Đặc trưng của hình thức dân chủ nguyên thủy là gì

Dân chủ và sự ra đời, phát triển của dân chủ


1.1.1. Quan niệm về dân chủ.Khái niệm dân chủ xuất hiện từ rất sớm – từ thời cổ đại [TK VII - VI TCN]. Các nhà tư tưởng ở Hy Lạp dùng từ “demokratos” để nói đến dân chủ, trong đó “demos” là nhân dân [danh từ] và “kratos” là cai trị [động từ]. Theo cách hiểu này, dân chủ có nghĩa là nhân dân cai trị.Sau này được các nhà chính trị dịch giản lược là quyền lực của nhân dân hay quyền lực của nhân dân. Nội dung trên của khái niệm dân chủ về cơ bản vẫn giữ nguyên cho đến nay.Với nghĩa này có thể hiểu dân chủ được nhìn nhận như một quyền lực mà tất cả quyền lực thuộc về đa số người dân chứ không phải của một nhóm người. Quyền lực này được nhân dân trao cho nhà nước của mình, là người đại diện cho mình. V.I.Lênin: “Chế độ dân chủ là chế độ thống trị của đa số đối với thiểu số”. Do vậy dân chủ được nhìn nhận như một hình thức, một hình thái nhà nước, trong đó thừa nhận sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân vào công việc quản lý của nhà nước để thực hiện sự thống trị của mình với thiểu số những kẻ vi phạm dân chủ của nhân dân.Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ:Thứ nhất, về phương diện quyền lực, dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ nhân của nhà nước. Dân chủ là quyền lợi của nhân dân – quyền dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng. Quyền lợi căn bản nhất của nhân dân chính là quyền lực của nhà nước thuộc sở hữu của nhân dân, của xã hội ; bộ máy nhà nước phải vì nhân dân, vì xã hội mà phục vụ. Do đó, chỉ khi mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì khi đó mới có thể đảm bảo về căn bản việc nhân dân được hưởng quyền làm chủ với tư cách một quyền lợi.Thứ hai, trên phương diện chế độ xã hội và trong lĩnh vực chính trị, dân chủ là một hình thức hay hình thái nhà nước, là chính thể dân chủ hay chế độ dân chủ. Từ khi có nhà nước, dân chủ còn có nghĩa là một hình thức nhà nước, trong có có chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên nhà nước, có quản lý xã hội theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nhà nước đó “quyền lực thuộc về nhân dân” [còn dân là những ai thì do bản chất giai cấp thống trị xã hội quy định], gắn liền với một hệ thống chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.Thứ ba, trên phương diện tổ chức và quản lý xã hội, dân chủ là một nguyên tắc - nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này kết hợp với nguyên tắc tập trung để hình thành nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và quản lý xã hội. Đó là vấn đề quyết định theo số đông: thiểu số phục tùng đa số.Dân chủ với những tư cách nêu trên phải được coi là mục tiêu, là tiền đề và cũng là phương tiện để vươn tới tự do, giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.Dân chủ là một giá trị nhân văn, mang tính nhân loại. Nó là nhu cầu khách quan của nhân dân lao động, là sản phẩm của lịch sử, là thành quả của quá trình đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh cho những giá trị tiến bộ của loài người qua các giai đoạn lịch sử.Mỗi bước tiến của dân chủ phản ánh bước tiến về quyền của con người. Dân chủ phát triển càng cao, quyền con người càng được khẳng định; tự do bình đẳng trong xã hội càng cao. Do vậy với tính chất là một giá trị nhân văn [giá trị văn hoá] của nhân loại, dân chủ ngày càng trở thành tiêu chí, thước đo của sự tiến bộ xã hội, trình độ văn minh của loài người.Dân chủ là một phạm trù lịch sử. Với tư cách là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, một hình thức hay hình thái nhà nước, dân chủ ra đời và phát triển gắn với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vong. Có nghĩa là, dân chủ ra đời, tồn tại và phát triển trong một một giai đoạn nhất định và sẽ mất đi khi trong xã hội không còn giai cấp. Song với tư cách là một giá trị xã hội, nó là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, của xã hội loài người.Dân chủ mang tính giai cấp sâu sắc. Khi xã hội có giai cấp và nhà nước, dân chủ bao giờ cũng biểu hiện tính giai cấp rõ rệt, đại biểu cho lợi ích giai cấp, là công cụ và thủ đoạn của giai cấp thống trị. Không có dân chủ trừu tượng, chung chung, phi giai cấp, ngoài giai cấp”. Bản chất của dân chủ được thể hiện ở tính giai cấp của nó.Dân chủ có nghĩa là mọi quyền hạn đều thuộc về nhân dân. Dân phải thực sự là chủ thể của xã hội và hơn nữa, dân phải được làm chủ một cách toàn diện: làm chủ nhà nước, xã hội và chính bản thân mình, làm chủ và sở hữu mọi năng lực sáng tạo của mình với tư cách là chủ thể đích thực của xã hội.Dân chủ bao quát tất cả các lĩnh vực chính trị - xã hội: dân chủ trong kinh tế, trong chính trị, trong xã hội, trong đời sống văn hoá tinh thần, tư tưởng, trong đó hai lĩnh vực quan trọng hàng đầu và nổi bật là dân chủ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị.Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm: “Dân chủ là của quý nhất của nhân dân”. Đây là một trong những luận điểm nổi bật nổi bật trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Dân chủ là: “Làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm”. Người nhấn mạnh: “Địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, mọi lợi ích đều vì dân, mọi công việc đều do dân. Tư tưởng đề cao nhân dân, hết lòng vì lợi ích nhân dân được Hồ Chí Minh coi như một chân lý.Kế tục tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng chế độ dân chủ XHCN mở rộng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Để tiến tới mục tiêu xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta phải tiến hành dân chủ hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội.Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định, dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển đất nước; dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hoá bằng  pháp luật, được pháp luật đảm bảo; dân chủ là nguyên tắc tổ chức, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội [nguyên tắc tập trung dân chủ].

Từ những cách tiếp cận trên, có thể hiểu dân chủ là: Một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ bản của con người; Một phạm trù chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của giai cấp cầm quyền; Một trong những nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; Một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời, phát triển của lịch sử xã hội nhân loại.

1.1.2. Sự ra đời và phát triển của dân chủ.Nhu cầu dân chủ xuất hiện rất sớm trong xã hội tự quản của cộng đồng thị tộc, bộ lạc.Cuối xã hội CSNT đã xuất hiện hình thức manh nha [mầm móng] của dân chủ. Ph.Ăngghen gọi là “dân chủ nguyên thuỷ” hay “dân chủ quân sự”. Trong hình thức dân chủ này, thông qua “đại hội nhân dân”, nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự và quyết định mọi vấn đề của thị tộc, bộ lạc.Trong “đại hội nhân dân”, mọi người có quyền phát biểu và tham gia quyết định bằng cách giơ tay hoặc vỗ tay. Việc bầu ra những người đứng đầu và phế bỏ những người này… được coi là hình thức dân chủ sơ khai, chất phác trong xã hội chưa có giai cấp.Sự ra đời của chế độ tư hữu, giai cấp làm cho dân chủ nguyên thủy tan rã và nền dân chủ chủ nô ra đời. Nền dân chủ này được tổ chức thành nhà nước với đặc trưng là dân tham gia bầu ra Nhà nước. Nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử là nhà nước dân chủ của chủ nô. Nhà nước dân chủ chủ nô biểu hiện ở mức độ điển hình trong nhà nước Aten – Hy Lạp. Trong nền 3dân chủ chủ nô, giai cấp cầm quyền quy định “dân” gồm: chủ nô và các công dân tư do [tăng lữ, thương gia và một số trí thức]. Đa số còn lại không phải là “dân” mà là “nô lệ” - không được thm gia vào công việc nhà nước. Như vậy, dân chủ chủ nô chỉ thực hiện dân chủ cho thiểu số. Chế độ CHNL tan rã, chế độ dân chủ chủ nô bị thay thế bằng chế độ độc tài chuyên chế phong kiến. Sự thống trị của giai cấp trong thời kỳ này được khoát lên chiếc áo thần bí của thế lực siêu nhiên. Họ xem việc tuân thủ ý chí của giai cấp thống trị là bổn phận của mình trước sức mạnh của đấng tối cao. Ý thức về dân chủ, và đấu tranh để thực hiện quyền làm chủ của người dân đã không có bước tiến đáng kể nào.Cuối thế kỷ XIV - đầu XV, giai cấp tư sản với những tư tưởng tiến bộ về tự do, công bằng, dân chủ đã mở đường cho sự ra đời của nền dân chủ tư sản. Nền dân chủ này là một bước tiến lớn của nhân loại với những giá trị nổi bật về quyền tự do, bình đẳng, dân chủ. Tuy nhiên, do được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, nên trên thực tế, nền dân chủ tư sản vẫn là nền dân chủ của thiểu số những người nắm giữ tư liệu sản xuất đối với đại đa số nhân dân lao động.

Khi cách mạng XHCN Tháng Mười Nga thắng lợi [1917], nhân dân lao động nhiều quốc gia giành được quyền làm chủ nhà nước, làm chủ xã hội, thiết lập nhà nước XHCN, thiết lập nền dân chủ vô sản [nền dân chủ XHCN] để thực hiện quyền lực của đại đa số nhân dân. Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ XHCN là thực hiện quyền lực của nhân dân – tức là xây dựng nhà nước dân chủ thật sự, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo vệ quyền lợi cho đa số nhân dân.

Công xã nguyên thủy là một giai đoạn mà đến tận bây giời vẫn luôn là đề tài nghiên cứu của rất nhiều người. Tuy nhiên, có rất ít người có những kiến thức liên quan đến thời đại này.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Công xã nguyên thủy là gì?

Công xã nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn dài nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, từ khi có con người sản xuất hiện trên trái đất cho tới khi xã hội bắt đầu phân chia thành giai cấp và xuất hiện Nhà nước.

– Nguyên nhân của tình trạng trì trệ đó là do sự phát triển hết sức thấp kém và chậm chạp của điều kiện lao động kiếm sống của con người. Gần như trong suốt quá trình phát triển của chế độ công xã nguyên thủy, nguyên liệu chủ yếu để chế tạo công cụ lao động là đá, một thứ nguyên liệu vừa cứng vừa giòn mà từ đó con người chỉ có thể chế tạo được những công cụ thô sơ nhất và muốn hoàn thiện nó cũng gặp rất nhiều khó khăn.

– Kỹ thuật ghè đẽo tiến tới kỹ thuật mài đá đòi hòi sự tích lũy kinh nghiệm hàng vạn năm. Do trình độ kỹ thuật còn thấp kém, người nguyên thủy phải hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoàn cảnh đã bắt buộc họ phải liên kết với nhau trong lao động tập thể và trong đấu tranh sinh tồn.

Do đó, trong xã hội nguyên thủy không có chiếm hữu tư nhân, không xó người bóc lột và không có bộ máy chính quyền dưới bất cứ hình thức nào. Đó là một xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước nên được gọi là chế độ công xã nguyên thủy.

Các giai đoạn của công xã nguyên thủy

Thứ nhất: Thị tộc và bộ lạc

– Người tinh khôn có khả năng ăn tạp, ban đầu sống dựa theo hái lượm cây trái và săn bắt các con thú. Bên cạnh kỹ năng tự kiếm ăn, họ đã biết hợp ức nhau săn đuổi, tức là dùng số dông người bao vây lấy bầy động vật, dồn cho chúng lao xuống vực, sau đó mới ném đá, phóng lao xuống cho chúng chết hẳn. Do đó, những công việc như thế đòi hỏi sự phối hợp ăn ý với nhau.

– Người tinh khôn với số lượng nhất định, kế thừa lối sống trưởng tổ tiên, đã tổ chức thành thị tộc là những nhóm người gồm vài chục gia đình, có quan hệ gần gũi với nhau, thậm chí do cùng một bà mẹ đẻ ra [còn gọi là có quan hệ huyết thông với nhau], sống quây quần cùng làm chung ăn chung.

– Theo mô tả trong các sách lịch sử Việt Nam thì nội bộ thị tộc, người ta không phân biệt đâu là của anh đâu là của tôi. Có thể hiểu là, trong thị tộc không có sở hữu tư nhân nhưng có sở hữu của thị tộc. Tuy nhiên, là một động vật xã hội thì trong thị tộc có sự phân chia đẳng cấp nhất định. Sự phân chia này xác định nhiệm vụ của cá thể trong các hoạt động có tổ chức khi săn bắt hoặc tranh chấp lãnh thổ. Tại các thị tộc khác nhau thì quan hệ quyền lực của đẳng cấp với nhau là khác nhau, giống như các dân tộc hiện đại đang có những tập quán khác nhau.

– Mỗi thị tộc chiếm cứ một khu vực xác định, tức lãnh thổ của thị tộc. Sự phát triển không đều của các thị tộc, gồm có hoặc phát triển lên và phân chia ra các thị tộc mới, hoặc tàn lụi do bệnh tật hay tai biến, cùng với xâm lấn lãnh thổ của thị tộc khác, dẫn đến lãnh thổ có thể thay đổi. Áp lực dân số từ các thị tộc phát triển hơn, dẫn đến các biên giới lãnh thổ thay đổi theo định hướng nhất định, tạo ra hiện tượng gọi là các dòng di cư sớm thời tiền sử.

Thứ hai: Thời đại kim khí

– Sự phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm Trước công nguyên, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó, họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn gọi là đồng thau.

– Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng … Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đức và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm …

– Nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.

Thứ ba: Sự kết thúc của xã hội nguyên thủy

– Do có công cụ lao động mới – tức sự xuất hiện các công cụ kim loại, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, tạo ra nhiều của cải hơn dẫn tới sự dư thừa hoặc lợi dụng vị trí hay uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác lại khổ cực thiếu thốn.

– Chế độ làm chung, ăn chung, hưởng chung ở thời kỳ công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dần tan ra, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

Như vậy, Công xã nguyên thủy là gì? Đã được chúng tôi phân tích chi tiết ngay mục đầu tiên của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã trình bày sơ lược quá trình hình thành cũng như kết thúc của công xã nguyên thủy. Mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ có ích đối với quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề