Có nên mở trung tâm ngoại ngữ

Khởi nghiệp trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng có những khó khăn và rủi ro nhất định. Đặc biệt với những ngành đặc thù như kinh doanh giáo dục. Điều kiện mở trung tâm ngoại ngữ và những điều cần lưu ý quan trọng sau đây là những chia sẻ và kinh nghiệm mở trung tâm ngoại ngữ mà bạn nên biết khi có ý định thực hiện.

Điều kiện khi thành lập trung tâm ngoại ngữ

a] Điều kiện về giám đốc trung tâm

Để trở thành giám đốc trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

–  Về nhân thân: Có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, lý lịch rõ ràng.

–  Về bằng cấp: có bằng tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ; hoặc tốt nghiệp đại học bất kỳ chuyên ngành nào và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

–  Về thời gian công tác: hiểu biết về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có giấy xác nhận quá trình công tác trong lĩnh vực giáo dục và làm việc trong vị trí quản lý từ 03 năm trở lên.

b] Điều kiện về giáo viên giảng dạy tại trung tâm

Giáo viên tham gia giảng dạy tại trung tâm có thể là: giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng [giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người nước ngoài] phải đảm bảo mỗi lớp học đều có giáo viên hoặc cán bộ quản lý, theo dõi lớp.

Giáo viên trung tâm ngoại ngữ phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Giáo viên là người Việt Nam phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cấp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cấp cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

– Giáo viên là người nước ngoài phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Có bằng cấp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

+ Có bằng cấp cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

+ Có bằng cấp cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Ngoài ra, theo chia sẻ của một khách hàng là lãnh đạo trung tâm tiếng anh do chúng tôi hỗ trợ cũng cho rằng: nếu có điều kiện thì ngoài thuê giáo viên, các đơn vị nên tuyển thêm đội ngũ trợ giảng. Đây là bộ phận vừa hỗ trợ học viên các vấn đề liên quan trong quá trình học tập, vừa giúp kết nối học viên với các giảng viên từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và uy tín của trung tâm.

c] Điều kiện về cơ sở vật chất trung tâm ngoại ngữ

– Về số phòng: phải có đủ phòng học và các phòng chức năng đáp ứng quy định bao gồm: 01 phòng Giám đốc, 01 phòng nghỉ giáo viên, 01 phòng thư viện và tối thiểu 03 phòng học.

– Giáo trình sử dụng trong giảng dạy có thể sử dụng các giáo trình đã được cấp phép lưu hành của Bộ Giáo dục & Đào tạo hoặc trung tâm có thể biên soạn, xây dựng giáo trình riêng dựa theo tiêu chí và đối tượng đào tạo của trung tâm nhưng phải đảm bảo các quy định của Bộ Giáo dục.

– Có trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật và có Giấy chứng nhận hoặc Biên bản xác nhận cơ sở đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy để tổ chức giảng dạy ngoại ngữ.

– Có nơi gửi xe hoặc có phương án gửi xe cho học viên và giáo viên.

Lưu ý khi lựa chọn mặt bằng mở trung tâm ngoại ngữ

Địa điểm mở trung tâm cũng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công khi đầu tư. Một vài lưu ý mà bạn cần lưu tâm khi có ý định đầu tư thành lập trung tâm ngoại ngữ là:

  • Thứ nhất, địa điểm mở trung tâm tiếng Anh không được đặt tại chung cư quy hoạch với mục đích để ở. Trung tâm không nhất thiết phải đặt ở ngoài mặt tiền đường bởi đặc thù kinh doanh trong ngành giáo dục rất cần không gian học yên tĩnh và thoải mái. Đồng thời, việc thành lập trung tâm ngoại ngữ phải phù hợp với quy hoạch của địa phương.
  • Thứ hai, cần làm tốt về mặt pháp lý ngay từ những bước đầu lựa chọn địa điểm, cơ sở mở trung tâm. Cụ thể:

+ Trường hợp là địa điểm thuộc quyền sử dụng của mình thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp để chứng minh.

+Trường hợp thuê hoặc mượn địa điểm thì phải có Hợp đồng thuê/mượn địa điểm với chủ sử dụng đất hợp pháp, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Hợp đồng thuê/mượn địa điểm nên được công chứng tại Phòng Công chứng/Văn phòng công chứng để tăng độ bảo đảm về mặt pháp lý cho giao dịch.

Lưu ý về đặt tên trung tâm ngoại ngữ

Đặt tên trung tâm không chỉ là việc đặt một cái tên đơn thuần mà đó còn chính là tên thương hiệu riêng sẽ gắn bó với sự phát triển hay tồn vong của trung tâm. Mọi nỗ lực phát triển chất lượng giảng dạy hay tiếp thị, xây dựng thương hiệu, cuối cùng cái mà mọi người nhớ đến chính là “cái tên”.

Bên cạnh đó, tên trung tâm cũng là một trong những lý do phổ biến dẫn đến việc hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập trung tâm ngoại ngữ bị từ chối do không hợp lệ.

Theo pháp luật hiện hành, tên trung tâm ngoại ngữ được quy định như sau:

  • Tên của trung tâm được đặt theo mẫu: “Trung tâm ngoại ngữ + Tên riêng”;
  • Tên trung tâm dự kiến đặt không được trùng với tên các trung tâm đã được cấp phép trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố. Tên của trung tâm ngoại ngữ phải được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển hiệu và các giấy tờ giao dịch của trung tâm ngoại ngữ đó;
  • Không được phép đặt tên riêng của trung tâm là các từ tiếng anh hay các chữ cái La-tinh viết tắt. Tên riêng của trung tâm cũng không được đặt kèm các từ mang tính chất mô tả như: cấp tốc, siêu tốc,…

Ví dụ:

  • Trung tâm ngoại ngữ Thái Na [tên đúng quy định];
  • Trung tâm ngoại ngữ cấp tốc Thái Na [tên không đúng quy định];
  • Trung tâm ngoại ngữ Victoria [tên không đúng quy định].

Xem thêm: 7 điều cần biết khi thành lập trung tâm ngoại ngữ

Hãy xác định đối tượng học viên và xây dựng chương trình đào tạo ngay từ bước đầu

Việc xác định đối tượng học viên chính của trung tâm sẽ ảnh hưởng tới định hướng tuyển chọn giáo viên và xây dựng giáo trình, chương trình đào tạo. Do đó, bạn cần xác định rõ tiêu chí này ngay từ đầu.

  • Bạn cần xác định cụ thể đối tượng chính của trung tâm mình là ai? Trẻ mầm non, học sinh cấp một, học sinh cấp hai, học sinh cấp ba, sinh viên hay người đi làm?
  • Chương trình đào tạo của trung tâm sẽ theo hướng dạy giao tiếp hay dạy thi cấp chứng chỉ hay cả hai?
  • Sử dụng giáo trình giảng có sẵn đã được cấp phép lưu hành của Bộ Giáo dục hay xây dựng giáo trình riêng không “đụng hàng” theo tiêu chí và chiến lược đã lên kế hoạch.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp mới – trọn gói / Điều kiện và thủ tục mở trung tâm tiếng anh

Ngày nay, khi nhu cầu xã hội về việc học Tiếng Anh tại Việt Nam ngày càng phát triển, nở rộ, nhất là đối với hướng thị trường đào tạo Tiếng Anh Trẻ Em thì có thể nói đây chính là thời cơ cho những ai đam mê kinh doanh ở lĩnh vực này. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai khi tham gia thị trường này đều thành công, bởi việc không thành công không phải do nhu cầu thị trường thay đổi mà chính là do quy trình quản lý, cách vận hành còn quá sơ sài, cũng như quá thiếu kiến thức trong việc kinh doanh giáo dục.

Vậy, để có được một khởi đầu vững chắc và thành công nhất, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 7 kinh nghiệm quan trọng khi mở Trung tâm Ngoại ngữ.

1. Khảo sát thị trường

  Tôi nhận thấy rằng đa phần những ai mở trung tâm thường hay khảo sát thị trường bằng trực giác mà không dùng các công cụ để đo lường một cách cụ thể nhất. Thậm chí có nhiều bạn đột nhiên cảm thấy mảng kinh doanh này dễ dàng nên sẵn sàng đầu tư trong khi chưa có sự đo lường về đối thủ cạnh tranh, về đối tượng học viên cũng như phân khúc thị trường phù hợp. Việc khảo sát thị trường chính là yếu tố sống còn, không những đo lường về khách hàng, đối thủ mà còn cần phải đo lường về nguồn cung ứng nhân sự nữa. Nếu thị trường tốt, có khách hàng, nhưng lại thiếu nguồn lực lao động thì sẽ là rào cản lớn khi đi vào vận hành. [Mẫu khảo sát địa điểm]

2. Hoạch định tài chính

  Bất kể bạn kinh doanh lĩnh vực nào thì cũng đều không thể thiếu công việc hoạch định tài chính. Làm kinh doanh giáo dục cũng vậy, nó không giống như việc bạn soạn giáo án hay giảng bài mà nó đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu và lên được phương án tài chính kỹ càng, tỉ mỉ. Nhiều trung tâm khi đi vào hoạt động mới phát hiện nguồn tài chính càng ngày càng bị thâm hụt nặng nề, gánh nặng tài chính lên cao dẫn đến việc không đủ sức để vận hành lâu dài và đây được coi là tử huyệt của giáo dục. Bạn hãy tính toán tài chính thật cẩn thận, cần thống kê lại các chi phí: Chi phí xây dựng cơ sở vật chất bao nhiêu, chi phí vận hành bộ máy bao nhiêu, chi phí vận hành lớp học bao nhiêu,… Và đâu là điểm hoà vốn, tỷ suất lợi nhuận nếu có như thế nào. Đó là điều mà nhiều trung tâm khi đi vào hoạt động 1 năm, 2 năm cũng không đo lường được lợi nhuận kinh doanh ra sao. 

3. Kiến thức kinh doanh

  Trong kinh doanh giáo dục, những yếu tố quan trọng như truyền thông, quảng cáo, làm marketing, tuyển dụng nhân sự, hoạt động thương mại,… là những thứ không thể không học. Tuy nhiên, nhiều trung tâm vẫn còn chưa biết cách thực hiện như thế nào để đạt kết quả, dẫn đến việc khi tuyển sinh gặp rất hiều khó khăn. Làm thế nào để có học viên đăng ký? Làm thế nào để hài lòng phụ huynh, hài lòng học viên? Điều đó dẫn đến công việc kinh doanh trở thành một cuộc dạo chơi và tiêu tốn của bạn một khoản tiền khá lớn. Nhiều bạn quá tự tin vào năng lực của mình, không chịu đầu tư cho việc học tập bài bản dẫn đến khi đưa trung tâm vào hoạt động thì mọi thứ trở nên hỗn độn và không biết giải quyết như thế nào. [Hệ thống bài giảng Online]

4. Kinh nghiệm quản lý rủi ro

  Khi kinh doanh lĩnh vực giáo dục, có một điều các bạn cần chú ý đó là phải nắm được mọi rủi ro có thể đến từ việc quản lý và vận hành. Trong quá trình hoạt động, không phải lúc nào mọi việc cũng thuận buồm xuôi gió mà sẽ bắt đầu xuất hiện những rủi ro đòi hỏi người tham gia kinh doanh cần phải lường trước để có cách khắc phục kịp thời, không làm gián đoạn các hoạt động khác. Ví dụ giáo viên, nhân viên nghỉ giữa chừng, học viên phụ huynh xin rút học phí, nhân viên đi làm không có kết quả, chi tiêu không có kiểm soát… Và rất nhiều những rủi ro khác nữa mà người kinh doanh không hề có sự chuẩn bị trước.

5. Biết làm thương hiệu

  Trước khi bắt đầu kinh doanh, đa phần mọi người thường tham khảo các mô hình hoạt động trung tâm ngoại ngữ trên mạng. Nếu có ấn tượng về phong cách nào đó thì sẽ sao chép hoặc thậm chí sẽ sao chép toàn bộ đến cả các chi tiết nhỏ nhất, duy chỉ thay cái tên mình thích. Các bạn cũng biết rằng nếu không biết cách sao chép, không thể tạo cho mình một phong cách đặc trưng, không có tiêu chuẩn chung mà chỉ có tổ hợp những mẫu đẹp từ nhiều nguồn trên mạng thì không thể nào ghi được dấu ấn với khách hàng.

6. Tạo giá trị cốt lõi

  Nhiều trung tâm khi đi vào hoạt động kinh doanh không có giá trị cốt lõi, không có tiêu chí hoạt động cho trung tâm, không có giá trị dành cho khách hàng nên dẫn đến không có sản phẩm đặc trưng. Cũng có rất nhiều trung tâm chạy theo các chứng chỉ A, B, C… mà quên mất giá trị lớn nhất của việc đào tạo ngoại ngữ chính là sự hấp thụ ngôn ngữ đó một cách toàn diện chứ không phải là chứng chỉ nhất thời của một đơn vị hay tổ chức nào đó.

7. Có thương hội

  Mọi người ra thương trường nhưng lại chọn con đường đơn thương độc mã, để rồi tự sinh tự diệt. Ai mạnh ai khoẻ thì cũng chỉ phát triển được 1 đến 2 cơ sở là nhiều. Vì vẫn còn tư duy cái tôi, cái ta quá lớn nên cũng chỉ đi được 2,3 năm là thấy mệt mỏi chán nản mà muốn từ bỏ. Trong giới kinh doanh, những đơn vị thương hiệu lớn luôn có đến hàng chục hàng trăm cổ đông, có thế thì việc kinh doanh mới hanh thông, khó khăn mới có người chia sẻ đồng hành. Đây là thứ mà quan trọng cho những nhà giáo dục muốn gắn bó với lĩnh vực này lâu dài thay vì 2 năm, 3 năm như phần lớn các trung tâm nhỏ ra đời trong nhiều năm trước.

 Đăng Ký Tìm Hiểu Chương Trình Nhượng Quyền Trung Tâm Anh Ngữ

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

– Hotline: 1900 63 30 63 hoặc 0973 27 00 88 [Giờ hành chính]

– Website: hanoiconnection.com/ hocquanlytrungtamngoaingu.com

Video liên quan

Chủ Đề