Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em

Trang chủ » Chuyên Khoa Tiết Niệu » Suy thận ở trẻ em: Một số thông tin quan trọng bạn cần biết

Suy thận ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của trẻ. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về thực đơn cho các bệnh nhân suy thận trong các giai đoạn nhé!

Suy thận ở trẻ em là bệnh lý gì?

Suy thận ở trẻ em là bệnh lý suy giảm chức năng thận ở trẻ. Thận mất đi khả năng bài tiết các chất độc và suy giảm chức năng lọc máu nên các chất độc có thể ứ đọng lại trong cơ thể như creatinin, ure,… thời gian lâu dài có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm cho trẻ em.

Suy thận ở trẻ em được chia làm 2 dạng, cụ thể:

  • Suy thận cấp tính: gặp ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây bệnh thường do yếu tố dị tật bẩm sinh.
  • Suy thận mạn tính: bệnh suy thận mạn thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 8 đến 10 tuổi. Bệnh có thể xuất hiện với nhiều giai đoạn khác nhau với nhiều nguyên nhân.

Các nguyên nhân suy thận ở trẻ em thường thấy:

  • Nhóm yếu tố di truyền, bẩm sinh: Các dị tật bẩm sinh và đột biến, di truyền khi người mẹ mang thai có thể xuất hiện và gây bệnh cho thai nhi, gây biến đổi cấu trúc tế bào, trong đó có bệnh lý suy thận ở trẻ em. Những dị tật bẩm sinh như thận đa nang, thận móng ngựa, thận đôi, bất sản thận… có thể gây các dấu hiệu suy thận ở trẻ em.
  • Giảm lưu lượng tuần hoàn: Giảm lưu lượng tuần hoàn đi kèm sự sụt giảm các thành phần tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu. Giảm hồng cầu gây thiếu máu bẩm sinh, bạch cầu suy giảm là yếu tố thuận lợi để tác nhân nhiễm trùng tấn công hệ miễn dịch đang suy yếu của trẻ. Nhiễm trùng tiết niệu có thể gây suy thận ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
  • Tổn thương nguyên phát ở thận: bệnh lý thận viêm cầu thận, hoại tử ống thận, hội chứng thận hư… bẩm sinh hay mắc phải đều đe dọa đến sức khỏe của bé. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng nặng nề lên chức năng của thận khiến thận tổn thương, nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy thận.
  • Bệnh lý tim mạch: trẻ em nếu mắc những bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh,… có nguy cơ bị các bệnh lý thận như suy thận, hội chứng thận hư… Có một số thuốc điều trị nếu không được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể khiến trẻ mắc phải suy thận.
Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết suy thận ở trẻ em

Suy thận trong giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ rệt do đó người thân, phụ huynh của trẻ sẽ gặp khó khăn để nhận biết dấu hiệu trẻ bị bệnh về thận. Do đó khi phát hiện được triệu chứng thì thường đã ở giai đoạn bệnh trở nặng, cần phải nhập viện gấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cha mẹ trẻ cần lưu ý những triệu chứng suy thận ở trẻ em dưới đây để kịp thời đưa trẻ đi khám:

  • Tiểu đêm nhiều lần hoặc đi tiểu quá nhiều: trẻ đi tiểu nhiều có suy thận hay không còn phụ thuộc vào trước đó trẻ có uống nhiều nước hay không, đánh giá suy thận cần dựa thêm vào cận lâm sàng. Tuy nhiên tiểu nhiều lần, đặc biệt đi tiểu nhiều vào ban đêm, là dấu hiệu quan trọng để đưa trẻ đi khám. Ngoài ra trẻ còn gặp tình trạng tiểu khó, tiểu buốt, nước tiểu có thể có bọt do tình trạng tiểu đạm. Tình tạng này có thể khiến trẻ bị mất ngủ, quấy khóc về đêm, lâu dài có thể khiến cơ thể bị suy nhược.
  • Phù nề: phụ huynh có thể phát hiện tình trạng phù ở mắt sau khi trẻ ngủ dậy hoặc phù mềm ở tứ chi, bụng, lưng. Phù gây ra bởi tình trạng cơ thể tích trữ nước do thận mất chức năng đào thải. Ngay khi phát hiện trẻ bị phù cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.
  • Suy thận ở trẻ em có thể gây ra các tình trạng uể oải, mệt mỏi, sức khỏe sa sút, thường xuyên có cảm giác buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, ảnh hưởng đến việc học của bé, với trẻ nhỏ sơ sinh có thể làm trẻ quấy khóc liên tục.
  • Hơi thở của trẻ có mùi và cơ thể ngứa ngáy khiến trẻ gãi liên tục là những triệu chứng thường xuyên gặp do thận suy yếu, giảm khả năng đào thải độc chất của cơ thể. Các chất độc này tích trữ trong cơ thể lâu dài sẽ làm trẻ bị ngứa và hôi miệng.
Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em

Cách điều trị suy thận ở trẻ em

Trẻ em khi bị suy thận giai đoạn muộn sẽ thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe sa sút, nếu bệnh giai đoạn đầu thì triệu chứng thoáng qua không đặc hiệu, thoáng qua, không ảnh hưởng đến trẻ nhiều, cha mẹ có thể bỏ sót các triệu chứng này. Do đó bất cứ khi nào cha mẹ phát hiện trẻ có các dấu hiệu triệu chứng lạ, nghi ngờ bệnh thận cần đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tùy vào tình trạng suy thận của trẻ đang ở giai đoạn nào, có gây triệu chứng nào hay không mà bác sĩ điều trị sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường nếu bệnh trong giai đoạn đầu, thường điều trị triệu chứng và thay đổi lối sống cho bé. Nếu bệnh trong giai đoạn nặng, có thể tiến hành các biện pháp can thiệp chuyên sâu hơn như lọc máu, chạy thận nhân tạo hay ghép thận khác cho bé.

Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của bé, cho bé tái khám định kì thường xuyên để được kiểm tra chức năng thận. Nếu để bệnh tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Suy thận ở trẻ em: một số thông tin quan trọng bạn cần biết”. Suy thận là một bệnh lý rất nguy hiểm đối với trẻ do đó cha mẹ cần lưu tâm, để ý đến các dấu hiệu suy thận và đưa trẻ đi khám ngay.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Nguồn tham khảo: NHS

Các rối loạn thận không phải là không phổ biến ở trẻ em. Không giống như tim, phổi và bệnh gan, các rối loạn thận không gây ra các triệu chứng cho tới khi gần 80% chức năng thận bị suy giảm và do vậy, bệnh thường được chẩn đoán muộn. Điều quan trọng là phụ huynh cần nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh này ở trẻ để phòng tránh. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh thận ở trẻ nhỏ:

Các triệu chứng

Tiểu đau

Nước tiểu có màu đỏ/nâu

Dòng nước tiểu yếu

Đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày

Đi tiểu nhiều hơn 12 lần/ngày

Sưng phù quanh mắt

Rối loạn tăng trưởng hoặc khuyết tật về xương

Hay cảm thấy khát

Dấu hiệu thận yếu ở trẻ em

Các loại bệnh thận

Dị tật đường tiểu, xuất hiện từ khi mới sinh

Sỏi thận

Viêm cầu thận

Hội chứng thận hư

Nhiễm trùng đường tiểu

Suy thận cấp

Bệnh thận mạn tính

Chẩn đoán

Để chẩn đoán và đánh giá độ nặng của bệnh thận, các bác sĩ cần:

Kiểm tra nước tiểu để có thông tin về sự xuất hiện protein, hồng cầu, bạch cầu và tinh thể.

Cấy nước tiểu nên thực hiện trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu.

Ure và creatinine tăng khi thận không hoạt động thích hợp. Các xét nghiệm máu khác như electrolyte, hemoglobin, khí máu đôi khi được yêu cầu.

Siêu âm là một xét nghiệm hữu ích trong bệnh thận. Nó giúp cung cấp nhiều thông tin như kích thước thận, dị tật bẩm sinh (thận đơn/thận đa nang), thận ứ nước (sung thận), tắc đường niệu, sỏi thận, khối u ở thận.

Các xét nghiệm như chụp và sinh thiết thận hiếm khi được yêu cầu.

Điều trị

Điều trị bệnh thận phụ thuộc vào từng cá nhân.

Cần sử dụng thuốc kháng sinh trong 10-14 ngày. Prednisolon (steroid) được sử dụng trong hội chứng thận hư. Đôi khi một số dị tật đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa.

Ở người lớn, khi thận suy, chạy thận được thực hiện và đôi khi ghép thận là lựa chọn du nhất. Việc điều trị cũng tương tự ở trẻ em. Chạy thận có 2 loại: thẩm phân phúc mạc (hay sử dụng ở trẻ em) và chạy thận nhân tạo. Do thận bị suy, những chất như u rê, creatinine, kali, phốt pho và nước bị tích lũy dư thừa trong cơ thể. Những chất này được loại bỏ bởi thẩm tách thận.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần được ghép thận. Tuy nhiên, đây là thủ thuật rất phức tạp và tốn kém.

Phòng ngừa

Điều trị suy thận rất khó khăn, đau đớn và tốn kém. Do vậy phòng bệnh là rất quan trọng.

Nếu có các bất thường về thận kéo dài hơn 3 tháng, mức creatinine huyết cao hoặc thận bất thường trên siêu âm, trẻ cần được tới khám bác sĩ chuyên khoa.