Đăng ký học đại học Phật giáo từ xa

Thông báo về việc tuyển sinh Thạc sĩ Phật học

– Căn cứ công văn số 1340/TGCP – PG ngày 15/11/2017 của Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ về việc chấp thuận Giáo hội Phật giáo Việt Nam đào tạo Thạc sĩ Phật học và thí điểm Tiến sĩ Phật học;

– Căn cứ công văn số 556/TGCP – PG ngày 06/6/2018 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc chấp thuận quy chế đào tạo và tuyển sinh Thạc sĩ Phật học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội;

– Căn cứ Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam sửa đổi lần thứ 7;

– Căn cứ Nội quy Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

– Căn cứ Nghị quyết phiên họp quý II năm 2018 của Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

– Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội;

Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ Phật học năm 2018 như sau:

I. THỜI GIAN ĐÀO TẠO

Thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ là từ 2 năm đến 3 năm.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN DỰ THI

1. Đối tượng dự thi:

– Đối tượng dự thi là công dân nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ưu tiên Tăng, Ni, Phật tử.

– Học viên đã tốt nghiệp tại các học viện Phật giáo Việt Nam [Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ] đương nhiên được dự thi.

2. Điều kiện dự thi: Thí sinh dự thi cần đáp ứng các điều kiện sau:

2.1 Về văn bằng:

– Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Phật học [Học viện Phật giáo];

– Có bằng tốt nghiệp đại học đối với ngành gần với chuyên ngành Phật học [khối ngành khoa học xã hội và nhân văn] phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 16 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

– Có bằng tốt nghiệp đại học ngành xa với chuyên ngành Phật học [khối ngành thuộc khoa học tự nhiên] phải học bổ sung kiến thức và có Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức 30 tín chỉ do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội quy định.

2.2. Lý lịch bản thân rõ ràng, không vi phạm pháp luật, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

2.3. Có đủ sức khoẻ để học tập.

2.4. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Học viện.

III. CÁC MÔN DỰ THI

Thí sinh phải dự thi 03 môn [thi viết]:

1. Môn ngoại ngữ: Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung [trình độ B]

– Thời gian thi: 90 phút

– Thí sinh thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ:

a] Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài;

b] Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ;

c] Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo quy định của Nhà nước.

2. Môn Cơ bản:

– Phật học đại cương

– Thời gian thi: 180 phút

3. Môn Cơ sở:

– Lịch sử Phật giáo Việt Nam

– Thời gian thi: 180 phút

IV. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI

Hồ sơ tuyển sinh do Học viện Phật giáo Việt Nam – tại Hà Nội phát hành, bao gồm:

1. Phiếu đăng ký dự thi [theo mẫu của Học viện], trong đó cần ghi rõ đối tượng dự thi, nghề nghiệp và nơi làm việc [nếu có], cam kết thực hiện Quy chế sau khi trúng tuyển.

2. Bản sao có công chứng các văn bằng và chứng chỉ sau:

– Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học [nếu văn bằng không ghi loại tốt nghiệp].

– Công nhận hoàn thành việc bổ sung kiến thức [BSKT] do HVPGVN – tại HN quy định [nếu thuộc diện phải bổ sung kiến thức].

3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh/thành; chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú; hoặc cơ quan công tác.

4. Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ học tập do bệnh viện đa khoa tuyến huyện, thành phố trở lên cấp không quá sáu tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

5. Ba phong bì có dán tem và ghi địa chỉ người nhận.

6. Bốn ảnh màu mới chụp [cỡ 3×4] ghi rõ họ tên, pháp danh [nếu có] phía sau ảnh.

Tất cả các giấy tờ trên được đựng trong túi hồ sơ có đề rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ ở phía ngoài.

Lệ phí hồ sơ, bổ sung kiến thức và thi theo quy định của Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

V. HỌC PHÍ VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO

Sau khi trúng tuyển, học viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí 15 triệu/người/năm.

Học viện có Kí túc xá nội trú riêng [miễn phí] và sẽ hỗ trợ một phần học phí cho học viên từ nguồn xã hội hóa.

VI. HỌC BỔ SUNG KIẾN THỨC, ÔN TẬP

– Thí sinh phải hoàn thiện chương trình bổ sung kiến thức trước khi dự thi theo quy định tại mục II.

– Thời gian học bổ sung kiến thức: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 đối với thí sinh thuộc diện bổ sung kiến thức. Lịch học cụ thể từng môn được thông báo tại Phòng Đào tạo Sau Đại học hoặc trên website: hvpgvn.edu.vn

– Học viên tốt nghiệp các Học viện Phật giáo thì không phải bổ sung kiến thức.

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

– Thí sinh ôn tập ba môn dự thi.

– Thời gian ôn tập: từ ngày 01/8/2018 đến ngày 10/9/2018 [trong thời gian học bổ sung kiến thức đối với diện phải học bổ sung kiến thức].

– Địa điểm: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

VII. THỜI GIAN NHẬN HỒ SƠ, THI TUYỂN VÀ NHẬP HỌC

1. Nhận hồ sơ:

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 29/07/2018 [dành cho thí sinh thuộc diện cần bổ sung kiến thức].

– Từ ngày ra Thông báo tuyển sinh đến hết ngày 01/9/2018 [dành cho thí sinh không thuộc diện cần bổ sung kiến thức].

2. Thời gian thi: ngày 15 – 16/9/2018

3. Địa điểm thi: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội [xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội].

4. Nhập học: ngày 25/9/2018

5. Địa chỉ liên hệ và nộp hồ sơ: Văn phòng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội chỉ nhận hồ sơ đã đầy đủ theo các mục theo quy định. Hồ sơ đã nộp, Học viện không trả lại.

Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội trân trọng thông báo để những người có đủ điều kiện dự thi biết, đăng ký và nộp hồ sơ đúng thời hạn.

Liên hệ:

– Phòng Đào tạo sau Đại học:

Cư sĩ Quảng Tuệ Lương Gia Tĩnh – Số điện thoại: 01662821235.

Đại đức Thích Vạn Lợi – Số điện thoại: 0982120025.

– Phòng Đào tạo Học viện:

Ni sư Thích Diệu Bản – Số điện thoại: 0961155072.

– Văn phòng Học viện [phát hành hồ sơ]:

Sư cô Thích Tịnh Đức: 0963193663.

Email: 

Website: //hvpgvn.edu.vn/

Fanpage Facebook: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Phật Sự Học Viện         

Nơi nhận:

– Hội đồng Điều hành [để biết].

– Các phòng ban [để thực hiện].

– Lưu VP

VIỆN TRƯỞNG

[đã ký]

Thượng tọa – Tiến sĩ Thích Thanh Quyết

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh vừa ra thông báo tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XVII năm 2022 với nội dung điểm qua như sau:

I. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

1. Đối tượng dự thi: Tăng Ni sinh, không quá 35 tuổi.2. Trình độ thế học:Tốt nghiệp Trung học Phổ thông[tú tài] hoặc tương đương.3. Trình độ Phật học:Tốt nghiệp Trung cấp Phật học trở lên. Miễn bằng Trung cấp Phật học đối với trường hợp: [1] có bằng cử nhân đại học; [2] ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo; [3] dân tộc thiểu số. 4. Giới phẩm: Từ Sa-di, Sa-di-ni trở lên.

5. Nội trú: Các Tăng Ni sinh sau khi trúng tuyển bắt buộc tu học nội trú tại Học viện trong suốt thời gian học tập. Trường hợp Tăng Ni sinh có nhu cầu ở ngoại trú thì buộc phải chuyển qua học hệ Phật học từ xa.

PSO- Ngày 14/8/2021, thay mặt Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM, TT.Thích Nhật Từ-Phó Viện Trưởng Thường trực đã ký Thông báo 131/TB-HVPG về việc Tuyển sinh cử nhân Phật học Hệ Đào tạo từ xa khóa VII, năm 2021:

Để đáp ứng nhu cầu của Tăng Ni và cư sĩ Phật tử có nguyện vọng học tập và nghiên cứu Phật pháp, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh cử nhân Phật học hệ Đào tạo Từ xa – khóa VII, năm 2021 theo hình thức chiêu sinh và học online như sau:

  1. ĐỐI TƯỢNG: Tăng Ni và cư sĩ Phật tử.
  2. II. ĐIỀU KIỆN
  • Tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương.
  • Tăng Ni từ 35 tuổi trở lên có năm sinh từ 1987 trở về trước. Trường hợp Tăng Ni dưới 35 tuổi đang tham gia công tác Phật sự tại các cơ quan của Phật giáo, phải có giấy xác nhận nơi đang làm việc hoặc giấy quyết định bổ nhiệm công tác của BTS GHPGVN cấp tỉnh [photo thị thực].

III. HỒ SƠ: gồm có:

  1. Đơn đăng ký khóa học [theo mẫu riêng: Tăng Ni và cư sĩ]
  2. Sơ yếu lý lịch [theo mẫu riêng: Tăng Ni và cư sĩ, có xác nhận của Chính quyền địa phương].
  3. Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương [02 bản sao, thị thực].
  4. Giấy khai sinh [01 bản sao, thị thực].
  5. Giấy CMND hoặc CCCD [01 bản sao, thị thực].
  6. Giấy giới thiệu của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh/ thành nơi Tăng Ni cư trú tu học. [riêng tại TPHCM, phải có thêm giấy giới thiệu của Ban Trị sự quận/huyện]
  7. Giấy Chứng nhận Tăng Ni [nếu là Tỳ kheo, Tỳ kheo ni] [01 bản sao, thị thực]
  8. Chứng điệp thọ giới đối với Tăng Ni [01 bản sao, thị thực].
  9. Các chứng chỉ ngoại ngữ [nếu có – 01 bản sao, thị thực].
  10. Giấy khám sức khỏe [có đủ sức khỏe, không có bệnh truyền nhiễm] do cơ sở y tế chứng nhận.
  11. 03 tấm ảnh 3×4 [nền trắng, chụp không quá 6 tháng. Bắc tông: Tăng áo nâu, Ni áo lam. Nam tông & Khất sĩ: theo hình thức của hệ phái].
  12. Bìa hồ sơ.

Ghi chú: Mục 6,7,8 chỉ dành cho Tăng, Ni.

  1. ĐĂNG KÝ VÀ NỘP HỒ SƠ
  2. Thời gian đăng ký hồ sơ online: Từ ngày 14/8 – 10/9/2021 [nhằm ngày 07/7 – 04/8/Tân Sửu].
  3. Địa chỉ đăng ký hồ sơ online: //tuyensinh.vbu.edu.vn
  4. Nộp hồ sơ giấy: tại Văn phòng Học viện Cơ sở I [số 750 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, ĐT: 028.38478779; hotline: 0908784749]. Tùy theo tình hình dịch bệnh, Học viện sẽ thông báo để học viên sẽ nộp bộ hồ sơ giấy về văn phòng như thường lệ.
  5. Hồ sơ đăng ký chỉ hợp lệ khi đã hoàn thành tạm ứng học phí học kỳ 1 năm thứ nhất.
  6. PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC HỌC TẬP

Các bài học được ghi âm từ bài giảng của chương trình đào tạo hệ chính quy và đăng tải trên trang mạng của Học viện. Thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần có mở lớp tập trung giảng dạy trực tiếp cho học viên tại cơ sở I [không điểm danh].

Chương trình đào tạo theo niên chế. Để biết thêm thông tin chi tiết về bài học, chương trình học, vui lòng xem ở website của Học viện: //vbu.edu.vn/elearning

VII. HỌC PHÍ: 6 triệu đồng/1 năm [gồm có 2 học kỳ]. Có thể đóng theo học kỳ. Học viên đều phải đóng phí theo quy định trước khi chính thức vào học kỳ 1.

VIII. KHAI GIẢNG

–   Dự kiến ngày khai giảng: Thứ Bảy, ngày 11/9/2021 [ngày 05/8/Tân Sửu].

–  Cách dạy và học: Trong thời gian tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khoa Đào tạo Từ xa sẽ tổ chức lớp học trên zoom và sẽ hướng dẫn cụ thể cho học viên trước ngày khai giảng.

HVPGVN tại TP.HCM

Video liên quan

Chủ Đề