Đâu là bút toán nộp thuế TNDN vào ngân sách Nhà nước bằng chuyển khoản

Ngày 17/08/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 72/2021/TT-BTC về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước [gọi tắt là Thông tư]. Theo đó, Thông tư đã sửa đổi, bổ sung một số quy định đáng lưu ý, cụ thể:

Tại Điều 1 của Thông tư, đối tượng áp dụng đã được bổ sung thêm các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thông tư cũng giải thích lại Kho bạc Nhà nước [KBNN] cấp tỉnh là KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; KBNN cấp huyện là KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Cụm từ "phòng giao dịch trực thuộc KBNN cấp tỉnh" đã được bỏ đi.

Về nguyên tắc quản lý thu ngân sách nhà nước tại Khoản 2, Điều 3 của Thông tư số 328/2016/TT-BTC cũng đã được sửa đổi: các khoản thu ngân sách nhà nước phải được nộp trực tiếp vào KBNN hoặc vào tài khoản của KBNN tại ngân hàng, trừ trường hợp cơ quan thu hoặc tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu được trực tiếp thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Cơ quan thu, tổ chức được cơ quan thu ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước có trách nhiệm nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu ngân sách nhà nước vào tài khoản của KBNN mở tại ngân hàng theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn. [Thông tư đã bỏ quy định về trường hợp ở những địa bàn khó khăn trong việc nộp qua ngân hàng hoặc nộp trực tiếp tại KBNN hoặc không tổ chức thu tiền tại địa điểm làm thủ tục hải quan]

Trong công tác phối hợp thu và uỷ nhiệm thu ngân sách nhà nước, Thông tư số 72 đã sửa đổi, bổ sung điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 328. Theo đó, Thông tư 72 quy định trường hợp KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện đã ủy nhiệm thu ngân sách nhà nước bằng tiền mặt, song người nộp ngân sách nhà nước vẫn đến KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện để nộp ngân sách nhà nước thì KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện vẫn phải thực hiện thu tiền mặt từ người nộp ngân sách nhà nước. Thông tư số 72 cũng bổ sung thêm việc loại trừ các trường hợp các đơn vị, tổ chức kinh tế có tài khoản tại ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 136/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN. Đối với trường hợp KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện thay đổi ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản hoặc thành lập đơn vị KBNN mới [do chia tách, sáp nhập địa bàn], Thông tư số 72 quy định KBNN cấp tỉnh hoặc KBNN cấp huyện phải thực hiện phối hợp thu ngân sách nhà nước với ngân hàng thương mại nơi mới mở tài khoản. Bỏ quy định phải có văn bản đề nghị hủy bỏ phối hợp thu ngân sách nhà nước với ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản cũ.

Thông tư còn bổ sung thêm 2 hình thức thu thu ngân sách nhà nước: qua các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh.

Các loại chứng từ quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Thông tư 328/2016/TT-BTC được sửa đổi thành chứng từ nộp ngân sách nhà nước với các loại chứng từ được sửa đổi, bổ sung như sau: bảng kê nộp thuế; giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước; biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá và in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá và in sẵn mệnh giá; biên lai thu thuế, phí, lệ phí và thu phạt vi phạm hành chính…

Ngoài ra, các quy định về thu ngân sách nhà nước  bằng đồng việt nam, Thu ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước, đối chiếu số liệu báo cáo định kỳ tình hình thu ngân sách nhà nước, báo cáo kế toán thu ngân sách nhà nước … cũng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư 72/2021/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.

Chu Thị Hương

Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành, kế toán hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Hạch toán kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu:

– Hàng quý, khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán phản ánh số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp vào ngân sách Nhà nước vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 111, 112, …

– Cuối năm tài chính, căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo tờ khai quyết toán thuế hoặc số thuế do cơ quan thuế thông báo phải nộp:

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán phản ánh bổ sung số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành còn phải nộp, ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp, kế toán ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng [hoặc giảm] số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.

+ Trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Có TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thuế thu nhập hiện hành, ghi:

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

+ Nếu TK 8211 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có thì số chênh lệch, ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ việc:

  • Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm;
  • Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.

Hạch toán kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả [là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm], ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

– Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đã ghi nhận từ các năm trước [là số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm], ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

– Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại [số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm], ghi:

Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

– Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại [số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm], ghi:

Nợ TK 347 – Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ lớn hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

+ Nếu TK 8212 có số phát sinh Nợ nhỏ hơn số phát sinh Có, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ kê khai thuế và nộp thuế, dịch vụ kế toán, dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ!

Video liên quan

Chủ Đề