Đánh giá top ngôn ngữ khó học nhất thế giới

Việc xếp hạng độ khó dễ của một ngoại ngữ phụ thuộc vào việc bạn đang sử dụng ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, bảng xếp hạng này dựa trên những dân tộc nói tiếng Anh và dùng bảng chữ cái Latinh.

Nội dung chính Show

  • Đánh giá độ khó của ngôn ngữ thế nào?
  • 1. Tiếng Ả Rập
  • 2. Tiếng Trung
  • 3. Tiếng Nhật
  • 4. Tiếng Hàn
  • 5. Tiếng Thái
  • 6. Tiếng Nga
  • 7. Tiếng Phần Lan
  • 8. Tiếng Hungary
  • 10. Tiếng Iceland
  • 10. Tiếng Ấn Độ
  • Tiếng Việt có khó học không?
  • Video liên quan

Trên thế giới có tới 2.650 ngôn ngữ với hơn 7.000 tiếng địa phương. Một con số khổng lồ cho bất cứ ai có tham vọng học tất cả ngôn ngữ trên thế giới.

Ngay cả Timothy Doner, người được xem là thần đồng ngôn ngữ và giữ kỉ lục biết nhiều ngôn ngữ nhất thế giới cũng khá khiêm tốn với 23 ngôn ngữ [tất nhiên là so sánh với số ngôn ngữ có trên thế giới, còn đối với một người thì đó đã là niềm mơ ước rồi].

1. Tiếng Hungary

Tiếng Hungary được cho là thứ tiếng có một số quy tắc ngữ pháp kì lạ nhất trên thế giới. Nó có 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt [mà có thể lên tới 30 trong 1 số nghiên cứu] trong khi Tiếng Anh lại chẳng có cách ngữ đặc biệt nào cả. Vì vậy, ngôn ngữ Hungary chắc chắn sẽ là một thách thức lớn cho một người nói tiếng Anh. Thêm vào đó, cấu trúc câu của ngôn ngữ này lại hoàn toàn khác biệt so với hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Tóm lại, sẽ là 1 chặng đường gian nan cho những người nói tiếng Anh muốn chinh phục được thứ ngôn ngữ này.

2. Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ có thể thay đổi ý nghĩa khi thay đổi giọng điệu của từ. Ngôn ngữ này được khoảng 1/5 dân số thế giới sử dụng và được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất. Tiếng Trung Quốc chuẩn được sử dụng tại Trung Quốc, đảo Đài Loan và Singapore.

Mặc dù nhiều ngôn ngữ khác nhau được sử dụng tại Trung Quốc, nhưng một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất là tiếng Quan Thoại [ngôn ngữ được nhiều người nói nhất trên thế giới], được sử dụng bởi gần 1 tỉ người.Tiếng Trung bao gồm một hệ thống chữ viết với hàng ngàn kí tự khác nhau. Bạn buộc phải học chúng để có thể hiểu được thứ ngôn ngữ này. Theo thống kê, ít nhất bạn phải biết được hơn 3000 kí tự căn bản của tiếng Trung để hiểu được những từ ngữ sơ đẳng nhất. Để đọc được báo thì số kí tự cần học là hơn 4000 kí tự. Những học giả ở Trung Quốc hiện nay có thể nhớ được hơn 10,000 kí tự, trong khi trong từ điển ghi nhận có hơn 40,000 kí tự tiếng Trung. Để đọc, viết và nói được tiếng Trung chắc chắn bạn phải thật chăm chỉ, quyết tâm và có lòng đam mê với thứ ngôn ngữ này. Nếu không bạn sẽ bỏ cuộc giữa đường mất.

3. Tiếng Nhật

Tiếng Nhật được hơn 125 triệu người trên thế giới sử dụng. Nó được xem là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới vì mối quan hệ gần gũi với tiếng Trung Quốc cùng với hệ thống kí tự và ngữ điệu rất phức tạp.

Chắc chắn phải mất một thời gian dài chăm chỉ học hành và nghiên cứu bạn mới có thể sử dụng được tiếng Nhật… ở mức cơ bản. Tiếng Nhật có hàng ngàn kí tự khác nhau với các cách phát âm và ý nghĩa riêng biệt, còn chưa kể đến bạn phải học cách ghép chúng lại với nhau nữa.

Hệ thống chữ viết tiếng Nhật chủ yếu sử dụng bảng chữ cái hai âm tiết [ormoraic], hiragana và katakana. Và sau khi học được mấy bảng chữ cái ấy, bạn sẽ tiếp tục bước vào con đường gian nan là học nói… Thật là nan giải! Sẽ chẳng có lối tắt nào để học thứ ngôn ngữ phức tạp này cả – ngoại trừ sự chăm chỉ và quyết tâm.

4. Tiếng Ả Rập 

Tiếng Ả rập cổ điển được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 6, ở phạm vi lãnh thổ rộng lớn, kéo dài từ Trung Đông đến châu Phi. Với hơn 420 triệu người bản ngữ, chắc chắn tiếng Ả Rập là một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới.

Tiếng Ả Rập học trong trường học có thể giúp bạn đọc và viết. Tuy nhiên, khi nói chuyện với người bản xứ, tuỳ thuộc vào nơi xuất thân mới có thể hiểu được lời nói của họ. Ví dụ, một người nói tiếng Ả Rập từ Ma-rốc có thể khó hiểu hơn rất nhiều một người nói tiếng Ả Rập đến từ Ai Cập.

Lí do tiếng Ả Rập khó đối với người nói tiếng Anh là nó chứa các âm và bảng chữ cái mà thậm chí không tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Anh. Vì vậy, sẽ phải “cày cuốc” thật miệt mài mới có cơ may học được thứ ngôn ngữ ngoằn ngoèo này đấy các bạn.

5. Tiếng Iceland

Ngôn ngữ này thuộc dòng ngôn ngữ Ấn Âu, phần lớn bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ Đan Mạch và Thụy Điển. Có quá nhiều quy tắc ngữ pháp khác nhau làm cho ngôn ngữ này thực sự rất “khoai” với những người nói tiếng Anh. Học tiếng Iceland yêu cầu phải thực sự chăm chỉ và nỗ lực hơn so với những ngôn ngữ khác, nhưng một khi bạn hiểu các quy tắc và chăm chỉ học tập rồi thì cuối cùng bạn cũng có thể đọc “Eyjafjallajökull” [tên của một ngọn núi lửa] cho đúng.

6. Tiếng Phần Lan

Điều làm cho tiếng Phần Lan rất khó học đối với người nói tiếng Anh chính là việc dịch và phát âm. Các quy tắc ngữ pháp của tiếng Phần Lan thực sự khó quá mức tưởng tượng với một người nói tiếng Anh. Bạn phải dành lượng thời gian tương đối lâu để có thể nghiên cứu và bắt tay vào học được thứ ngôn ngữ này. Và ngay cả khi điều đó có thể xảy ra, thì cũng chẳng có gì đảm bảo là bạn sẽ thực sự giỏi nó cả. Lời khuyên dành cho bạn là không nên cố gắng tìm hiểu ngôn ngữ này, đặc biệt là nếu tiếng Anh là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.

7. Tiếng Khoisan

Ngôn ngữ Khoisan được biết đến nhiều nhất vì sử dụng các phụ âm nghe như tiếng tí tách hoặc tiếng ngựa chạy [click consonants], đây là lí do làm cho Khoisan trở thành một trong những ngôn ngữ khó nhất để tìm hiểu và nói chuyện với những người không có cùng ngữ hệ Châu Phi. Những âm thanh, phụ âm trong tiếng Khoisan thường được viết bằng kí tự như ! và ǂ. Sẽ hoa mắt, chóng mặt cho bạn nào muốn chinh phục được loại ngôn ngữ này. Nhưng đừng sợ, hãy cứ thử tìm hiểu xem, biết đâu bạn có thể làm được.

8. Tiếng Việt

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Trong lịch sử, có 3 loại văn tự được sử dụng gồm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Chữ Hán được sử dụng từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong thời kì đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Ngày nay, bộ chữ được dùng là chữ Quốc ngữ, dựa trên bảng kí tự Latinh, cùng với các thanh điệu. Chính điều này khiến tiếng Việt trở thành ngôn ngữ khó phát âm đối với những người không sử dụng ngôn ngữ này làm tiếng mẹ đẻ.

9. Tiếng Nga

Mặc dù khá dễ dàng để bắt chước Nga theo cách hài hước, nhưng để thực sự hiểu và học tốt được ngôn ngữ này, bạn cần dành ra một số lượng lớn thời gian và công sức đấy. Tiếng Nga có một bảng chữ cái hoàn toàn xa lạ với một người nói tiếng Anh. Một người nói tiếng Nga phải rất tập trung vào trọng âm để có thể phát âm chuẩn, đôi khi một chút sai lầm về trọng âm cũng có thể thay đổi ý nghĩa của từ. Mặc dù trong tiếng Anh, trọng âm cũng là một phần rất quan trọng trong phát âm, nhưng so với tiếng Nga thì có lẽ cũng chưa ăn nhằm gì nhỉ?

10. Tiếng Thái

Tiếng Thái, hay còn gọi là tiếng Xiêm hay Trung Thái, là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan. Đây là một thành viên của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Gần một nửa các từ được vay mượn từ tiếng Pali, Khmer cổ, hoặc Phạn ngữ. Tiếng Thái về cơ bản mang nhiều âm sắc và được biết đến với bảng chữ cái phức tạp.

Theo thethaovanhoa.vn

Ở trên thế giới có tới 2.650 ngôn ngữ với hơn 7.000 tiếng địa phương. Trong đó sẽ được sắp xếp thành 3 nhóm là dễ học, trung bình và khó học. Vậy trong các ngôn ngữ đó thì ngôn ngữ nào khó nhất thế giới? Nội dung này hãy cùng tìm hiểu với công ty Dịch Thuật Tốt nhé.

Đánh giá độ khó của ngôn ngữ thế nào?

Khi bạn tìm kiếm về top những ngôn ngữ khó học, dễ học nhất thì chắc chắn sẽ không có một list giống nhau. Nguyên nhân là do quá trình đánh giá độ khó của ngôn ngữ không đồng nhất với nhau. Có thể ngôn ngữ này khó học với người nước này nhưng lại dễ học với người nước khác.

Nguyên nhân được đưa ra là sự khó khăn khi học ngôn ngữ mới là do không cùng hệ chữ. Ví dụ với người sử dụng tiếng Anh thì sẽ rất khó khăn khi học tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Thái… [vì khác hệ chữ]. Tuy nhiên người sử dụng tiếng Anh sẽ học tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào nha dễ hơn [vì cùng hệ chữ Latinh].

Ngôn ngữ nào khó học nhất thế giới với người Việt?

Bài viết này chúng tôi sẽ đánh giá độ khó học của ngôn ngữ là đối với người Việt. Hy vọng những thông tin cung cấp sẽ giúp bạn có thêm quyết tâm khi học những ngôn ngữ khó nhất. Nếu bạn học tốt các ngôn ngữ khó thì có rất nhiều cơ hội tìm được việc làm lương cao trong ngành dịch thuật.

– Dưới đây là top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới với người Việt:

1. Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến tại vùng Trung Đông hoặc vùng sừng châu Phi. Đối với người Việt hay nhiều người nước ngoài thì tiếng Ả Rập luôn là một trong những ngôn ngữ khó học nhất.

Tiếng Ả Rập khó học vì các ký tự chữ cái sử dụng hệ chữ đặc trưng riêng. Chính vì vậy nếu không phải là các nước sử dụng ngôn ngữ có hệ chữ tương tự thì quá trình làm quen với chữ cái rất khó khăn.

Sự khó khăn lớn nhất khi học tiếng Ả Rập chính là học mặt chữ cái. Ngoài ra cấu tạo từ của tiếng Ả Rập cũng rất phức tạp, một từ gốc có thể sinh ra nhiều loại từ khác mà không cùng hàm nghĩa.

Chính vì những điểm đó mà nhiều người nước ngoài trên thế giới cũng đánh giá tiếng Ả Rập rất khó học chứ không riêng gì người Việt. Nếu bạn muốn học tiếng Ả Rập thì chắc chắn sẽ cần tập trung đầu tư nhiều thời gian, công sức thì mới có thể thành công được.

Tiếng Ả Rập luôn được đánh giá là khó học nhất thế giới

2. Tiếng Trung

Nhiều người trên thế giới đều đánh giá tiếng Trung là ngôn ngữ khó nhất trên thế giới. Tuy nhiên sự thật thì Việt Nam là nước láng giềng Trung Quốc với nền văn hóa, ngôn ngữ giao thoa nhau. Chính vì vậy người Việt vẫn có thể dễ dàng học tiếng Trung hơn các nước khác.

Tiếng Trung Quốc được đánh giá là khó học vì có hệ thống chữ viết với hàng ngàn kí tự khác nhau. Theo thống kê thì bạn cần phải biết được hơn 3000 kí tự căn bản để có thể hiểu được những từ ngữ sơ đẳng. Để đọc viết thành thạo được tiếng Trung thì cần nhớ được khoảng 10.000 kí tự.

Người Việt Nam có lợi thế khi học tiếng Trung là vì tiếng Trung có âm điệu, thanh tiết na ná so với tiếng Việt. Điều đó sẽ giúp người Việt có thể học các kỹ năng như nghe nói tiếng Trung dễ dàng hơn so với người nước khác.

Tuy nhiên để có thể học được tiếng Trung một cách hoàn chỉnh thì bạn cũng cần vượt qua khó khăn khi học hệ thống chữ viết tiếng Trung. Tiếng Trung được đánh giá là một trong những ngôn ngữ nên học đối với người Việt. Nếu bạn thật sự thích thì rất nên cố gắng học ngôn ngữ này nhé.

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ khó học nhất thế giới

3. Tiếng Nhật

Tiếng Nhật là một loại ngôn ngữ có sự ảnh hưởng và khá giống so với tiếng Trung Quốc. Chính vì vậy hệ thống kí tự chữ cái của tiếng Nhật cũng đa dạng và phức tạp không kém. Theo đánh giá của nhiều người thì tiếng Nhật là ngôn ngữ khó thứ 3 trên thế giới.

Mặc dù không bằng tiếng Trung nhưng tiếng Nhật cũng có hệ thống chữ với hàng ngàn kí tự khác nhau. Ngoài việc nhớ các kí tự này thì người học sẽ phải học cách ghép lại để tạo thành các từ khác nhau. Chính sự đa dạng về kí tự và cách ghép từ khiến việc học và nhớ tiếng Nhật là rất khó.

Ngoài ra sự đa dạng về dạng chữ cũng khiến việc học tiếng Nhật trở nên khó khăn hơn. Tiếng Nhật bao gồm 4 dạng chữ là Kanji, Hiragana, Katakana, Romaji. Để có thể đọc viết được tiếng Nhật thì bạn đều phải làm quen và học về các bảng ký tự này.

Ngoài ra khó khăn khi học tiếng Nhật còn đến từ hệ thống ngữ điệu rất phức tạp. Âm điệu phát âm tiếng Nhật thường phát ra đều đều chứ không có sự nhấn nhá. Chính vì vậy tiếng Nhật là ngôn ngữ khó biểu đạt cảm xúc nhất thế giới.

Tiếng Nhật là ngôn ngữ khó học thứ 3 trên thế giới

4. Tiếng Hàn

Một ngôn ngữ khác cũng chịu sự ảnh hưởng từ tiếng Trung đó là tiếng Hàn. Chính vì sử dụng hệ kí tự, chữ viết và cách phát âm khác biệt so với hệ chữ latinh nên tiếng Hàn cũng được đánh giá là rất khó học. Người học sẽ mất rất nhiều thời gian để học và nhớ các kí tự, chữ cái.

Ngoài ra tiếng Hàn cũng có nhiều cấu trúc câu khó nhớ với cách chia động từ rất phức tạp. Chính vì vậy học ngữ pháp tiếng Hàn chắc chắn là không hề dễ dàng với người nước ngoài. Theo đánh giá của chúng tôi xếp tiếng Hàn ở vị trí thứ 4 trên thế giới về độ khó học là hoàn toàn hợp lí.

Tiếng Hàn là ngôn ngữ khó học thứ 4 trên thế giới

5. Tiếng Thái

Tiếng Thái [hay còn gọi là tiếng Xiêm] là một thành viên của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Thái được đánh giá là một trong những ngôn ngữ rất khó học vì cách phát âm, khẩu hình miệng cực kỳ khó. Ngoài ra thì hệ thống chữ viết phức tạp của tiếng Thái cũng luôn là một thử thách lớn với người học.

Tiếng Thái được đánh giá là một trong những ngôn ngữ có bảng chữ cái phức tạp nhất. Theo thống kê thì có đến gần một nửa từ tiếng Thái được vay mượn từ tiếng Pali, Khmar cổ hoặc Phạn ngữ. Chính sự phức tạp về cách viết, cách phát âm khiến nên chúng tôi đã xếp tiếng Thái là ngôn ngữ khó học thứ 5 trên thế giới.

Tiếng Thái là ngôn ngữ khó học thứ 5 trên thế giới

6. Tiếng Nga

Tiếng Nga là một ngôn ngữ có hệ thống chữ cái rất khác biệt so với các ngôn ngữ latinh. Ngoài ra phát âm tiếng Nga cũng cực kỳ khó vì có cách nhấn trọng âm rất khác biệt. Nhiều khi chỉ cần bạn nhấn trọng âm sai là người nghe hoàn toàn không hiểu bạn đang nói gì.

Chính vì vậy đối với người Việt hay người nước ngoài thì việc học tiếng Nga luôn là một thử thách. Ngoài việc phải học và nhớ một bảng chữ cái với hệ kí tự khác biệt thì bạn cũng cần bỏ rất nhiều thời gian để học về cách phát âm, nhấn trọng âm tiếng Nga.

Tiếng Nga là ngôn ngữ khó học thứ 5 thế giới

7. Tiếng Phần Lan

Tiếng Phần Lan được xếp hạng là ngôn ngữ khó học thứ 6 trên thế giới. Sự khó khăn lớn nhất khi học tiếng Phần Lan chính là làm chủ được cách phát âm. Ngoài ra ngữ pháp tiếng Phần Lan cũng rất phức tạp và khó học đối với người nước ngoài.

Để học được tiếng Phần Lan bạn sẽ cần bỏ rất nhiều công sức để rèn luyện cách phát âm. Sau khi đã phát âm tốt thì việc bạn có thể nghe nói tiếng Phần Lan sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu bạn muốn phát triển kỹ năng đọc viết tiếng Phần Lan thì khó hơn nhiều. Hệ thống ngữ pháp phức tạp của loại ngôn ngữ này luôn rất khó khằn với người học.

Tiếng Phần Lan là một ngôn ngữ rất khó phát âm

8. Tiếng Hungary

Tiếng Hungary là một ngôn ngữ được nhiều người đánh giá là rất khó học. Sự khó khăn khi học tiếng Hungary đến từ cấu trúc ngôn ngữ khác biệt với 14 nguyên âm và 18 cách ngữ đặc biệt. Chính những quy tắc ngữ pháp kì lạ khiến tiếng Hungary trở nên rất khó học với người nước ngoài.

Tiếng Hungary rất khó học với những quy tắc kỳ lạ

10. Tiếng Iceland

Tiếng Iceland là một ngôn ngữ thuộc chi German Bắc [một phần của nhóm ngôn ngữ Ấn – Âu]. Ngôn ngữ này được đánh giá là khá khó học vì có những từ ngữ cổ xưa và quy tắc ngữ pháp rất phức tạp. Ngoài ra cách phát âm của tiếng Iceland được đánh giá là rất nặng nên gây khó khăn rất lớn cho người học.

Tiếng Iceland cũng là một ngôn ngữ rất khó học

10. Tiếng Ấn Độ

Tiếng Ấn Độ là một ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Phạn. Chính vì vậy với nhiều nước sử dụng tiếng Latinh thì học tiếng Ấn Độ không quá khó. Chính vì vậy đối người Việt thì tiếng Ấn Độ cũng là một ngôn ngữ rất khó học với hệ thống chữ cái phức tạp [tiếng Việt sử dụng hệ chữ latinh].

Tiếng Ấn độ rất khó học với người Việt

Tiếng Việt có khó học không?

Câu tục ngữ “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” khiến nhiều người nghĩ rằng tiếng Việt rất khó học. Tuy nhiên sự thật là đối người nước ngoài thì tiếng Việt vẫn là một trong những ngôn ngữ dễ học nhất.

Nguyên nhân là tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha [ngôn ngữ Latinh] nên có hệ chữ tương đối giống. Chính vì vậy những người nước ngoài sử dụng ngôn ngữ latinh như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… đều không gặp khó khăn quá nhiều khi học mặt chữ cái tiếng Việt.

Như vậy người nước ngoài gặp khó khăn khi học tiếng Việt chủ yếu là do ngữ pháp và thanh điệu đa dạng thôi. Còn về chữ cái, mặt chữ thì sẽ dễ học hơn vì có cùng hệ chữ.

Xem thêm: Dịch Thuật là gì? Giới thiệu Nghề Dịch Thuật chuyên nghiệp

Chủ Đề