung ra vào tuần thứ 3 và thứ 4 của tháng. Chúng không bao gồm bất kỳ bản cập nhật bảo mật mới nào.

Những bản cập nhật này chỉ bao gồm các bản vá lỗi mới và các cải tiến liên quan các vấn đề không mang tính bảo mật khác. Microsoft cho biết các bản cập nhật C và D là "tuỳ chọn", và Windows Update sẽ không tự động cài đặt chúng lên PC của bạn.

Theo Microsoft, bản cập nhật D thường bao gồm chủ yếu các bản cập nhật phi bảo mật, cho mọi người vài tuần để thử nghiệm chúng trước khi các bản vá phi bảo mật này được tung ra rộng rãi trong bản cập nhật B tiếp theo. Microsoft đôi lúc tung ra các bản cập nhật C vào tuần thứ 3 của tháng cho Windows 7, 8.1, và các phiên bản cũ hơn của Windows 10, nhằm cho mọi người thêm thời gian để thử nghiệm chúng.

Các bản cập nhật C và D thường dành cho những seeker bất đắc dĩ

Cumulative update for windows 10 là gì năm 2024

Đây là lúc mọi thứ trở nên ngớ ngần: Windows Update không tự động cài đặt các bản cập nhật C và D trên hầu hết các PC. Tuy nhiên, nó sẽ cài chúng khi bạn lò mò vào Settings > Update & Security > Windows Update và nhanh nhảu bấm nút "Check for Updates". Đối với Microsoft, sau khi bấm xong nút này, bạn đã trở thành một seeker muốn thử nghiệm các bản cập nhật trước khi hầu hết người dùng Windows có được chúng. Microsoft đã tiết lộ thông tin động trời này trong một bài đăng blog gần đây của hãng.

Do đó, nếu bạn bấm "Check for Updates" trong tuần thứ 3, 4, hay 1 của tháng, trước khi bản cập nhật B tiếp theo được tung ra, bạn sẽ nhận được một bản cập nhật C hoặc D. Nếu bạn không bao giờ bấm "Check for Updates", bạn sẽ luôn nhận được các bản cập nhật B vốn được thử nghiệm kỹ hơn nhiều.

Sau khi các bản cập nhật này được thử nghiệm bằng cách "được" bất đắc dĩ cài đặt lên PC Windows 10 và Microsoft đã xác nhận chúng ổn định, các bản vá lỗi trong các bản cập nhật này sẽ xuất hiện trong bản cập nhật B tiếp theo. Các bản cập nhật C và D về cơ bản là một chương trình thử nghiệm beta cho các bản cập nhật B xuất hiện trên các PC ổn định.

Nói cách khác, Microsoft đang sử dụng những người bấm nút "Check for Updates" để làm beta tester cho các bản vá chất lượng thay vì dựa vào chương trình Windows Insider và nhóm Release Preview. Quả là kinh khủng, và đó là một quyết định tồi tệ chẳng kém việc Microsoft tung ra bản cập nhật October 2018 bất ổn định đến nhiều người dùng Windows 10 không hề muốn nó.

Đây không chỉ là quan ngại trên lý thuyết. Microsoft mới đây đã phải chặn KB4467682, một bản cập nhật D gây ra lỗi màn hình xanh trên Surface Book 2. Những người chưa bao giờ bấm "Check for Updates" và chỉ sử dụng các bản cập nhật B sẽ không gặp vấn đề gì.

Microsoft đã luôn lặp đi lặp lại rằng chỉ "những người dùng cao cấp" mới nên bấm nút "Check for Updates", nhưng lời cảnh báo đó chỉ xuất hiện trên các bài đăng blog mà chỉ những người dùng cao cấp đọc mà thôi. Màn hình WIndows Update tren Windows 10 chẳng hề hiển thị cảnh báo như vậy. Kỳ lạ, nhưng đó lại là cách Windows 10 vận hành ngay lúc này.

Các bản cập nhật "ngoại lệ": chỉ bao gồm các bản vá khẩn cấp

Cumulative update for windows 10 là gì năm 2024

Microsoft còn thỉnh thoảng tung ra các bản cập nhật "ngoại lệ". Chúng là những bản vá khẩn cấp không tuân thủ bất kỳ lịch trình ra mắt thông thường nào cả.

Ví dụ, nếu có một lỗi bảo mật lớn mới được phát hiện, cần phải vá ngay lập tức, hay một vấn đề khiến một vài PC Windows 10 bị lỗi màn hình xanh, Microsoft sẽ vá nó ngay bằng một bản vá tức thời. Có nghĩa là mọi người sẽ nhận được bản vá sớm nhất có thể.

Các bản vá trong các bản cập nhật ngoại lệ cũng sẽ xuất hiện trong bản cập nhật tích luỹ tiếp theo. Do đó, nếu một bản cập nhật ngoại lệ được tung ra vào cuối tháng 12, nó sẽ xuất hiện trong bản cập nhật B tháng 1 vào Patch Tuesday.

Các bản cập nhật tính năng: các bản cập nhật lớn ra mắt mỗi 6 tháng

Cumulative update for windows 10 là gì năm 2024

Ngoài ra, chúng ta còn có "các bản cập nhật tính năng" - những bản nâng cấp lớn dành cho Windows 10 và được tung ra mỗi 6 tháng. Chúng khác với các bản cập nhật chất lượng hàng tháng. Chúng về cơ bản là một phiên bản mới hoàn toàn của Windows 10, và Microsoft dần dần tung chúng ra cho các PC.

Bản cập nhật lớn gần đây nhất là October 2018 Update, vốn "nhảy cóc" giai đoạn Release Preview và không được người dùng Windows Insiders thử nghiệm kỹ càng trước khi Microsoft tung nó ra cho những người đã bấm "Check for Updates". Microsoft có vẻ thích lạm dụng nút "Check for Updates"!

Microsoft đã phải gỡ bản cập nhật vì nó xoá một số tập tin của người dùng và vẫn tiếp tục vá lỗi trong bản cập nhật này trong suốt 2 tháng sau khi "lỡ tay", dù về mặt kỹ thuật, nó được xem là ổn định và đang từ từ tung ra cho một nhóm nhỏ người dùng Windows 10.

Tất cả những điều trên sẽ rất hợp lý nếu Windows Update có một giao diện tốt hơn, cho người ta biết chính xác họ đang nhận được thứ gì. Người dùng không nên vô tình trở thành các beta tester chỉ vì họ có thói quen bấm nút "Check for Updates". Và, nếu đó là cách nút Check for Updates hoạt động, Microsoft cần đặt thêm một cảnh báo (lớn) về nó trong ứng dụng Settings, chứ không chỉ đưa lên blog!