Đánh giá ý tưởng sản phẩm mới

Trong hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển sản phẩm mới luôn là mũi nhọn cho doanh nghiệp thúc đẩy doanh thu. Để có một sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp thì ngay từ bước xây dựng chiến lược cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng nhất. Bài viết này CoDX gợi ý quy trình cơ bản xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới cho doanh nghiệp.

1. Chiến lược phát triển sản phẩm mới là gì?

Chiến lược phát triển sản phẩm mới [New Product Development Strategy] là một kế hoạch và hướng dẫn quá trình tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường, phát triển kinh doanh của một công ty. Chiến lược này tập trung vào việc nghiên cứu, thiết kế, phát triển, sản xuất và tiếp thị sản phẩm mới để đảm bảo sự thành công trên thị trường.

2. Quy trình phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp

  • Bước 1: Lên ý tưởng phát triểnBắt đầu bằng việc tạo ra ý tưởng ban đầu cho sản phẩm hoặc dự án mới. Điều này có thể bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường hoặc sáng tạo dựa trên nhu cầu và xu hướng hiện tại.
  • Bước 2: Sàng lọc, lựa chọn ý tưởngĐánh giá và lựa chọn những ý tưởng có tiềm năng và phù hợp nhất với mục tiêu kinh doanh và thị trường mục tiêu. Loại bỏ các ý tưởng không phù hợp.
  • Bước 3: Thử nghiệm các conceptPhát triển các concept hoặc ý tưởng thành hình dạng cụ thể hơn, có thể là mẫu thử nghiệm hoặc bản vẽ. Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách sản phẩm sẽ hoạt động và trông như thế nào.
  • Bước 4: Xây dựng chiến lược MarketingBắt đầu xây dựng chiến lược tiếp thị và quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Bao gồm cả việc xác định cách tiếp cận và giao tiếp với khách hàng tiềm năng.
  • Bước 5: Tính toán chi phí, lợi nhuậnXác định chi phí phát triển sản phẩm và dự kiến lợi nhuận từ sản phẩm sau khi ra mắt. Điều này giúp đánh giá tính khả thi của dự án.
  • Bước 6: Thử nghiệm trên thị trườngTrước khi ra mắt chính thức, thử nghiệm sản phẩm trên thị trường thực tế để thu thập phản hồi từ khách hàng và đảm bảo tính khả thi của sản phẩm.
  • Bước 7: Thương mại hóaNếu sản phẩm đã qua giai đoạn thử nghiệm thành công, bạn có thể điều hành việc sản xuất và phát hành sản phẩm chính thức lên thị trường.

3. Các yếu tố cần ưu tiên khi xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới

3.1 Tầm nhìn sản phẩm

Khi bắt tay manh nha xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp cần nhìn nhận đúng tầm nhìn mà sản phẩm có thể đạt được. Hoặc đặt mục tiêu hướng đến của sản phẩm, tầm nhìn sản phẩm có thể vươn ra ngoài phạm vi sản phẩm có thể đạt được mà nó còn mang những giá trị vô hình khác.

Tầm nhìn sản phẩm còn là khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong tương lai, khả năng đáp ứng của sản phẩm với nhu cầu dài hạn của khách hàng.

Khi xác nhận được tầm nhìn của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp định hình hướng đi dài hạn của sản phẩm và mục tiêu tổng quan. Điều này giúp cả đội ngũ làm việc với mục tiêu chung và tạo động lực để phát triển sản phẩm theo hướng đúng.

3.2 Mục tiêu “thông minh”

Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới, các nhà chiến lược thường cân đo đong đếm và đặt mục tiêu cho sản phẩm trong từng giai đoạn. Để quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm trở nên nhất quán, mô hình SMART được doanh nghiệp áp dụng với 5 tính chất chính. Bao gồm: Cụ thể [Specific], Có thể đo lường [Measurable], Khả thi [Achievable], Thực tế [Realistic], và Thời gian cụ thể [Time-based].

3.3 Mô hình kinh doanh sản phẩm

Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp xác định cách mình sẽ kiếm tiền từ sản phẩm mới như thế nào. Mô hình kinh doanh sẽ quyết định về giá cả, cách thu thập doanh thu, cơ cấu giá, và cách tạo giá trị cho khách hàng.

3.4 Lộ trình sản phẩm [Product Roadmap]

Product roadmap là một bản thông tin chỉ dẫn tầm nhìn, hướng đi, ưu tiên của sản phẩm theo thời gian. Product roadmap cũng dùng để truyền đạt định hướng, và tiến độ phát triển sản phẩm tới đội nhóm bên trong tổ chức lẫn các stakeholders ở bên ngoài.

3.5 Chỉ số đo lường

Trong giai đoạn xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm mới, đo lường là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Bất kỳ một giai đoạn nào khi sản phẩm đưa vào thử nghiệm cũng cần đo lường và phân tích. Các số liệu sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo có được cái nhìn chính xác nhất để điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc bắt đầu kinh doanh chính là tính khả thi của ý tưởng kinh doanh. Nên nhớ, không phải tất cả các ý tưởng kinh doanh nào cũng đều phát triển thành công. Không có gì đáng nản hơn là dành thời gian và dồn hết sức lực vào kinh doanh thứ mà bạn nghĩ rằng mọi người sẽ yêu thích, để rồi nhận ra không một ai quan tâm đến nó.

Vậy phải làm sao để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh? Hãy để SUNO chia sẻ cho bạn 5 bước để xác định tính khả thi của nó trước khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh gì.

1. Bước đầu tiên để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh chính là định vị giá trị sản phẩm:

Để kinh doanh thành công, không có gì quan trọng hơn việc chứng minh cho khách hàng nhìn thấy giá trị trong sản phẩm của bạn và chịu mua nó. Người ta thường chi tiền cho những sản phẩm/dịch vụ giúp họ giải quyết vấn đề của mình. Bạn cần xem xét ý tưởng kinh doanh của bạn, dù là sản phẩm hay dịch vụ nào thì nó có giúp mang lại giải pháp, tiện ích và sự thoải mái nhất cho người dùng hay không.

Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa có ai làm, hoặc chúng cung cấp những thứ tốt hơn các giải pháp hiện có thì chắc chắn ý tưởng này sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài. Hãy dành thời gian nghiên cứu xem trước đây đã có ai thành công hay thất bại với ý tưởng đó chưa. Và lý do của sự thành công hay thất bại đó là gì.

Nghiên cứu để đưa ra được giá trị của sản phẩm chính là bước quan trọng để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

Để tránh mắc sai lầm, hãy xây dựng ý tưởng kinh doanh dựa trên những sở thích và điểm mạnh của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn “né” được những sai lầm cơ bản. Đồng thời bạn cũng sẽ biết cách giải quyết rắc rối trong công việc sau này nhờ vào những kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được. Bằng cách đó, ý tưởng của bạn sẽ có lợi thế hơn hẳn so với những dự án “mới toanh”.

2. Bước tiếp theo để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh là xác định thị trường, nhu cầu của sản phẩm:

Nghiên cứu thị trường là bước chuẩn bị quan trọng giúp chúng ta phân tích được những yếu tố then chốt, có khả năng biến sản phẩm/dịch vụ trở nên độc nhất khi tung ra hay không. Do đó bạn cần nghiên cứu thị trường của sản phẩm/dịch vụ, nhất là nhu cầu, sự quan tâm, tìm kiếm từ khách hàng tiềm năng bằng nhiều cách.

Sử dụng Google, Internet:

Nơi bắt đầu dễ dàng nhất là hãy vào trang Xu hướng của Google. Đây là một công cụ miễn phí cho phép bạn kiểm tra được tần suất mọi người tìm kiếm sản phẩm bạn định bán. Sử dụng Google Xu hướng sẽ giúp bạn xem thử liệu ý tưởng sản phẩm của bạn đang có xu hướng tăng, giảm hay đang bị đình trệ.

Công cụ thứ hai bạn có thể sử dụng là Công cụ lập kế hoạch từ khóa Google. Công cụ này cho phép bạn tìm kiếm các từ khóa và cụm từ liên quan đến sản phẩm của bạn. Nó cũng hiển thị tổng số tìm kiếm cho mỗi cụm từ khóa mà bạn chọn.

Khảo sát và thu thập phản hồi, ý kiến:

Tham khảo ý kiến, phản hồi trực tiếp của khách hàng là cách nhanh chóng để kiểm tra, đánh giá mức độ quan tâm, hứng thú, tính khả thi của sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, bạn cần tránh hỏi ý kiến những người thân quen, gia đình, bạn bè vì mọi người khó đưa ra lời khuyên công tâm.

Có rất nhiều công cụ trực tuyến từ miễn phí đến có phí để giúp bạn thực hiện bảng khảo sát với nhiều tệp khách hàng. Bạn cũng có thể tạo ra một đoạn video quảng cáo và post lên YouTube để thử nghiệm “sức hút” của sản phẩm. Ngoài ra, để có phản hồi chính xác hơn thì bạn có thể cho khách hàng dùng thử sản phẩm. Bạn có thể làm một số mẫu thử sản phẩm và đem đến giới thiệu cho các nhà bán lẻ, nhà phân phối, tại các hội chợ để thăm dò thị trường.

Dựa trên những dữ liệu thu thập được, bạn có thể tổng hợp lại thành những báo cáo và phân tích. Qua đó đưa ra những nhận định, phán đoán về tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ bạn định kinh doanh.

3. Bước thứ ba để xác định tính khả thi của ý tưởng kinh doanh chính là phân tích đối thủ cạnh tranh:

Bên cạnh đó, bạn nên ưu tiên hàng đầu cho việc xác định đối thủ cạnh tranh của mình là ai [bao gồm cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng] và hiện họ chiếm bao nhiêu thị phần? Hãy thử đánh giá các chiến lược marketing, thương hiệu trực tuyến, giá cả cũng như chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà họ cung cấp.

Cách này có thể giúp bạn thấu hiểu được những mong muốn của khách hàng cũng như khám phá ra những nhu cầu mới chưa được ai khai thác. Từ đó làm hài lòng các khách hàng mục tiêu sau này.

4. Bước thứ tư là kiểm tra khả năng phát triển bền vững, mở rộng và thu lợi nhuận của ý tưởng kinh doanh:

Tính bền vững:

Tính bền vững của một ý tưởng kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nó bao gồm nhu cầu của khách hàng và nguồn cung sẵn có. Nếu sản phẩm/dịch vụ của bạn chưa có ai làm, hoặc bạn cung cấp những thứ tốt hơn các giải pháp hiện có thì chắc chắn ý tưởng này sẽ có tiềm năng phát triển lâu dài.

Nên kiểm tra nguồn cung trước khi biến ý tưởng thành hiện thực. Vì việc này sẽ giúp bạn ngăn chặn bớt những thất bại trong tương lai. Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến giai đoạn mở rộng sản phẩm/dịch vụ của ý tưởng này và tính toán khả năng chi trả của khách hàng trong tương lai.

Khả năng mở rộng và thu được lợi nhuận:

Một ý tưởng kinh doanh tốt phải có chỗ cho sự mở rộng về sau. Ngay cả khi bạn bắt đầu ở quy mô nhỏ, bạn vẫn cần có kế hoạch cho sự mở mang sau này. Bên cạnh đó, để thành công trong kinh doanh, bạn phải kiếm được tiền. Sản phẩm và dịch vụ của bạn phải tốn ít chi phí đầu tư và thu được lợi nhuận cao. Bạn càng kiếm được tiền nhanh từ ý tưởng của mình, cơ hội kinh doanh thành công của bạn càng lớn.

Một sản phẩm [hay dịch vụ] không mang lại lợi nhuận nghĩa là nó không thể phát triển bền lâu và không có gì để kỳ vọng cả. Do đó bạn phải xem xét lợi nhuận cũng như có sự chuẩn bị cho thị trường mở rộng hơn so với ban đầu. Nếu khả quan thì ý tưởng của bạn có thể thành công. Gộp chung tất cả những yếu tố này lại sẽ giúp bạn xác định xem liệu ý tưởng kinh doanh trên có đủ tính khả thi để thực hiện hay không.

5. Bước cuối cùng của việc xác định tính khả thi của ý tưởng là lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp:

Cho dù bạn chọn mô hình phân phối kiểu liên kết, B2B hay cửa hàng thương mại điện tử thì mỗi thứ đều sở hữu những khách hàng mục tiêu, năng lực cốt lõi cũng như giá trị riêng. Việc kiểm tra xem khả năng đáp ứng của công ty đối với các yêu cầu riêng biệt của từng loại mô hình sẽ xác định được tỷ lệ thành công của nó. Từ đó dễ dàng nhận diện được đâu là mô hình phù hợp với dự án kinh doanh của bạn.

Các mô hình kinh doanh phổ biến hiện nay là bán hàng trực tuyến, bán hàng trực tiếp hay phân phối qua đại lý bán lẻ, v.v… Tuy nhiên bạn đừng chọn đại một mô hình bất kỳ trong số này khi chưa có đủ cơ sở phân tích. Hãy cố gắng thu thập thêm thông tin về doanh thu tiềm năng, cấu trúc chi phí cũng như những giải pháp giá trị của công ty trước khi lựa chọn một loại hình kinh doanh cụ thể.

Chủ Đề