Đau hạ sườn bên phải là bệnh gì năm 2024

Chị không mắc bệnh mạn tính, bệnh phụ khoa trước đó. Bệnh nhân đau vùng hạ sườn phải, đau tăng lên khi hít sâu và khi ho, hắt hơi, không sốt, không khó thở, đại tiểu tiện bình thường, không ra khí hư.

Bệnh nhân đã được điều trị ở nhiều bệnh viện theo hướng viêm loét dạ dày nhưng tình trạng bệnh không cải thiện. Đến khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính có thuốc cản quang, kết quả cho thấy bao gan dày và ngấm thuốc cản quang.

Hội chứng FHC, hay còn gọi là viêm bao gan. Bác sĩ phẫu thuật mở bụng cho thấy sự bất thường khu trú ở màng bụng vùng phía trước, góc bên phải của gan, liền kề vùng màng bụng mặt cơ hoành.

Được điều trị theo phác đồ, sức khoẻ chị cải thiện và ra viện sau 1 tuần điều trị.

Một trường hợp khác là nữ bệnh nhân 46 tuổi, vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa với lý do đau bụng vùng hố chậu và hạ sườn phải.

Cách vào viện 1 ngày, bà xuất hiện đau bụng vùng hạ vị và hạ sườn phải dữ dội, đau tăng khi thay đổi tư thế, hít thở sâu, sốt nhẹ, ra khí hư âm đạo, không nôn, không bí trung đại tiện.

Hình ảnh các dây chằng giữa mặt trước gan và thành bụng qua nội soi. Ảnh: BSCC

Cũng nhận chẩn đoán mắc hội chứng viêm bao gan, bệnh nhân được điều trị giảm đau, giãn cơ và kháng sinh trong 6 ngày, tình trạng viêm nhiễm có cải thiện [bệnh nhân hết sốt, không còn ra khí hư âm đạo]. Tuy nhiên bệnh nhân vẫn đau, triệu chứng đau này hầu như không cải thiện nhiều.

Ngày thứ 7 nằm viện, bệnh nhân được chỉ định nội soi ổ bụng can thiệp. Bác sĩ đã gỡ dính, cắt các dây chằng bao gan, lau sạch ổ bụng. Sau mổ điều trị kháng sinh phối hợp, bệnh nhân hết dần các triệu chứng, ra viện.

Hội chứng không hiếm gặp nhưng dễ bỏ sót, nhầm lẫn

Hội chứng Fitz-Hugh-Curtis [FHC] mà nữ bệnh nhân mắc phải thuộc nhóm bệnh lý viêm nhiễm vùng tiểu khung. Đây là bệnh lý không hiếm gặp trên lâm sàng, tuy nhiên nhiều ca bệnh còn bỏ sót do đòi hỏi các xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán.

Việc chẩn đoán gặp khó khăn vì dễ nhầm với các bệnh lý bụng cấp tính khác như viêm túi mật, viêm ruột thừa…

Tác nhân vi sinh hay gặp gây bệnh là Chlamydia trachomatis, Neisseria gonorrhoeae, vi khuẩn kị khí,… Chúng có thể xâm nhập theo 3 con đường, gồm:

- Từ đường sinh dục qua vòi trứng vào trong ổ bụng. Biến chứng bao gồm: Viêm tử cung, viêm – áp xe vòi trứng,…

- Theo đường bạch huyết, như từ các dụng cụ trong tử cung theo đường dây chằng rộng.

- Theo đường máu.

Dấu hiệu lâm sàng của hội chứng FHC

Hội chứng FHC thường gặp ở bệnh nhân nữ trong độ tuổi sinh đẻ vào viện vì đau bụng nửa trên bên phải. Đau do sự dính của bao gan vào thành bụng, đau liên quan đến thay đổi tư thế, tăng lên khi vận động, khi hít thở.

Cần lưu ý, triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau: viêm túi mật, tràn dịch màng phổi bên phải, áp xe gan, áp xe dưới hoành,…

Các bác sĩ khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện 108 cho hay tình trạng đau có thể lan lên vai phải, mặt trong cánh tay phải, và đau tăng khi vận động. Một số trường hợp có thể có sốt, rét run, ra mồ hôi trộm, buồn nôn và nôn; hoặc đau đầu, nấc và khó chịu.

Các triệu chứng chủ yếu do viêm bao gan gây nên, trong khi các triệu chứng do viêm nhiễm vùng tiểu khung thường mờ nhạt, một số trường hợp có thể có ra khí hư.

Ai dễ bị hội chứng FHC, điều trị, phòng bệnh ra sao?

Những đối tượng sau có nguy cơ mắc hội chứng FHC: Tuổi dưới 25, lần đầu quan hệ tình dục dưới 15 tuổi, tiền sử bệnh lý viêm nhiễm vùng tiểu khung – sinh dục, sử dụng các biện pháp tránh thai đặt trong tử cung.

Hội chứng FHC là một bệnh lý nhiễm khuẩn. Vì vậy điều trị bằng các kháng sinh để bao phủ các tác nhân gây bệnh như lậu cầu, Chlamydia trachomatis,…

Bản chất của bệnh là bệnh nhiễm khuẩn từ đường sinh dục. Vì vậy, phòng bệnh là chống nhiễm khuẩn, nhất là đường sinh dục.

Đau tức hạ sườn bên phải là đau tức góc phần tư phía trên bên phải của bụng, còn được gọi là khu vực RUQ [Right Upper Quadrant]. Triệu chứng này thường xuất phát do các cơ quan ở khu vực hạ sườn hoặc đôi khi là do các cơ quan ở ổ bụng. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề về sức khoẻ. Để biết chính xác là bệnh gì, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và có các phương pháp điều trị, can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khoẻ của bản thân trước khi quá muộn.

Đau tức phía dưới sườn bên phải chủ yếu là biểu hiện của các bệnh lý dưới đây.

Bệnh rối loạn đường ruột:

Những rối loạn và tổn thương đường ruột gây ra những cơn đau tức vị trí sườn phải. Đó có thể là bệnh viêm đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh Crohn, viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích. Các cơn đau thường bắt đầu từ vùng bụng, sau đó lan dần sang hạ sườn, kèm theo chứng tiêu chảy.

Đau tức hạ sườn phải có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm

Đau dây thần kinh liên sườn:

Người mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn là khi cơn đau dưới sườn bên phải kéo dài âm ỉ, kể cả khi đổi tư thế, ấn vào sườn thì thấy đau hơn. Bệnh này không quá nguy hiểm, chỉ cần uống thuốc theo chỉ định và vận động đúng cách bệnh sẽ ổn định.

Bệnh lý về gan:

Do gan nằm ở vị trí gần bên sườn phải nên khi có bất kỳ tổn thương nào tại gan, hay dịch mật bị ứ tắc, cũng sẽ xuất hiện triệu chứng đau tức tại khu vực này. Một số bệnh lý chủ yếu về gan như viêm gan, nhiễm virus, gan nhiễm mỡ, sỏi đường mật trong gan, áp xe gan, xơ gan, ung thư gan,… Các triệu chứng liên quan đến bệnh về gan đi kèm như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sụt cân, phù nề da, vàng da, vàng mắt, chảy máy chân răng, suy giảm trí nhớ,…

Bệnh túi mật:

Túi mật là cơ quan nằm ngay dưới bờ gan, với chức năng dự trữ dịch mật được tiết ra từ túi mật và hấp thu chất béo có trong thức ăn. Dịch mật khi gặp rối loạn sẽ tạo thành sỏi mật, polyp túi mật…. Khi sỏi “chạy” hay làm ứ tắc dịch mật lưu thông sẽ gây ra những cơn đau bụng bên phải, nặng hơn là đau cả vùng hạ sườn phải. Các triệu chứng đi kèm bao gồm đầy trướng bụng, khó tiêu, chậm tiêu, nhất là khi ăn nhiều đồ dầu mỡ. Nếu cơn đau càng tăng mạnh, kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ, kèm sốt cao, buồn nôn, nôn liên tục thì đây là triệu chứng của viêm túi mật cấp.

Bệnh lý về thận:

Viêm thận, nhiễm trùng thận, sỏi thận hay nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây ra các cơn đau tức dưới sườn phải, với đặc điểm cơn đau xuất phát từ lưng sau đó kéo lan xuống phần thân dưới cơ thể.

Bệnh lý về phổi:

Phổi thuộc ổ bụng, nhưng cơ hoành và phổi lại nằm ngay phía trên khu vực hạ sườn phải. Khi phổi có vấn đề, các dây thần kinh đau truyền cảm giác đến khi vực hạ sườn phải, gọi là “đau xuất chiếu”. Vì vậy, khi phổi bị tổn thương, ngoài các cơn ho nặng ngực sẽ kèm theo các cơn đau tức nơi hạ sườn phải.

Khi xuất hiện các cơn đau tức hạ sườn cần phải làm gì?

Đau tức hạ sườn bên phải là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, người bệnh cần xác định rõ vị trí đau và mức độ cơn đau để bác sĩ chẩn đoán được chính xác bệnh lý gặp phải, đồng thời đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn. Khi xuất hiện các cơn đau bất thường này, người bệnh có thể áp dụng một vài cách sau để làm giảm đau tạm thời, giúp cơ thể dễ chịu, đó là:

  • Không tiếp tục làm việc quá sức, sai tư thế.
  • Chườm ấm quanh khu vực đau.
  • Uống chút nước trái cây và nằm nghỉ ngơi.
  • Không được tự ý dùng thuốc giảm đau nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Để biết chính xác dấu hiệu đau tức hạ sườn bên phải là biểu hiện của bệnh lý gì, người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn là địa chỉ uy tín tại Hà Nội, được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là nơi khám chữa bệnh hiệu quả, dứt điểm, không tái phát. Nếu bạn đang có dấu hiệu đau tức hạ sườn và muốn đặt lịch thăm khám, tư vấn, vui lòng liên hệ theo số Hotline 091 585 0770 để được phục vụ chu đáo, tận tình nhất!

Chủ Đề