Đâu là đặc điểm của miễn dịch không đặc hiệu

Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách liên kết đến các trang liên quan hoặc cải thiện bố cục của bài viết.

Miễn dịch tự nhiên hay còn gọi là miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch bẩm sinh: là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây độc từ môi trường bằng các phản ứng không đặc hiệu của cơ thể. Miễn dịch tự nhiên có tác dụng đối với các vật lạ xâm nhập ngay cả khi cơ thể chưa từng tiếp xúc với vật xâm nhập đó trước đây. Nó được xem là một cơ chế quan trọng giúp bảo vệ cơ thể trong lúc các phản ứng đặc hiệu chưa đáp ứng kịp.

Người ta có thể chia miễn dịch tự nhiên thành các dạng sau đây:

  • Miễn dịch tự nhiên tuyệt đối: Trong bất cứ điều kiện nào khả năng miễn dịch của cơ thể đối với một số tác nhân gây nhiễm không bị phá vỡ.
  • Miễn dịch tự nhiên tương đối: Là loại miễn dịch trong điều kiện nhất định cơ thể không cảm thụ với bệnh.

Miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể bằng các hàng rào vật lý, hóa học, sinh học ngăn cách cơ thể với môi trường phức tạp bên ngoài. Kể từ ngoài vào trong, ta có các loại hàng rào bảo vệ sau:

Hàng rào vật lý

Bao gồm da và niêm mạc:

  • Da: là hàng rào đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của các vật lạ vào bên trong cơ thể. Cấu tạo gồm nhiều lớp và sự đổi mới liên tục của lớp ngoài cùng khi không có tổn thương là thành trì vật lý vũng chắc bảo vệ cơ thể.
  • Niêm mạc: có độ đàn hồi cao hơn và thường xuyên có lớp chất nhầy là đặc tính giúp các vật lạ không thể bám vào tế bào niêm mạc. Ngoài ra, niêm mạc ở một số vị trí còn chứa dịch tiết [nước mắt,nước mũi,...] và các vi nhung mao [đường hô hấp,..] có tác dụng cuốn trôi và đẩy các vật lạ ngược trở ra ngoài cơ thể.

Hàng rào tế bào

Sự hiện diện của một loạt các tế bào thực hiện chức năng miễn dịch, đặc biệt là các tế bào thực bào trong máu giúp bắt giữ và tiêu diệt những vật lạ đã xâm nhập được qua lớp da niêm.

Tế bào thực bào là các tiểu thực bào [bạch cầu đa nhân trung tính] và các đại thực bào di động trong máu giữ vai trò bắt và tiến hành thực bào đối với các vật lạ xâm nhập.

Các tế bào khuếch đại thực bào:

  • Hệ thống bổ thể: khi được hoạt hóa, nó tiến hành hóa hướng động hấp dẫn bạch cầu tới ổ viêm, gây dãn mạch, tăng tính thấm và thực hiện opsonin hóa để khuếch đại khả năng thực bào của bạch cầu.
  • Tế bào NK [natural kill]: là một loại tế bào IFN, có tác dụng tiêu diệt các tế bào u và tế bào nhiễm virus, ngăn cản sự lây nhiễm qua các tế bào cùng loại.
  • Bạch cầu ái kiềm [bạch cầu ưa base]: tiết ra hóa chất trung gian, tăng cường quá trình viêm.
  • Bạch cầu ái toan [bạch cầu ưa acid]: rất có ý nghĩa đối với dị ứng và nhiễm kí sinh trùng do tác dụng diệt protein lạ.

Hàng rào hóa học

Là các chất dịch sinh học được tiết ra từ các tế bào và mô miễn dịch của cơ thể, bao gồm:

  • Lysozyme là 1 enzym thủy phân liên kết vách vi khuẩn [các liên kết glucosid]. Nó được tiết nhiều từ các tuyến của niêm mạc, nước mắt và nước bọt. Nó cũng tồn tại trong các tế bào thực bào làm nhiệm vụ tiêu hóa màng vi khuẩn.
  • Interferon: có tác dụng ngăn cản sự xâm nhiễm của virus từ một tế bào đã nhiễm sang các tế bào cùng loại lân cận.
  • Bổ thể: khi được hoạt hóa, có tác dụng dung giải vi khuẩn, hóa hướng động bạch cầu và opsonon hóa.
  • Các protein phản ứng pha cấp: là các chuỗi protein tồn tại độc lập trong huyết thanh và trên bề mặt tế bào, có tác dụng ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn [ví dụ protein C phản ứng,...]
  • pH: môi trường acid trong dạ dày [pH=3] tiêu diệt phần lớn các vi sinh vật có pH của da và âm đạo [khoảng = 4] cũng không thích hợp cho phần lớn vi sinh vật gây bệnh.
  • Ngoài ra, spermin trong tinh dịch cũng có tác dụng diệt khuẩn,một số acid béo không bão hòa trên da cũng chống lại một số vi khuẩn.

Hàng rào cơ địa

Mang tính di truyền và đặc trưng riêng cho từng cá thể. Đây là tổng hợp tất cả các phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vật lạ.

Kết thúc một quá trình miễn dịch tự nhiên, thường các tác nhân xâm nhập sẽ bị tiêu diệt hết. Nếu không, các đại thực bào sẽ đóng vai trò kích hoạt một hệ thống bảo vệ có tính ưu việt hơn - hệ miễn dịch thu được để tiếp tục quá trình bảo vệ cơ thể.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Miễn dịch tự nhiên.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Miễn_dịch_tự_nhiên&oldid=67172354”

Nếu không làm trong ngành y hoặc không có nhiều hiểu biết chuyên khoa, chắc hẳn bạn sẽ hoàn toàn xa lạ với hai khái niệm miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về hai khái niệm cũng như tác dụng của từng nhóm để bảo vệ tốt sức khoẻ của chính mình.

Hệ thống miễn dịch tự nhiên đóng vai trò quan trọng với cơ thể con người. Vì khi thiếu hoặc mất đi hệ thống này, các tác động môi trường có nguy cơ cao xâm nhập vào con người, gây hại cơ thể và tệ nhất có thể gây tử vong. Có hai dạng miễn dịch tồn tại trong song song trong cơ thể con người. Đó là miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Tùy vào tính chất mà từng loại miễn dịch có cách bảo vệ cơ thể con người khác nhau.

Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch đặc hiệu là loại miễn dịch khi có sự tương tác với kháng nguyên, được đưa vào cơ thể con người một cách chủ động hoặc ngẫu nhiên. Đáp ứng của loại miễn dịch này cần thời gian từ một vài ngày đến vài tuần để nhận biết, hoạt hoá và hiệu ứng. Loại miễn dịch này có khả năng ghi nhớ và nhận biết một số tác nhân gây bệnh đặc hiệu đã bị loại trừ. Do đó, hệ thống miễn dịch này có khả năng tấn công nhanh và hiệu quả hơn nếu gặp đúng tác nhân gây bệnh đó. Miễn dịch đặc hiệu có 2 phương thức là: miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào [miễn dịch tế bào]. Hai phương thức này để loại trừ kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu là loại miễn dịch di truyền, có sẵn trong mỗi cơ thể từ khi sinh ra và không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước của kháng nguyên. Loại miễn dịch này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vào các mô và nhanh chóng loại bỏ các sinh vật này nếu chúng xâm nhập được vào các mô trong cơ thể. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu xảy ra nhanh khi có vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, thời gian ngắn và không có khả năng ghi nhớ.

Xem thêm: 10 bài tập đơn giản giúp cả nhà tăng cường sức đề kháng

So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ miễn dịch của cơ thể, cách thức mà cơ thể chống lại các tác nhân gây hại cho tế bào. Từ đó có nhiều phương pháp chăm sóc cơ thể tốt hơn.

Xem ngay:  Trắng da cực nhanh, cực dễ chỉ nhờ 5 bí quyết đơn giản

Giống nhau

Cả hai loại miễn dịch đều nằm trong nhóm phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nhiệm vụ của cả hai đều bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh và các tế bào bạch cầu liên quan đến cả hai.

Khác nhau

Có rất nhiều điểm khác nhau ở cả hai loại miễn dịch trên như:

Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.

Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

  • Thành phần khác nhau của hai loại miễn dịch:

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.

Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.

Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

Miễn dịch đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.

Miễn dịch không đặc hiệu: đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu quả hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Nguồn tham khảo:

Specific Acquired Immunity

//www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK8143/

Hai loại miễn dịch

//voer.edu.vn/m/hai-loai-mien-dich/f80b6449

Cơ chế đề kháng bảo vệ cơ thể không đặc hiệu chống lại vi sinh vật gây bệnh – //www.dieutri.vn/bgvisinhyhoc/co-che-de-khang-bao-ve-co-the-khong-dac-hieu-chong-lai-vi-sinh-vat-gay-benh

Video liên quan

Chủ Đề