Đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm khác biệt số với môi trường nhiệt đới là

1. Đới nóng

a. Vị trí

- Đới nóng nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, kéo dài liên tục từ Tây sang Đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.

b. Đặc điểm

- Có nhiệt độ cao, Tín phong Đông Bắc và Tín phong Đông Nam thổi quanh năm từ hai dải áp cao chí tuyến về phía Xích đạo.

- Chiếm một phần lớn diện tích đất nổi trên Trái Đất, có giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú.

- Là khu vực đông dân, tập trung nhiều nước đang phát triển trên thế giới.

- Có 4 kiểu môi trường: Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường hoang mạc.

Mục lục

  • 1 Phân biệt với khí hậu nhiệt đới
  • 2 Khu vực
  • 3 Các địa danh
  • 4 Các ví dụ
  • 5 Tham khảo

Phân biệt với khí hậu nhiệt đớiSửa đổi

Khí hậu xích đạo nói chung tương tự như khí hậu nhiệt đới nhưng không có mùa khô; các tháng đều có lượng nước mưa trung bình là trên 60mm. Chúng có điểm chung là biên độ dao động nhiệt độ trung bình hàng năm khá thấp (ít hơn 5°C) với nhiệt độ cao. Khác biệt cơ bản là chu kỳ mưa, trong đó khí hậu nhiệt đới nói chung về tổng thể là ít đồng đều hơn và ít mãnh liệt hơn (lượng mưa không quá 2.000mm và có mùa khô), đó là lý do tại sao các kiểu thảo nguyên xavan tồn tại trong kiểu khí hậu này, ngược lại với kiểu khí hậu xích đạo mà tính độc đáo duy nhất của nó là cơ sở của sự phát triển các rừng mưa nhiệt đới với kích thước khổng lồ.[1]

Khu vựcSửa đổi

Biểu đồ về nhiệt độ (màu đỏ) và lượng mưa (màu xanh) tại Iquitos, Peru.

Khí hậu xích đạo thường có ở những vùng có vĩ tuyến cách đường xích đạo khoảng 10 độ về phía nam và bắc. Nó tồn tại ở phần lớn các quốc gia tiếp giáp với xích đạo: khu vực ven xích đạo của châu Phi, tây nam Ấn Độ, miền nam Đông Nam Á (Indonesia, Singapore, Malaysia, Brunei, miền Nam của Thái Lan), Papua New Guinea, một phần miền đông Trung Mỹ và bắc Nam Mỹ (bao gồm miền bắc Brasil, miền nam Venezuela, đông nam và các thung lũng thấp bên trong Colombia, tây bắc Ecuador, đông bắc Peru và khu vực thuộc khiên Guiana).

Tại châu Phi, kiểu khí hậu này có tại khu vực ven xích đạo, từ vịnh Ghi nê ở miền nam Tây Phi tới cận kề với khu vực thuộc sừng châu Phi (bán đảo Somali), nhưng lại không bao gồm khu vực sừng châu Phi này, do gió mùa ngăn cản sự phát triển của mưa, tạo ra kiểu khí hậu sa mạc rất khô cằn với lượng mưa ít và nhiệt độ cao hơn, hoàn toàn triệt tiêu khí hậu xích đạo mà theo lý thuyết với vĩ độ như vậy phải được tạo ra.

Tính độc đáo duy nhất của châu Phi là khí hậu xích đạo cũng tồn tại tại ở một số khu vực tương đối khá xa xích đạo, chẳng hạn như ở phần phía tây của đảo Madagascar (tới 25° vĩ nam). Tại châu Mỹ khí hậu nhiệt đới cũng tồn tại ở xa đường xích đạo tới cận kề bán đảo Yucatan (khoảng 16° vĩ bắc) và một vài khu vực thuộc Guatemala, Belize và đông Panama. Các khu vực như vậy hay được gọi chung là có khí hậu cận xích đạo, do chúng vẫn có khoảng 3 tháng mùa khô, nhưng lượng mưa là rất nhiều đủ để làm cho chúng tương tự như khí hậu xích đạo cũng như khí hậu nhiệt đới.