Đánh giá học lịch sử để làm gì

  • Selfomy Hỏi Đáp
  • Khác
  • Học lịch sử để làm gì

8 Trả lời

đã trả lời 28 tháng 10, 2017 bởi PTG Thạc sĩ [5.8k điểm]

Mỗi con người, mỗi làng xóm, mỗi dãy phố..., cũng như mỗi dân tộc, đều trải qua những đổi thay theo thời gian mà chủ yếu do con người tạo nên.

Hình 1. Một lớp học ở trường làng thời xưa


Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình ; biết được tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những gì mình đang có ; biết ơn những người đã làm ra nó, cũng như biết mình phải làm gì cho đất nước.
Học lịch sử còn để biết những gì mà loài người làm nên trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay.

đã trả lời 28 tháng 10, 2017 bởi Kirito-san Thạc sĩ [5.7k điểm]

 

Nói đơn giản nhất, một con người sống, ai cũng có "Ngày Hôm Qua", "Ngày Hôm Nay", và "Ngày Hôm Mai". Để có thể sống được một cuộc sống bình thường - bình thường thôi, chứ chưa nói là tốt - tất phải so sánh những việc làm của mình trong "Ngày Hôm Nay" với "Ngày Hôm Qua", nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, để có thể sống tiếp trong "Ngày Hôm Mai" ...

     Ai không làm như vậy, hẳn nhiên đó là người mất trí, ngu độn, lầm lạc ...

     "Ngày Hôm Qua", cần phải được nhìn nhận, xem xét và đánh giá đúng đắn ; đem so sánh với "Ngày Hôm Nay", cũng cần phải được nhìn nhận, xem xét và đánh giá đúng đắn ; thì mới có thể rút ra những bài học kinh nghiệm đúng đắn, để có thể sống tiếp trong "Ngày Hôm Mai" một cách đúng đắn ...

Các câu hỏi liên quan

2 câu trả lời 243 lượt xem

Học lịch sử để làm gì?

đã hỏi 30 tháng 6, 2018 trong Khác bởi DangCanBanGai Thần đồng [1.3k điểm]

7 câu trả lời 1.5k lượt xem

Học lịch sử để làm gì

đã hỏi 26 tháng 10, 2017 trong Lịch sử lớp 6 bởi DangCanBanGai Thần đồng [1.3k điểm]

Câu 1: Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh. Câu 2: Nguyên nhân phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau chiến tranh Câu 3: Những thành tựu, khó khăn, hạn chế sau chiến tranh của Nhật Bản.

đã hỏi 20 tháng 12, 2019 trong Lịch sử lớp 9 bởi 0984394737 Học sinh [46 điểm]

2 câu trả lời 112 lượt xem

Học sinh cần phải làm gì để trở thành con người có lễ độ và lịch sự tế nhị?

đã hỏi 5 tháng 11, 2020 trong GD Công dân lớp 6 bởi tuha2801 Học sinh [45 điểm]

...

TS. Vũ Thu Hương nêu quan điểm, Lịch sử phải là môn học quan trọng bậc nhất trong đổi mới giáo dục. [Ảnh: NVCC]

Thực tế, có một bộ phận đã hiểu rất sai về mục tiêu giáo dục khi cho rằng giáo dục không cần thiết phải học quá rộng mà chỉ cần học mũi nhọn. Nhưng thực tế, mỗi một môn khoa học sẽ cho chúng ta một tầm nhìn, một kiến thức rất quan trọng để có thể thay đổi chính bản thân mình.

Nếu nghĩ rằng, môn Lịch sử chỉ cho chúng ta biết về quá khứ và lòng yêu nước thì hoàn toàn không chính xác, không đầy đủ. Bởi vì, không chỉ có lịch sử Việt Nam mà còn có cả lịch sử thế giới.

Trong khi đó, giáo dục lòng yêu nước chỉ có trong lịch sử Việt Nam chứ không có trong lịch sử thế giới. Vậy tại sao chúng ta cần phải học Lịch sử? Bởi vì Lịch sử chính là những kinh nghiệm của đời trước, của những người đi trước. Khi chúng ta không trải qua những hoàn cảnh giống như họ thì bản thân mỗi người cũng có được những kinh nghiệm sống bằng cách học Lịch sử.

Ví dụ, không trải qua nhưng khi học Lịch sử, chúng ta sẽ hiểu những hậu quả của chiến tranh để biết nên có chiến tranh hay không? Những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế nào?

Ngoài ra, việc học Lịch sử sẽ cho chúng ta nâng cao tầm nhìn về mặt thời gian và không gian, cho chúng ta hiểu biết về tâm lý con người, của từng khu vực cũng như những mối lên hệ về tính cách và đặc điểm của những con người với từng môi trường khác nhau.

Ta đều có thể nhận diện được tính cách của người Việt Nam khác hoàn toàn với người Do Thái, người Nhật, người Nga... Mỗi một vùng đất sẽ tạo ra đặc thù tính cách rất khác nhau.

Điều này rất quan trọng để chúng ta nắm bắt được tâm lý của con người ngày nay. Đồng thời, cũng rất hữu ích khi ứng xử với mọi người xung quanh, đặc biệt cần thiết cho một số ngành hoạt động. Ví dụ, nếu nghiên cứu lịch sử nước Nga, chúng ta sẽ phần nào hiểu được tính cách, tâm lý của người Nga.

Rõ ràng, môn Lịch sử thực sự cần thiết. Ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu, Lịch sử là một trong những môn học quan trọng nhất.

Thế nhưng, trong nhà trường Việt Nam thường đánh giá trọng tâm, theo cách học mũi nhọn, nghĩa là môn gì cần thì sẽ học, môn nào thi thì sẽ tập trung học môn đó, còn môn không cần, không thi thì không học.

Chính điều này đã khiến cho học sinh Việt Nam học lệch, dẫn đến hiểu biết không đầy đủ, không hoàn thiện, đồng thời tầm nhìn về mặt xã hội, về không gian và thời gian còn nhiều hạn chế. Dẫn đến việc, các em sẽ gặp không ít khó khăn cũng như thất bại trong cuộc sống.

Có người lý luận rằng, khi làm một nghề gì đó thì chúng ta chỉ cần những bộ môn liên quan chặt chẽ đến nghề đó mà thôi. Trong thực tế, để sống tốt, làm việc tốt, đòi hỏi lượng kiến thức tổng hợp, nếu như thiếu một mảng kiến thức của bất kể một môn học nào thì chúng ta cũng gặp ít nhiều khó khăn.

Có người cũng cho rằng, học Lịch sử để giáo dục lòng yêu nước. Điều này là đương nhiên tuy vậy, tôi nghĩ vấn đề quan trọng ở đây không phải là giáo dục lòng yêu nước bởi vì lòng yêu nước được giáo dục ở rất nhiều môn học khác nhau. Đồng thời, lòng yêu nước còn được giáo dục ở các hoạt động khác trong nhà trường chứ không nhất thiết nằm trong môn Lịch sử.

Hơn nữa, môn Lịch sử cho chúng ta những góc nhìn của những nhà nghiên cứu nhiều hơn là nâng cao về mặt ý thức hay đạo đức của học sinh. Nói đúng hơn, môn học này chủ yếu làm sao cho chúng ta góc nhìn về xã hội học, về tâm lý học, về thời gian, về những trải nghiệm để chúng ta có những đánh giá hợp lý.

Nhiều học sinh đang chạy theo học những môn mũi nhọn, học để thi, và vì thế môn Lịch sử đang bị "ghẻ lạnh". [Ảnh: Minh họa]

Ngoài ra, để nâng cao lòng yêu nước của học sinh, các em cần học Lịch sử thời bình, như lý do có các dòng họ Việt Nam như họ Đỗ, Trần, Mai, Đào, Nguyễn… hay câu chuyện khám phá vùng đất mới để hình thành tộc người Kinh, người Mường... Khi đó, học sinh sẽ hiểu kĩ càng hơn về nguồn cội, về các giá trị mà người xưa để lại cho chúng ta.

Trong khi đó, nhiều học sinh đang học Lịch sử theo kiểu học thuộc lòng chứ không phải để khám phá về quá khứ. Và việc môn Lịch sử được đưa ra để tranh luận trên các diễn đàn chứng tỏ tầm quan trọng của bộ môn này rất lớn. Nói đúng hơn, môn Lịch sử luôn được tranh luận sôi nổi, được đặt lên bàn cân về tầm quan trọng của nó trong nhà trường, rõ ràng dân ta biết tầm quan trọng của Lịch sử.

Có một thực tế, nếu chúng ta học một cách nghiêm túc, đầy đủ về môn Lịch sử sẽ thấy, không chỉ có khía cạnh là chiến đấu, bảo vệ đất nước mà còn có những khía cạnh khác như thể hiện về đời sống kinh tế, xã hội. Nếu học sinh được học đầy đủ về Lịch sử thì sẽ không có cái nhìn thiên lệch.

Tuy nhiên, việc chúng ta dạy quá nhiều về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm với những con số khô khan, sẽ khiến cho học sinh có cảm giác nhàm chán, sợ học. Hơn nữa, các em sẽ có những góc nhìn lịch sử sai lệch. Và vì thế, ý nghĩa về nâng cao tình yêu quê hương đất nước trong môn Lịch sử cũng không đạt được mục tiêu như chúng ta mong đợi.

Nghĩa là, khi thấy học sinh học Lịch sử quá kém, đang "ghẻ lạnh" môn Lịch sử, thay vì giảm bớt giá trị của bộ môn này, điều cần làm là phải thay đổi lại cách dạy, cách học Lịch sử.

Để làm được điều này, chúng ta cần thay đổi về chương trình cũng như phương pháp dạy học. Bởi vì, cách dạy học môn Lịch sử hiện tại cho thấy sự áp đặt, chưa hấp dẫn học sinh. Các em chỉ được cung cấp kiến thức và yêu cầu học thuộc cũng như làm bài tập, đưa ra các con số, mốc sự kiện dễ khiến các em chán nản, áp lực.

Do vậy, phải thay đổi cách học Lịch sử và trả môn học này về vị trí xứng đáng của nó. Cần đặt ra các câu hỏi để học sinh tìm kiếm thông tin và trả lời, bởi cách dạy Lịch sử khác nhau sẽ cho những kết quả khác nhau. Đồng thời, chúng ta cũng cần mở rộng chương trình Lịch sử sang các quốc gia, các vùng đất khác trên thế giới để các học sinh có đối tượng quy chiếu và hiểu thêm về người Việt và người nước ngoài thời xưa.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!

TS. Lê Thống Nhất: Môn học nào cũng có thể làm cho học sinh yêu thích, kể cả Lịch sử

"Ai cũng nói Toán học là khô khan nhưng rất nhiều thầy cô đã tạo ra sự hấp dẫn và nhiều học sinh thực sự ...

Lịch sử là môn tự chọn bậc THPT, Bộ GD&ĐT lên tiếng

Liên quan đến câu chuyện Lịch sử là môn học lựa chọn ở cấp THPT, Bộ GD&ĐT cho rằng, việc phân chia thời lượng môn ...

Chủ Đề