Danh gia vọng tộc là gì năm 2024

BP - Theo gia phả dòng họ Lê Hữu ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên có chép rằng, năm cụ Lê Hữu Kiều 47 tuổi, khi đó đang giữ chức Thừa chỉ Công bộ hữu thị lang thì được sung làm phó sứ đi Bắc quốc vào năm Vĩnh Hựu thứ ba triều Lê (1738). Sau hai năm công cán ở xứ người, đoàn sứ bộ của ta đã hoàn thành sứ mệnh và theo lệnh trở về Thăng Long. Trên đường trở về, đoàn sứ bộ dừng nghỉ chân tại Quý Châu, Trung Quốc. Quan lại địa phương ở đây thấy đoàn ngoại giao của An Nam trên đường về nước thì tiếp đón rất chu đáo. Ngoài thết đãi yến tiệc còn mời đoàn đi tham quan các thắng cảnh trong vùng.

Chiều hôm ấy, cụ Lê Hữu Kiều khi đi du ngoạn quanh vùng thì gặp một ngôi chùa cổ có phong cảnh rất u tịch nên tò mò muốn ghé vào thăm. Khi vào đến nơi, cụ thấy không gian nơi đây thoáng đãng, cây cỏ bát ngát, cửa thiền lộng lẫy, nguy nga. Vị sư trụ trì chùa này cùng đoàn chư tăng đón tiếp cụ rất thành kính và chu đáo. Khi đi tham quan xung quanh ngôi chùa, nhìn thấy mọi nơi đều sạch sẽ phong quang và ngăn nắp, cây cảnh, dò lan, khóm trúc đều như mới được chăm sóc, cắt tỉa thì cụ Kiều tỏ ra rất thích thú và ngỏ lời khen ngợi.

Danh gia vọng tộc là gì năm 2024

Sư trụ trì chùa này nghe xong thì chắp tay mà thưa rằng: Tối qua bần tăng vừa nằm chợp mắt thì thấy đức Phật báo cho biết rằng, ngày mai sẽ có hòa thượng sư tổ về thăm chùa nên nhà chùa cần phải quét dọn sạch sẽ. Tỉnh dậy, bần tăng đã cho đệ tử trong chùa quét dọn, chuẩn bị mọi thứ để nghênh tiếp vị hòa thượng sư tổ đó. Thế nhưng, chúng tôi chờ từ sáng mà không thấy ai tới, mãi bây giờ đã xế chiều mới thấy võng lọng của quý quan hạ cố. Thật là vinh dự cho chúng tôi và chắc là ứng vào lời Phật tổ đã báo cho biết trước vậy.

Cụ Kiều nghe vậy thì lấy làm ngạc nhiên, không hiểu sự việc thế nào. Tuổi trẻ, cụ vốn là người ham chơi, tính tình lại hiếu thắng và đặc biệt rất ghét đạo Phật. Bởi thế, nghe vị sư trụ trì nói vậy thì tính tò mò lại càng nổi lên. Sau khi dâng hương lễ Phật xong, cụ xuống thăm nhà tổ và đi vãn cảnh xung quanh chùa. Khi đến một ngọn tháp cao to, cụ Kiều đọc bia ghi trong tháp thì giật mình thấy tên hiệu của vị sư tổ chùa này là Tốn Trai, trùng với tên hiệu của mình. Đọc kỹ nữa thì thấy tên húy cũng giống y hệt mình là Lê Hữu Kiều.

Liên hệ với câu chuyện mà vị sư trụ trì vừa kể với sự việc trùng hợp tên hiệu một cách lạ lùng này, cụ Kiều nghĩ mãi mà không thể luận ra được những lẽ huyền bí bên trong. Liệu mình có đúng là “đầu thai, chuyển thế” của vị sư thờ ở trong tháp kia không? Không biết có phải vì lý do này hay không mà khi về nước, từ một người bài xích đạo Phật, cụ Kiều quay sang nghiên cứu những giáo lý đạo Phật và lập một cơ sở chuyên giảng đạo Phật. Cụ Kiều khi còn sống đã cho tạc tượng mình với y phục như một nhà tu hành, nét mặt thanh tú, chòm râu lưa thưa, đôi mắt hiền từ, trên đầu đội khăn nhiễu màu tím quấn hình chữ nhân, mình mặc chiếc áo dài màu nâu, xổ vắt chéo kiểu áo nhà chùa chứ không mặc áo mão, cân đai kiểu triều phục.

Sau khi cụ mất, bức tượng ấy được đặt trong khán thờ, trước khán thờ có khắc hai chữ Tốn Trai thếp vàng. Hằng năm, cứ ngày 12 tháng giêng là cả tổng làm lễ tế xuân ở nhà thờ cụ rất linh đình. Khi cuộc kháng chiến chống giặc Pháp diễn ra, nhà thờ cụ Kiều trở thành nơi trú ẩn của Việt Minh và du kích kháng chiến. Khi giặc Pháp càn quét, chúng đã tìm thấy truyền đơn của Việt Minh tại đây. Sau đó, chúng đã sai lính chất rơm rạ vào nhà thờ rồi châm lửa đốt. Toàn bộ nhà thờ cùng pho tượng với nhiều hoành phi, câu đối tồn tại mấy trăm năm phút chốc trở thành tro bụi, không còn lưu giữ được gì.

Lời bàn:

Theo các tài liệu lịch sử còn lưu lại cho đến ngày nay thì vùng đất xã Liêu Xá, huyện Đường Hào xưa, nay là thôn Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là nơi nổi tiếng “địa linh nhân kiệt”. Nơi đây đã sinh ra và nuôi dưỡng dòng họ Lê Hữu thuộc hàng danh gia vọng tộc, với 6 người đỗ tiến sĩ thời hậu Lê và một đại danh y của Việt Nam, đó là Lê Hữu Trác, tức Hải Thượng Lãn Ông. Cả 7 người con nổi tiếng của dòng họ Lê Hữu đều là đại thần của nhà Lê. Và đây cũng là dòng họ duy nhất ở Việt Nam thời phong kiến mà trong một gia đình có 4 cha con đều đỗ tiến sĩ. Đặc biệt, cụ Lê Hữu Kiều sau khi đỗ đạt rồi ra làm quan và có tới 3 lần làm Tể tướng - người đứng đầu các quan trong triều đình nhà Lê trung hưng, với hơn 50 năm làm quan dưới 5 đời vua và 4 đời chúa.

Vẫn biết rằng giai thoại trên đây chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên đối với cụ Lê Hữu Kiều. Song, điều mà ai ai cũng phải thừa nhận rằng Lê Hữu là một trong những dòng họ thuộc hàng danh gia vọng tộc ở Việt Nam thời phong kiến. Và cũng chính dòng họ này đã làm rạng rỡ truyền thống hiếu học, trọng tri thức của người dân vùng Kinh Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung. Phát huy truyền thống ấy, ngày nay cuộc vận động học tập suốt đời đã, đang đi vào đời sống của mọi gia đình từ thành thị đến nông thôn và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Ngày càng có nhiều gia đình, dòng họ hiếu học xuất hiện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít gia đình mải lo làm giàu mà đã phó mặc con em cho nhà trường và xã hội. Và đây chính là nguyên nhân dẫn đến không ít trẻ em sớm vào đời với tư duy thực dụng hoặc sa vào vòng lao lý...