Dấu hiệu bệnh dại ở chó

 Những loại vật hay bị bệnh dại và truyền cho người

 Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%) và một số các động vật khác. Chính nguồn virus dại khu trú từ động vật hoang dã là nguồn lây truyền virus dại thường xuyên sang động vật nuôi như: chó, mèo, trâu , bò, v.v... trong đó chó, mèo mắc bệnh dại nhiều nhất và là nguồn truyền virus dại nhiều nhất cho người và các động vật khác vì chúng di chuyển rộng và cắn lung tung.

  Bệnh dại ở chó thường có 2 thể điển hình đó là thể điên điên cuồng và thể bại liệt

- Chó dại thể điên cuồng:  thường rất hung dữ, có thể chia làm 3 thời kỳ:

 Thời kỳ đầu: biểu hiện bằng những thay đổi trong thói quen của con vật như  bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn, hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu. Con vật thường ăn nhiều hơn bình thường, có thể sốt, nước dãi đã có virus dại. Thời kỳ này chỉ trong vài giờ nhưng cũng có khi tới 1- 2 ngày.

Thời kỳ phát bệnh: biểu hiện bằng những biến loạn quá độ như: con vật luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Con vật khó nuốt như bị hóc xương, tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng nhát, tiếng sủa kéo dài và cuối cùng rướn cao lên thành những tiếng hú ghê rợn. Bất cứ một sự kích thích nào dù nhỏ đều có thể làm cho chó lên cơn dại, cắn người và các con vật khác hoặc tự cắn nó, thường cắn rất mạnh và bổ ra đường chạy rông khắp nơi. Phạm vi hoạt động của một con chó dại có khi lên tới 50 km. Vì vậy những con chó dại rất nguy hiểm, nó là mối nguy cơ lớn truyền bệnh dại cho người và các súc vật khác.

Thời kỳ bại liệt: con vật có biểu hiện gầy mòn, mắt lõm sâu, vẻ mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được nữa. Bại liệt bộ phận sau làm con vật xiêu vẹo, đi phân táo bón, bí tiểu tiện, cuối cùng vật ngã xuống và chết.

Chó dại ở thể bại liệt: còn gọi là dại câm, thời kỳ bị kích thích ngắn hay không có. Bệnh biểu hiện bằng bại liệt không nhất định ở chỗ nào. Con vật buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người, thông thường là liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh tiến triển từ  2 - 7 ngày, thường là 2 - 3 ngày, sau đó con vật chết.

Ngoài 2 thể nói trên, đôi khi còn gặp thể ruột

  Triệu chứng chính của thể  ruột là chỉ thấy chó nôn mửa, đau bụng, có dấu hiệu viêm dạ dày - ruột. Con vật không có biểu hiện hung dữ hay bại liệt, sau 2 - 3 ngày thì chết.

Triệu chứng dại ở mèo:

Mèo bị dại ít hơn chó vì nó quen ở một mình. Nói chung bệnh dại ở mèo tiến triển tương tự như ở chó. Mèo bị dại hay nấp mình vào chỗ vắng, tối, hoặc trái lại kêu luôn luôn, không ở yên một chỗ, tiếng kêu như động dục. Nếu chạm vào, nó nổi cơn hung dữ cắn, cào. Chính răng và móng vuốt của mèo gây ra vết thương sâu, tạo điều kiện cho virus dại dễ xâm nhập. Đôi khi mèo dại không có biểu hiện hung dữ mà chỉ bại liệt chân sau.

Khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại hoặc nghi dại, cần thực hiện:

• Không tiếp xúc với con vật, không di chuyển hoặc bán để hạn chế sự lây nhiễm vi rút dại sang người và lây lan dịch

• Phải báo cáo ngay cho chính quyền, y tế, thú y thôn bản và xã/phường, để có biện xử lý ngay con vật bị dại và những con vật đang sống tại đó.

• Phải chôn sâu xác những con vật bị dại cùng với các chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột... 

9 / 100

  • Bệnh dại là một bệnh rất nghiêm trọng nguy hiểm và thường gây tử vong cao đặc biệt ảnh hưởng đến chất xám của bộ não của chó và hệ thần kinh trung ương của nó. Cách chủ yếu mà virus dại có thể truyền lây là thông qua một vết cắn từ một động vật khác mang bệnh như: cáo, gấu trúc, skunks và dơi. Các hạt virus lây nhiễm được giữ lại trong các tuyến nước bọt của động vật lây truyền sau đó thông qua các vết cắn truyền lây cho những động vật mới.
  • Một khi virus xâm nhập vào cơ thể của con chó, nó sẽ tái tạo trong các tế bào của cơ, và sau đó lan tới các sợi thần kinhgần nhất , bao gồm các dây thần kinh ngoại biên, giác quan và cơ quan, đi từ đó đến hệ thần kinh trung ương thông qua chất lỏng dẫn truyền trong dây thần kinh. Virus có thể mất đến một tháng để phát triển, nhưng một khi các triệu chứng đã bắt đầu,thì virus phát triển khá nhanh chóng
  • Nhiễm trùng viêm nhiễm này cũng có đặc điểm là có thể lây lan sang người.
  • Vi rút bệnh dại là một loại virut RNA đơn của chi Lyssavirus, trong họ  Rhabdoviridae  Nó được truyền qua trao đổi máu hoặc nước bọt từ động vật bị nhiễm bệnh, và rất hiếm khi hít phải các khí thoát ra khỏi việc phân hủy xác động vật nhiễm bệnh. Việc lây truyền virus theo cách này rất hiếm hoi nhưng nó có thể xảy ra, thường là trong các hang động với quần thể dơi lớn, nơi virut lan rộng.

Dấu hiệu bệnh dại ở chó

Có hai dạng bệnh dại: thế điên cuồng và thể tiềm ẩn. Trong giai đoạn sớm của triệu chứng nhiễm bệnh dại, chó sẽ chỉ biểu lộ những dấu hiệu bất thường của hệ thần kinh trung ương. Giai đoạn này sẽ kéo dài từ một đến ba ngày. Hầu hết các con chó sẽ tiến triển đến giai đoạn điên cuồng, giai đoạn rối loạn, hoặc kết hợp cả hai.

  • Thể điên cuồng được đặc trưng bởi những thay đổi hành vi cực đoan, bao gồm sự hung hăng và hành vi tấn công.
  • Thể tiềm ẩn, còn gọi là bệnh dại câm, có đặc điểm là yếu và mất phối hợp, tiếp theo là tê liệt.

Đây là một virus di chuyển nhanh (do dẫn truyền virus theo xung thần kinh). Nên nếu nó không được điều trị ngay sau khi các triệu chứng bắt đầu, khả năng cưu chữa là rất thấp. Vì vậy, nếu con chó của bạn đánh nhau với một con vật khác, hoặc đã bị cắn hoặc làm bị thương bởi một con vật khác,và bạn có bất cứ lý do nào để nghi ngờ con vật cưng của bạn đã tiếp xúc với động vật hoang dã (ngay cả khi con vật cưng của bạn đã được chủng ngừa siêu vi khuẩn), bạn phải đưa con chó của bạn đến bác sĩ thú y để được chăm sóc phòng ngừa ngay lập tức.

Sau đây là một số triệu chứng của bệnh dại để bạn có thể theo dõi cún của mình:

  • Sốt
  • Động kinh
  • Tê liệt
  • Cứng hàm
  • Không thể nuốt được
  • Cơ bắp thiếu phối hợp
  • Sự nhút nhát hoặc dữ tợn bất thường
  • Khả năng kích động quá mức
  • Sự khó chịu / thay đổi thái độ và hành vi liên tục
  • Sự tê liệt trong hàm dướivà thanh quản
  • Nước miếng quá nhiều (quá mẫn), hoặc nước bọt

4. Chẩn đoán bệnh dại trên chó

  • Nếu bạn nghi ngờ con chó của bạn mắc bệnh dại, hãy gọi bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức. Để an toàn bạn nên nhốt cún vào lồng và đưa nó đến một bác sĩ thú y. Nếu con vật cưng của bạn đang đuổi bắt, hoặc đang cố tấn công, và bạn cảm thấy bạn có nguy cơ bị cắn hoặc xước, bạn phải liên hệ với trạm kiểm soát động vật để bắt chó của bạn.
  • Bác sĩ thú y sẽ giữ con chó của bạn cách ly trong một cái lồng khóa trong 10 ngày. Đây là phương pháp duy nhất chấp nhận được để xác nhận nhiễm bệnh dại nghi ngờ.
  • Bệnh dại có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác gây ra hành vi hung hăng, do đó cần phải tiến hành phân tích máu trong phòng thí nghiệm để xác nhận sự có mặt của virus.

5. Điều trị bệnh dại trên chó

  • Nếu con chó của bạn đã được chích ngừa bệnh dại, hãy cung cấp sổ tiêm phòng cho bác sĩ thú y. Nếu bất cứ ai tiếp xúc với nước bọt của chó, hoặc bị chó cắn, khuyên bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để điều trị. Thật không may, bệnh dại luôn gây tử vong cho động vật chưa được tiêm phòng, thường xảy ra trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ khi các triệu chứng ban đầu bắt đầu.
  • Nếu một chẩn đoán bệnh dại đã được xác nhận, bạn sẽ cần phải báo cáo trường hợp đó cho sở y tế địa phương. Một con chó không được chủng ngừa bị cắn hoặc tiếp xúc với một con vật hung dữ nhiễm virus phải được kiểm dịch trong vòng 6 tháng hoặc theo các quy định của địa phương . Một con vật được chích ngừa đã tấn công và làm bị thương người nên được cách ly và theo dõi trong 10 ngày.

6. Phòng tránh và quản lí

  • Khử trùng bất kỳ khu vực nào mà con vật đó có thể bị nhiễm bệnh (đặc biệt là với nước bọt) bằng cách pha loãng 1:32 dung dịch thuốc tẩy gia đình để khử nhanh chóng virus. Không cho phép mình tiếp xúc với nước bọt của con chó.
  • Nếu con chó của bạn nuốt phải một vật, đừng chạm vào miệng của nó mà không có biện pháp phòng ngừa. Nước bọt có thể xâm nhập vào da của bạn thông qua một vết xước do tai nạn, khiến bạn có nguy cơ nhiễm virus.
  • Duy nhất chỉ có chủ động tiêm phòng bằng vaccine định kỳ hàng năm mới có thể phòng tránh hiệu quả nhất bệnh dại trên chó.

Dấu hiệu bệnh dại ở chó
Dấu hiệu bệnh dại ở chó

Dại là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Hiểu rõ các biểu hiện của bệnh dại sẽ giúp bạn sớm nhận biết và điều trị trước khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ở não và hệ thần kinh.

Bệnh dại là bệnh do một loại virus xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, đặc biệt là gây viêm trong não. Chìa khóa để chống lại virus dại là nhận biết được các biểu hiện của bệnh dại và điều trị kịp thời. Dành ngay vài phút xem qua những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh dại cũng như những biểu hiện thường gặp của bệnh này ở giai đoạn đầu.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó cắn

Biểu hiện của bệnh dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua vết cắn, cào ở da và niêm mạc do vật nuôi (chó, mèo…) hoặc động vật hoang dã (dơi, cáo…) gây ra.

Thời gian ủ bệnh dại thường là từ 4–12 tuần. Tuy nhiên, thời gian triệu chứng bị chó dại cắn xuất hiện cũng có thể kéo dài từ vài ngày đến nhiều năm sau. Các dấu hiệu bệnh dại ban đầu có thể giống như cúm:

Dấu hiệu bệnh dại giai đoạn 1 (kéo dài 2–10 ngày)

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Cảm thấy không khỏe
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Nôn
  • Đau, ngứa hoặc tê ở vị trí vết cắn, cào

Sau một vài ngày, các triệu chứng bệnh dại liên quan đến thần kinh sẽ phát triển như:

  • Cáu kỉnh hoặc hung hăng
  • Kích động
  • Lú lẫn, suy nghĩ kỳ lạ hoặc bị ảo giác
  • Co thắt cơ và có các tư thế bất thường
  • Co giật
  • Yếu hoặc tê liệt
  • Cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh

Một biểu hiện của bệnh dại thường gặp là tiết ra rất nhiều nước bọt và co thắt cơ ở cổ họng, khiến người bệnh khó nuốt và xuất hiện hiệu ứng “tạo bọt ở miệng”. Nó cũng dẫn đến nỗi sợ nghẹt thở hoặc sợ nước ở bệnh nhân nhiễm dại.

Triệu chứng bệnh dại giai đoạn 2

  • Khó nuốt (đôi khi sùi bọt mép do không thể nuốt nước bọt)
  • Kích động và mất phương hướng
  • Tê liệt
  • Tử vong ngay lập tức hoặc hôn mê dẫn đến tử vong do các biến chứng khác

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại có chữa được không

Khi virus tiếp tục tấn công hệ thống thần kinh trung ương, nó sẽ tiến triển thành hai thể là thể viêm não và thể liệt.

Biểu hiện của bệnh dại thể viêm não

Những người bị nhiễm bệnh dại thể viêm não thường rất hiếu động, dễ bị kích động và có những biểu hiện bất thường như:

  • Mất ngủ
  • Lo lắng
  • Lú lẫn
  • Kích động
  • Ảo giác
  • Chảy nước bọt
  • Khó nuốt
  • Sợ nước

Biểu hiện của bệnh dại thể liệt

Bệnh dại thể này sẽ mất nhiều thời gian để khởi phát bệnh hơn, nhưng ảnh hưởng thì vô cùng nghiêm trọng. Những người bị nhiễm bệnh dần dần bị tê liệt, cuối cùng rơi vào trạng thái hôn mê và chết. Theo nguồn tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 30% các ca tử vong do bệnh dại là ở thể liệt.

Cách xử trí khi bị nhiễm virus dại

Sau khi tiếp xúc với virus bệnh dại, bạn cần tiêm một loạt thuốc để ngăn ngừa bệnh và giảm nguy cơ gặp phải các biểu hiện của bệnh dại. Globulin sẽ cung cấp cho bạn một liều kháng thể dại ngay lập tức để chống lại nhiễm trùng, giúp ngăn ngừa virus này. Sau đó, tiêm vaccine bệnh dại là chìa khóa để tránh bệnh. Vaccine bệnh dại thường được tiêm 5 mũi trong 14 ngày.

Cố gắng tìm ra con vật cắn bạn để nó được kiểm tra bệnh dại. Nếu con vật không mang bệnh dại, bạn sẽ tránh được những mũi chích ngừa dại lớn. Trong trường hợp không thể tìm thấy con vật này, cách hành động an toàn nhất là thực hiện đầy đủ liệu trình tiêm phòng dại.

Tiêm vaccine bệnh dại sau khi bị động vật cắn là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh. Các bác sĩ sẽ điều trị vết thương của bạn bằng cách rửa ít nhất 15 phút bằng xà phòng và nước, chất tẩy hoặc iốt. Tiếp theo là tiêm immunoglobin. Và sau đó, bạn sẽ bắt đầu đợt tiêm vaccine bệnh dại đầu tiên.

Cách phòng chống bệnh dại cho mọi người

Loại bỏ bệnh dại ở chó, mèo

  • Bệnh dại là căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine. Tiêm phòng cho chó là chiến lược hiệu quả nhất để phòng ngừa và làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở người.
  • Giáo dục hành vi của chó và phòng chống chó cắn cho cả trẻ em và người lớn là một phần quan trọng của chương trình tiêm phòng bệnh dại. Nó giúp làm giảm cả tỷ lệ mắc bệnh dại ở người và gánh nặng tài chính khi điều trị vết cắn của chó.
  • Nâng cao nhận thức về phòng ngừa và kiểm soát bệnh dại trong cộng đồng bằng cách giáo dục trong nhà trường, dùng phương tiện thông tin đại chúng để truyền bá rộng rãi về cách phòng ngừa chó cắn và các biện pháp chăm sóc ngay lập tức sau khi bị cắn.

Phòng ngừa cho cá nhân

Để giảm nguy cơ mắc và gặp phải các biểu hiện của bệnh dại, bạn cần tuân theo một số quy tắc an toàn sau:

  • Tiêm phòng cho thú cưng: Tìm hiểu tần suất bạn cần tiêm vaccine cho mèo, chó và các vật nuôi trong nhà.
  • Bảo vệ vật nuôi nhỏ: Một số vật nuôi không thể tiêm phòng được, vì vậy chúng nên được giữ trong lồng hoặc trong nhà để tránh tiếp xúc với các động vật hoang dã.
  • Đi khám ngay nếu bị chó dại cắn. Khi thấy có biểu hiện của bệnh dại kể trên, cần đi khám và điều trị ngay
  • Giữ thú cưng trong nhà: Thú cưng nên được nhốt an toàn khi ở nhà và được giám sát khi ra ngoài.
  • Báo cáo cho chính quyền địa phương: Liên hệ với các quan chức kiểm soát động vật địa phương hoặc sở cảnh sát nếu bạn thấy động vật hoang.
  • Không tiếp cận động vật hoang dã.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi bệnh dại là “căn bệnh phòng ngừa được bằng vaccine 100%”. Họ lưu ý rằng phải có ít nhất 70% chó trong một khu vực được tiêm phòng để loại bỏ dại ra hết khỏi cộng đồng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bệnh dại và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.