Đánh giá tác động môi trường của nhà máy năm 2024

MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 8 TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 10 MỞ ĐẦU 12 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 12 1.1. Hoàn cảnh ra đời 12 1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 13 1.3. KCN Mỹ Xuân B1-Conac 13 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 13 2.1 Các văn bản pháp quy 13 2.1.1. Cơ sở pháp lý 13 2.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến dự án 15 2.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng 15 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo 15 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 16 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 16 CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 18 1.1.TÊN DỰ ÁN 18 1.2.CHỦ DỰ ÁN 18 1.3.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 18 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 19 1.4.1.Mô tả mục tiêu của dự án 19 1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 19 1.4.3. Biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình dự án 25 1.4.4. Công nghệ sản xuất 29 1.4.5. Danh mục máy móc thiết bị 33 1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) của dự án 34 1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 36 1.4.8.Vốn đầu tư 37 1.4.9. Tổ chức thực hiện và quản lý dự án 37 CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 39 2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 39 2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 39 2.1.1.1. Điều kiện địa lý 39 2.1.1.2. Địa chất công trình 39 2.1.2. Điều kiện về khí tượng 40 2.1.2.1. Nhiệt độ không khí 40 2.1.2.2. Độ ẩm không khí 40 2.1.2.3. Lượng mưa 41 2.1.2.4. Bức xạ mặt trời 41 2.1.2.5. Gió và hướng gió 42 2.1.2.6. Độ bền vững khí quyển 42 2.1.2.7. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt 42 2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn 42 2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 43 2.1.4.1.Hiện trạng khu vực thực hiện dự án 43 2.1.4.2.Hiện trạng môi trường không khí 43 2.1.4.3.Hiện trạng môi trường đất 45 2.1.4.4.Hiện trạng môi trường nước mặt 45 2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học 47 2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 48 2.2.1. Điều kiện về kinh tế 48 2.2.1.1. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 48 2.2.1.2. Thương mại, dịch vụ 48 2.2.1.3. Nông – lâm – ngư – nghiệp: 48 2.2.2. Điều kiện xã hội 49 2.2.2.1. Y tế 49 2.2.2.2. Công tác giáo dục 49 2.2.2.3. Văn hóa thông tin 49 2.2.2.4. Tỷ lệ hộ nghèo 50 2.2.3. Hiện trạng phát triển KCN Mỹ Xuân B1-Conac 50 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 51 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 51 3.1.1. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 51 3.1.1.1. Nguồn gây tác động 51

  1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 52
  2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 57 3.1.1.2. Đối tượng và quy mô bị tác động giai đoạn xây dựng dự án 61 3.1.1.3. Dự báo rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 63
  3. Tai nạn giao thông 63
  4. Tai nạn lao động 63
  5. Khả năng cháy nổ 63 3.1.2. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG 63 3.1.2.1. Nguồn gây tác động 63
  6. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải 65
  7. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải 76 3.1.2.2. Đối tượng và quy mô bị tác động giai đoạn dự án đi vào hoạt động 78 3.1.2.3. Dự báo rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 79
  8. Sự cố cháy nổ 79
  9. Sự cố trong vận chuyển, lưu trữ và sử dụng hóa chất 79
  10. Sự cố rò rỉ, tràn đổ hóa chất, nhiên liệu 79
  11. Sự cố tai nạn lao động 80
  12. Sự cố chập điện, sét đánh 80
  13. Sự cố tai nạn giao thông 80
  14. Sự cố về các hệ thống xử lý nước thải 80 3.1.3. Đánh giá tổng hợp các vấn đề môi trường, các sự cố có thể xảy ra khi thực hiện dự án 80 3.2. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 81 CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 83 4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA 83 4.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án 83 4.1.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động các chất thải dự án đến môi trường 83 4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 85 4.1.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 86 4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải dự án đến môi trường 86 4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 96 4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ VỚI CÁC RỦI RO, SỰ CỐ 98 4.2.1. Giai đoạn thi công xây dựng dự án 98 4.2.1.1. Biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông 98 4.2.1.2. Biện pháp giảm thiểu sự cố trong lao động 98 4.2.1.3. Biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ 99 4.2.2. Giai đoạn dự án đi vào hoạt động 99 4.2.2.1. Biện pháp phòng, chống sự cố cháy nổ 99 4.2.2.2. Biện pháp an toàn trong vận chuyển, lưu trữ và sử dụng hóa chất 100 4.2.2.3.Biện pháp phòng chống rò rỉ, tràn đổ hóa chất 102 4.2.2.4. Biện pháp an toàn nhằm giảm thiểu sự cố tai nạn lao động 103 4.2.2.5. Phòng chống sự cố về điện, sét đánh 104 4.2.2.6. Các biện pháp khống chế sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải 105 CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 106 5.1.CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 106 5.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 111 5.2.1. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn xây dựng 111 5.2.2. Giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động 111 5.2.3. Kinh phí giám sát môi trường 112 CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 114 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 115 1.KẾT LUẬN 115 2. KIẾN NGHỊ 115 3. CAM KẾT 115
  15. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu 116
  16. Cam kết thực hiện tất cả các biện pháp, quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan đến dự án. 117 CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC 119

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHÔM ĐỊNH HÌNH - DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Bảng danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo ĐTM 18 Bảng 1.1. Bảng tọa độ cột mốc vị trí khu đất thực hiện dự án 19 Bảng 1.2. Các hạng mục công trình dự án 20 Bảng 1.3. Bảng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính của nhà máy 21 Bảng 1.4. Bảng biểu thị quá trình xây dựng dự án với thời gian thực hiện 28 Bảng 1.5. Bảng khối lượng thi công các hạng mục công trình nhà máy 29 Bảng 1.6. Bảng danh mục máy móc thiết bị sử dụng trong nhà máy 35 Bảng 1.7. Bảng số lượng pherô hợp kim sử dụng trong năm 36 Bảng 1.8. Bảng số lượng khí Nitrogen và argon sử dụng trong năm 36 Bảng 1.9. Bảng số lượng hóa chất tẩy rửa và sơn sử dụng trong năm 36 Bảng 1.10. Bảng số lượng VLCL sử dụng trong năm 36 Bảng 1.11. Bảng số lượng khí thiên nhiên sử dụng trong năm 37 Bảng 1.12. Bảng số lượng nước sử dụng trong năm 37 Bảng 1.13. Bảng số lượng sản phẩm của nhà máy trong năm 37 Bảng 1.14. Tiến độ thực hiện dự án 37 Bảng 1.15. Khái toán tổng mức đầu tư dự án 38 Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ năm 2007 đến năm 2010 41 Bảng 2.2. Độ ẩm trung bình các tháng trong năm từ năm 2007 đến năm 2010 41 Bảng 2.3. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm từ năm 2007 đến 2010 42 Bảng 2.4. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm từ năm 2007 đến 2010 42 Bảng 2.5. Phân loại độ bền vững khí quyển (PASQUILI) 43 Bảng 2.6. Vị trí các điểm lấy mẫu vi khí hậu, bụi và hơi độc 44 Bảng 2.7. Kết quả đo vi khí hậu và tiếng ồn 44 Bảng 2.8 Kết quả đo bụi và khí độc 45 Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu đất 46 Bảng 2.10. Kết quả đo đạc chất lượng nước mặt suối Bò Kè 47 Bảng 2.11. Kết quả chất lượng nước mặt điểm giao sông Thị Vải và suối Bò Kè 47 Bảng 3.1. Hoạt động và nguồn gây tác động môi trường giai đoạn xây dựng 52 Bảng 3.2. Bảng khối lượng nguyên vật liệu và thiết bị xây dựng nhà máy 54 Bảng 3.3.Tải lượng ô nhiễm của bụi từ các phương tiện giao thông đối với xe có tải trọng từ 3,5 – 16 tấn 54 Bảng 3.4.Tải lượng ô nhiễm của khí thải từ các phương tiện giao thông đối với xe có tải trọng từ 3,5 – 16 tấn ở ngoại ô 55 Bảng 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói hàn 55 Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm trong NTSH 56 Bảng 3.7. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 57 Bảng 3.8. Thành phần, khối lượng chất thải nguy hại 58 Bảng 3.9. Mức ồn từ các thiết bị thi công 59 Bảng 3.10. Độ ồn bổ sung khi có sự cộng hưởng tiếng ồn 59 Bảng 3.11. Nồng độ các chất có trong nước mưa chảy tràn 60 Bảng 3.12. Đối tượng bị tác động, khu vực bị tác động trong giai đoạn xây dựng 62 Bảng 3.13. Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn vận hành nhà sản xuất nhôm định hình 65 Bảng 3.14. Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải đốt gas 67 Bảng 3.15. Nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt gas 67 Bảng 3.16. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông 69 Bảng 3.17. Hệ số ô nhiễm do khí thải từ hoạt động giao thông 69 Bảng 3.18. Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông 69 Bảng 3.19. Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm khí thải máy phát điện 70 Bảng 3.20. Nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện 71 Bảng 3.21. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí 72 Bảng 3.22. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 73 Bảng 3.23. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 73 Bảng 3.24. Nồng độ và tải lượng ô nhiễm nước thải tẩy rửa bề mặt 74 Bảng 3.25. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 74 Bảng 3.26. Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt 75 Bảng 3.27. Bảng Dự báo thành phần chất thải nguy hại phát sinh 76 Bảng 3.28. Tác hại các chất ô nhiễm trong chất thải rắn 77 Bảng 3.29. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động của dự án 77 Bảng 3.30. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn 79 Bảng 3.31. Đối tượng, quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động 79 Bảng 3.32. Đánh giá tổng hợp tác động, sự cố, rủi ro trong giai đoạn xây dựng 82 Bảng 3.33. Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 83 Bảng 5.1. Bảng bố trí nhân sự cho công tác bảo vệ môi trường 107 Bảng 5.2. Bảng tổng hợp chương trình quản lý môi trường của dự án 108 Bảng 5.3. Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động 112 Bảng 5. 4. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công 113 Bảng 5. 5. Kinh phí giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động 113

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý cấp điện cho dự án 21 Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý cấp nước cho dự án 24 Hình 1.3. Quy trình thi công xây dựng 26 Hình 1.4. Quy trình công nghệ sản xuất nhôm định hình 29 Hình 1.5. Phòng phun sơn tĩnh điện 33 Hình 1.6. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án giai đoạn xây dựng 37 Hình 1.7. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án giai đoạn hoạt động 37 Hình 2.1 Biểu đồ diễn biến chất ô nhiễm trong không khí tại các vị trí lấy mẫu 43 Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa 84 Hình 4.2. Sơ đồ quy trình xử lý bụi và khí thải trong lò điện hồ quang 87 Hình 4.3. Sơ đồ quy trình kiểm soát hơi axit, bazo và nước 88 Hình 4.4. Sơ đồ quản lý nước thải 88 Hình 4.5. Sơ đồ bể tự hoại 89 Hình 4.6. Sơ đồ bể tách dầu 90 Hình 4.7. Sơ đồ công nghệ HTXLNT Sinh hoạt 90 Hình 4.8. Sơ đồ quy trình tuần hoàn nước giải nhiệt 92 Hình 4.9. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý tuần hoàn nước thải tẩy rửa bề mặt 93 Hình 4.10. Sơ đồ tổng quát xử lý chất thải rắn 94 Hình 4.11. Sơ đồ thu gom nước mưa trong giai đoạn hoạt động 97

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxy sinh học BQL : Ban quản lý BCT : Bộ công thương BLĐTBXH : Bộ lao động thương binh xã hội BTCT : Bê tông cốt thép BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường BXD : Bộ xây dựng BYT : Bộ y tế CBCNV : Cán bộ công nhân viên CĐT : Chủ đầu tư CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa COD : Nhu cầu oxy hoá học CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn DO : Hàm lượng oxy hoà tan DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính ĐTM : Đánh giá tác động môi trường HTXL : Hệ thống xử lý HTXLKT : Hệ thống xử lý khí thải HTXLNTSH : Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt KCN : Khu công nghiệp KT-XH : Kinh tế - Xã hội MTV : Một thành viên NĐ - CP : Nghị định – Chính phủ NTSH : Nước thải sinh hoạt NTSX : Nước thải sản xuất PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCXDVN : Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN : Quy chuẩn Việt Nam QĐ : Quyết định QH : Quốc hội TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TM : Thương mại TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT : Thông tư TTLT : Thông tư liên tịch UBND : Ủy ban nhân dân VLCL : Vật liệu chịu lửa VLXD : Vật liệu xây dựng XD : Xây dựng XLKT : Xử lý khí thải XLNT : Xử lý nước thải WB : Ngân hàng thế giới WHO : Tổ chức y tế thế giới WTO : Tổ chức thương mại quốc tế

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHÔM ĐỊNH HÌNH

Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất nhôm định hình Toàn Cầu Việt Nam công suất 200.000 tấn/năm tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac” thuộc loại dự án có công nghệ mới tiên tiến hiện đại cho phép sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí sản xuất thấp nhất, không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động, dự án cũng không thể tránh khỏi phát sinh vấn đề môi trường cần phải quan tâm giải quyết cụ thể như: Trong quá trình xây dựng làm phát sinh nguồn ô nhiễm không khí như bụi, khí thải, tiếng ồn từ hoạt động thi công của các máy móc thiết bị làm việc tại công trường, từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất. Ngoài ra, không khí còn bị ô nhiễm từ hoạt động cắt, hàn, gia công các chi tiết kim loại và sơn nhà xưởng, chất thải rắn từ quá trình xây dựng như bao bì thải, sắt thép vụn…Nước mưa chảy tràn cuốn theo đất, cặn bẩn, dầu mỡ thải trên bề mặt công trình làm phát sinh ô nhiễm. Hoạt động của công nhân thi công trên công trường còn phát sinh nước thải sinh hoạt, rác thải… Với thời gian thi công kéo dài trong một năm nên các tác động trên cần phải quan tâm, xử lý. Nhằm giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường từ quá trình thi công, chúng tôi đã đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm như: lập kế hoạch thi công hợp lý, bố trí máy móc, thiết bị thi công phù hợp, các xe vận chuyển nguyên vật liệu được phủ bạt che, lắp hàng rào cách ly an toàn khu vực thi công và khu vực xung quanh. Đào rãnh thoát nước mưa tạm thời cho khu vực thi công. Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ xây dựng được lưu trữ đúng nơi quy định. Bố trí thiết bị thu gom chất thải rắn sinh hoạt, nhà vệ sinh di động tại công trường để giảm thiểu các tác động từ hoạt động sinh hoạt của công nhân trên công trường. Ngoài ra sẽ trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động và tập huấn an toàn lao động, PCCC cho tất cả các công nhân tham gia thi công trên công trình. Với các biện pháp cụ thể và cần thiết sẽ giảm thiểu được tối đa các tác động phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án. Khi dự án đi vào hoạt động, với tính chất là một ngành sản xuất nên vấn đề nước thải đặc biệt quan tâm. Hoạt động của dự án chủ yếu làm phát sinh nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất do hoạt động của CBCNV và quá trình sản xuất của nhà máy. Để giảm thiểu tác động này, chủ dự án sẽ tách riêng hệ thống thoát nước mưa và nước thải, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 100 m3/ngày, hệ thống tuần hoàn nước giải nhiệt, tuần hoàn nước rửa đảm bảo nước thải sau xử lý sẽ đạt quy chuẩn quy định trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của KCN để thải ra nguồn thiếp nhận. Để giảm thiểu tác động từ chất thải rắn, Chủ dự án sẽ bố trí nhân viên vệ sinh, thiết bị thu gom để thu gom toàn bộ lượng chất thải phát sinh. Đồng thời bố trí nơi lưu trữ chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất, chất thải nguy hại và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển đi xử lý lượng chất thải này. Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm gia tăng một lượng lớn bụi, khí thải và tiếng ồn từ quy trình sản xuất và các phương tiện giao thông ra vào. Để giảm thiểu tác động này, nhà máy đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải; bố trí hợp lý chiều cao nhà xưởng, các cửa mái để thông gió tự nhiên tốt, lắp đặt trần mái cách nhiệt, chụp thoáng gió tự nhiên hay cơ khí để thoát nhiệt; xây dựng các hệ thống thông gió làm mát phục vụ cho công nhân ở những khu vực có nhiệt độ cao, mật độ công nhân cao và có nhiều khí độc; trang bị hệ thống điều hòa, làm mát không khí trong các nhà xưởng sản xuất; bố trí khuôn viên dự án sẽ được trồng cây xanh; đường nội bộ được nhựa hóa và thường xuyên phun nước, tưới đường vào những ngày nắng nóng để giảm thiểu bụi… Dự án có sử dụng máy phát điện để phục vụ cho nhà máy khi mạng lưới điện xảy ra sự cố cúp điện. Tất cả các công trình xử lý môi trường tại dự án sẽ được đầu tư xây dựng và hoàn thiện trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức. Để giảm thiểu tối đa sự cố cháy nổ và thực hiện tốt công tác PCCC, chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống chống sét, thiết lập các phương án an toàn điện và thành lập phương án PCCC, đồng thời lắp đặt các thiết bị cần thiết phục vụ công tác PCCC. Ngoài ra Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam sẽ thực hiện tốt các công tác đảm bảo an toàn, trật tự khu vực, có phương án khắc phục các sự cố phát sinh như sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải, an toàn hóa chất và lưu trữ chất thải trong khuôn viên dự án. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, Công ty sẽ bố trí nhân viên phụ trách về môi trường chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của dự án. Mỗi nguồn gây tác động đến môi trường trong dự án ở cả giai đoạn thi công xây dựng và hoạt động đều có phương pháp quản lý, giảm thiểu thích hợp đi kèm. Chủ dự án cũng đề ra chương trình giám sát môi trường định kỳ hàng năm (giám sát môi trường không khí dự án với tần suất 6 tháng/ lần và giám sát tính chất nước thải sau xử lý của dự án với tần suất 3 tháng/ lần), viết báo cáo gửi về Ban quản lý các KCN 2 lần/năm. Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM và nội dung Báo cáo ĐTM, hoàn thành các công trình xử lý và bảo vệ môi trường, báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra xác nhận trước khi đi vào hoạt động chính thức. Công ty sẽ chịu trách nhiệm về các biện pháp bảo vệ môi trường đối với toàn bộ dự án trong suốt quá trình xây dựng, hoạt động, thực hiện giám sát và vận hành các công trình xử lý môi trường, đồng thời sẽ phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý an ninh, trật tự, tệ nạn xã hội. Công ty cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về bảo vệ Môi trường, nếu để xảy ra sự cố môi trường, các tiêu chuẩn xả thải vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn Môi trường Việt Nam quy định.

MỞ ĐẦU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHÔM ĐỊNH HÌNH 1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1.1. Hoàn cảnh ra đời Chính sách mở cửa của Việt Nam ngày càng thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại Quốc tế WTO. Nhiều nguồn vốn đầu tư từ các con đường khác nhau đã góp phần thúc đẩy việc xây dựng các công trình và các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ và qua đó nhu cầu về nhôm định hình phục vụ cho công nghiệp và xây dựng cũng ngày càng gia tăng. Công nghiệp sản xuất nhôm định hình là một trong những ngành công nghiệp cơ bản có tác động đến các ngành công nghiệp khác và hoàn thiện sự phát triển kinh tế. Các sản phẩm nhôm luôn hỗ trợ sự phát triển hạ tầng các công trình xây dựng công cộng, cũng như hỗ trợ sự phát triển và chuyển đổi các ngành công nghiệp. Các sản phẩm nhôm định hình với chất lượng và giá trị xuất khẩu cao sẽ được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất. Ngày nay đây là thời điểm để các chuyên gia ngành nhôm lập nên một bước nhảy vọt vĩ đại. Đặc biệt là sự đối mặt với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, thì ngành sản xuất nhôm định hình phải tạo nên một sự chuyển đổi thực sự trong tất cả các lĩnh vực. Hiện nay Việt Nam có 17 nhà máy sản xuất nhôm định hình với tổng công suất là 250.000 tấn/năm. Tuy nhiên công nghệ chưa thực sự tiên tiến, quy mô nhỏ nên mỗi năm Việt Nam cần phải nhập khẩu lượng nhôm định hình rất lớn. Mặt khác nhu cầu nhôm định hình trên thế giới đặc biệt là khu vực Châu Á là rất cao. Chính vì vậy mà Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam đã đầu tư Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất nhôm định hình công xuất 200.000 tấn/năm tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac. Để tạo điều kiện cho việc sản xuất ổn định lâu dài và nâng cao sức cạnh tranh, dự án sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến và tối ưu nhất cùng với bí quyết vận hành chuyên ngành và đưa ra hệ thống quản lý hiệu quả cao không những cho ra các sản phẩm chất lượng với chi phí sản xuất thấp mà còn không gây nguy hại đến môi trường trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, vốn đầu tư cũng sẽ được sử dụng hiệu quả và hữu hiệu hơn. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005, Nghị định số 29/20011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ v/v Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, trong đó qui định dự án xây dựng cơ sở sản xuất nhôm định hình công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm trở lên phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Công Ty TNHH Nhôm Toàn Cầu Việt Nam tiến hành lập Báo cáo ĐTM cho Dự án với sự tư vấn của Công Ty TNHH MTV XD-TM-DV Môi Trường Đông Á. Dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất nhôm định hình công suất 200.000 tấn/năm tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac” thuộc loại dự án có công nghệ mới tiên tiến hiện đại cho phép sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao với chi phí sản xuất thấp nhất, dễ kiểm soát, giảm các chỉ số tiêu hao và qua đó tăng khả năng cạnh tranh. Với những lý do trên thì việc xây dựng Nhà máy sản xuất nhôm định hình phù hợp với nhu cầu của thị trường và mang tính khả thi cao. Trên cơ sở đó tạo ra những sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam mà còn xuất khẩu ra các nước khác trên thế giới. 1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư là Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 1.3. KCN Mỹ Xuân B1-Conac Vị trí dự án nằm trong KCN Mỹ Xuân B1-Conac. KCN Mỹ Xuân B1-Conac nằm tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Mỹ Xuân B1-Conac, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” số 599/QĐ-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 21/3/2008. Xem quyết định phê duyệt ĐTM kèm theo phụ lục I. Dự án “xây dựng nhà máy sản xuất nhôm định hình công suất 200.000 tấn/năm” không thuộc một trong năm loại hình không được phép tiếp nhận vào KCN Mỹ Xuân B1-Conac. Đó là năm loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nghiêm trọng, bao gồm: chế biến tinh bột sắn, chế biến mủ cao su, sản xuất hóa chất cơ bản (có phát sinh nước thải công nghiệp), nhuộm và thuộc gia. Đồng thời không thuộc một trong các loại hình công nghiệp cần báo cáo các cơ quan hữu quan, trong đó có Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét, quyết định, bao gồm: công nghiệp xi mạ, chế biến thủy sản, sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật (có phát sinh nước thải công nghiệp), sản xuất phân bón (có phát sinh nước thải công nghiệp) và sản xuất bột giấy. Vì vậy dự án phù hợp với quy hoạch phát triển của KCN Mỹ Xuân B1-Conac. 2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) 2.1 Các văn bản pháp quy 2.1.1. Cơ sở pháp lý Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất nhôm định hình quy mô 200.000 tấn sản phẩm/năm tại KCN Mỹ Xuân B1-Conac, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý sau:  Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc Hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc Hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;  Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc Hội nước Cộng hoà Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;  Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc Hội thông qua ngày 29/06/2001;  Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/06/1998;  Luật Xây dựng số 16/2003QH11 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003;  Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;  Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn của Chính phủ;  Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;  Nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;  Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên & Môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định 29/2011/NĐ-CP của chính phủ về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;  Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;  Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;  Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 26/6/2010 của Bộ Công thương quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;  Thông tư số 18/2011/TT-BCT ngày 21/4/2011 của Bộ Công thương bổ sung, bãi bỏ thủ tục hành chính tại thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 26/6/2010 của Bộ Công thương quy định cụ thể một số điều của Luật hóa chất và nghị định 108/2008/NĐ-CP ngày 7/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;  Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010 của Bộ Công thương về quy định công tác an toàn trong ngành công thương;  Thông tư số 04/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27/02/2008 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có quy định nghiêm ngặt về an toàn lao động;  Thông tư số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động;  Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;  Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;  Quyết định số 39/2010/QĐ-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường;  Và một số văn bản khác có liên quan. 2.1.2. Các văn bản pháp luật liên quan đến dự án  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 492023000213 chứng nhận lần đầu ngày 08 tháng 8 năm 2011, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 20 tháng 09 năm 2011 do Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp.  Văn bản thỏa thuận địa điểm số 559/BQL-ĐT do Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 01/8/2011.  Văn bản thỏa thuận địa điểm số 680/BQL-ĐT do Ban quản lý các KCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 20/9/2011. 2.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam áp dụng  QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.  QCVN 05: 2009/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.  QCVN 06: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.  QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại  QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.  QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.  QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp  QCVN 19: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.  QCVN 20: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.  QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.  QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung  Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động của Bộ Y Tế tại quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế về việc ban hành 21 Tiêu chuẩn Vệ sinh Lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số Vệ sinh Lao động.  QCVN : 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng  TCXDVN 51:2008 – Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài. Tiêu chuẩn thiết kế. 2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo - Quy hoạch tổng thể của Dự án: Bản vẽ mặt bằng tổng thể - Hồ sơ pháp lý của Dự án do chủ đầu tư cung cấp. - Giải trình kinh tế kỹ thuật của dự án “Nhà máy sản xuất nhôm định hình” - Các tài liệu về địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của địa phương. - Các số liệu phân tích chất lượng không khí, mức ồn, thành phần nước được tiến hành theo QCVN hiện hành, các thiết bị phân tích hiện đại và do đội ngũ những cán bộ chuyên trách thực hiện nên kết quả đảm bảo độ tin cậy. - Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các Dự án tương tự . - Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước về các biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường của hoạt động Dự án. - Các hướng dẫn về kỹ thuật ĐTM của Ngân hàng Thế giới (WB). - Đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993). 3. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM  Phương pháp phân tích thống kê: phương pháp này nhằm chọn lọc và xử lý các số liệu giúp cho việc xác định hiện trạng môi trường cũng như xu thế biến đổi môi trường trong khu vực dự án, làm cơ sở cho việc dự báo tác động môi trường khi thực hiện dự án cũng như đánh giá mức độ của tác động đó.  Phương pháp so sánh: Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết, so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng môi trường hiện hữu tại khu vực quy hoạch.  Phương pháp điều tra, khảo sát: trên cơ sở các tài liệu về môi trường đã có sẵn tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mới nhất cũng như thẩm định hiện trạng môi trường trong khu vực dự án.  Phương pháp chuyên gia: Tham khảo tài liệu và ý kiến chuyên gia khi đề xuất các giải pháp xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm  Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập