Đau mắt đỏ bao lâu thì không lây

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là bệnh lý khá phổ biến hiện nay và dễ lây lan khi người bệnh tiếp xúc gần với những người khác. Mặc dù đau mắt đỏ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng cũng khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Do đó, câu hỏi mọi người quan tâm nhất chính là “Đau mắt đỏ bao lâu khỏi bệnh?” và “Làm thế nào để bệnh đau mắt đỏ mau khỏi?” Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.

1. Bệnh đau mắt đỏ bao lâu khỏi?

Đau mắt đỏ là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp do sự xâm nhập của những loại virus, vi khuẩn và các tác nhân từ môi trường khiến mắt bị dị ứng. Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ tương đối dễ nhận biết như mắt ra nhiều ghèn, mắt đỏ, đau, sưng cộm, ngứa. Thông thường, viêm kết mạc thường bị cả hai bên mắt. Ban đầu có thể chỉ xuất hiện ở một bên mắt nhưng rất dễ lây sang bên mắt còn lại chỉ trong khoảng thời gian ngắn.

Ngoài ra, biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ cũng có sự khác nhau. Với những người bị viêm kết mạc do virus thì dấu hiệu thường gặp là mắt không nhìn rõ, khô mắt, chảy nhiều ghèn, ngứa ngáy, cộm mắt nhiều, chảy nước mắt,… Bệnh có thể lây từ người bệnh đến những người lành qua các giọt bắn khi hắt xì hơi, ho hoặc qua đường hô hấp.

Nếu tác nhân gây đau mắt đỏ là do vi khuẩn thì người bệnh có thể bị tổn thương nặng nếu không được điều trị kịp thời. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất của bệnh là xuất hiện nhiều ghèn có màu vàng đục hoặc xanh. Vào buổi đêm, ghèn sẽ tích tụ và khô lại ở phần mi mắt khiến chúng dính lại với nhau, khó mở mắt vào buổi sáng khi thức dậy.

Khi gặp phải tình trạng này, các bạn cần phải cẩn thận vì nếu không được điều trị cẩn thận, viêm kết mạc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy giảm thị lực, loét giác mạc,… Bên cạnh đó, nếu bị đau mắt đỏ do dị ứng thì bệnh sẽ không lây và thường xuất hiện những triệu chứng như chảy nước mắt nhiều, kèm theo viêm mũi dị ứng.

Thời gian ủ bệnh của viêm kết mạc thường là khoảng một tuần. Tùy vào từng mức độ của bệnh và nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ mà quá trình điều trị sẽ khác nhau. Để thời gian điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng hơn, các bạn nên bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho đôi mắt.

Đau mắt đỏ bao lâu khỏi là thắc mắc của nhiều người

2. Đau mắt đỏ có thể tự khỏi được hay không?

Rất ít trường hợp bị viêm kết mạc có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Theo các chuyên gia y tế, viêm kết mạc có thể tự khỏi nếu nguyên nhân gây ra bệnh là do virus.

Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra thường đi kèm với tình trạng nhiễm khuẩn do cách vệ sinh và chăm sóc mắt của người bệnh không tốt. Do đó, nếu xuất hiện dấu hiệu của bệnh viêm kết mạc, các bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ Nhãn khoa chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bởi vì nếu điều trị muộn hoặc không dứt điểm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như loét giác mạc, thậm chí là mù lòa.

Nếu được điều trị sớm và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh đau mắt đỏ sẽ khỏi hẳn sau 7 – 10 ngày. Nếu áp dụng thêm những phương pháp khoa học khác thì bệnh có thể khỏi trước khoảng thời gian này.

Mọi người nên đi khám khi bị đau mắt đỏ để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp

3. Làm thế nào để bệnh đau mắt đỏ mau khỏi?

Mặc dù đau mắt đỏ là căn bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách khiến nó nhanh khỏi hơn. Để đau mắt mau khỏi, các bạn cần phải:

3.1. Tìm ra nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm kết mạc

Để biết được viêm kết mạc bao lâu thì khỏi, việc đầu tiên các bạn cần phải làm là tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh. Như đã đề cập ở trên, viêm kết mạc có thể được hình thành do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng.

Theo đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra bệnh mà thời gian khỏi cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ, các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện một số kiểm tra cần thiết.

3.2. Phải điều trị bệnh viêm kết mạc đúng cách

Điều trị đúng cách là yếu tố vô cùng quan trọng để bệnh đau mắt đỏ cải thiện tốt hơn. Do đó, các bạn phải vệ sinh mắt thường xuyên và sử dụng loại thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải tuân thủ theo những điều sau:

– Trong trường hợp phải sử dụng thêm thuốc kháng sinh, các bạn không được tùy tiện mua thuốc mà phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Tuyệt đối không được dùng các loại lens và kính áp tròng khi bị đau mắt đỏ. Bởi vì điều này có thể làm tổn thương tới lớp niêm mạc bảo vệ mắt và kéo dài thời gian điều trị bệnh.

– Hạn chế tiếp xúc và hoạt động ở những nơi có nhiều hóa chất và bụi phấn. Bởi vì đây là những tác nhân chính khiến mắt bị kích ứng. Nếu đến các địa điểm này, các bạn nên mang theo kính để tránh bị kích ứng mắt.

– Ánh sáng xanh từ máy tính hoặc màn hình điện thoại cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mắt của mọi người. Do đó, trong quá trình điều trị đau mắt đỏ, các bạn nên hạn chế tối đa việc tiếp xúc với màn hình điện thoại và máy tính.

– Để việc điều trị đau mắt đỏ đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tạo một thói quen sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Đặc biệt, các bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin A tốt cho đôi mắt.

– Hạn chế lấy tay dụi mắt vì điều này sẽ khiến cho mắt dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, các bạn nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi dụi mắt.

Hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa Mắt để mau khỏi bệnh

Tóm lại, đau mắt đỏ bao lâu khỏi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây ra bệnh, quá trình điều trị, chăm sóc ra sao,… Mặc dù đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng các bạn nên cẩn trọng trong quá trình điều trị để tránh gây ra những biến chứng nặng hơn. Nếu đang bị đau mắt đỏ hoặc các vấn đề khác về mắt, các bạn có thể đến chuyên khoa Mắt của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào, có phải nhìn nhau cũng lây hay không? Bệnh đau mắt đỏ có thể gây ảnh hưởng xấu đến thị lực nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Vì thế, cần tìm hiểu về bệnh một cách cẩn trọng để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.

Đau mắt đỏ [viêm kết mạc] là một bệnh không quá nguy hiểm nếu biết điều trị, chăm sóc mắt theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Để bệnh nhanh khỏi, bạn có thể tìm hiểu đau mắt đỏ lây qua đường nào để kiểm soát bệnh, chăm sóc mắt cũng như phòng ngừa bệnh dễ dàng, hiệu quả hơn.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Khi nhìn những triệu chứng, những khó chịu do đau mắt đỏ mang lại cũng như biến chứng của bệnh, mọi người sẽ thường tìm hiểu đau mắt đỏ lây qua đường nào. Theo kinh nghiệm của nhiều người cũng như lời khuyên từ các bác sĩ nhãn khoa, khi biết được đau mắt đỏ lây qua những đường nào, bạn sẽ biết cách chăm sóc mắt, phòng tránh giúp giữ cho mắt sáng khỏe.

Với băn khoăn bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào, bạn có thể xác định được một số đường lây lan phổ biến như sau:

Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, qua đường hô hấp, qua nước mắt, nước bọt, bắt tay…

Tiếp xúc gián tiếp qua việc cầm, nắm, chạm vào những vật dụng bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh [như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang…]

Dùng chung vật dụng, đồ dùng cá nhân với người bệnh [như khăn mặt, ly/cốc nước uống, gối…]

Sử dụng nguồn nước công cộng dễ bị nhiễm mầm bệnh [ao, hồ, bể bơi]

Thói quen dùng tay dụi mắt, sờ vào mũi, ngậm vào miệng…

Một số điều lưu ý đối với khả năng lây nhiễm của viêm kết mạc

Ở những nơi công cộng, bao gồm bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc… hoặc những khu vực có mật độ người đông, thường phải tiếp xúc với cự ly gần như bến tàu xe, trên xe bus, chợ… nguy cơ lây lan bệnh đau mắt đỏ [viêm kết mạc do virus] là rất cao.

Trong vòng một tuần sau khi hết bệnh, viêm kết mạc vẫn có khả năng lây cho người khác. Vì vậy, để phòng bệnh cho cá nhân và tránh lây lan cho người khác, cần giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt, rửa tay kỹ, chú ý thói quen sinh hoạt.

Đặc biệt đối với các bé, phụ huynh nên nhắc nhở con trẻ không dụi mắt, nhất là khi đang sinh hoạt chung với nhóm bạn. Bên cạnh đó, giữ vệ sinh mắt sạch sẽ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Cách ngăn chặn đau mắt đỏ lây lan

Sau khi “tường tận” vấn đề đau mắt đỏ lây qua những đường nào, bạn sẽ trả lời được cách ngăn chặn đau mắt đỏ lây lan.

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ bị lây lan và nếu không chữa kịp thời, dứt điểm sẽ có hại cho mắt.

Các chuyên gia nhãn khoa khẳng định không có chuyện bị lây đau mắt đỏ vì nhìn bệnh nhân. Tuy nhiên, rất nhiều người có cảm tưởng như vậy bởi họ nghĩ mình không tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Với những trường hợp đau mắt do vi rút, có thể lây qua nhiều đường nhưng đặc biệt nguy hiểm và nhanh nhất là lây qua hệ hô hấp. Bệnh nhân bị đau mắt đỏ có thể kèm theo hiện tượng viêm họng, sốt, đau họng, nổi hạch.

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra ở thời kỳ ủ bệnh. Ngay khi bệnh nhân đã khỏi vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.

Đeo kính không loại trừ hết nguy cơ lây bệnh mà chỉ giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu đeo kính nhưng vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt thì khả năng lây bệnh là rất lớn.

Đau mắt đỏ lây truyền qua những hạt tiết tố nhỏ li ti khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi; qua đồ dùng cá nhân, khăn tay; qua nước bị nhiễm khuẩn [nước hồ bơi]. Vì thế, bệnh dễ lây ở trẻ em học cùng trường hoặc người sống cùng một nhà.

Bệnh đau mắt đỏ nếu được chữa trị kịp thời sẽ không để lại biến chứng nhưng nếu tự ý dùng thuốc hay điều trị không dứt điểm sẽ bị viêm, loét giác mạc.

Để tránh bị đau mắt đỏ, cần tránh đưa tay bẩn lên mắt, nên đeo kính râm khi ra đường. Sau một ngày lao động có tiếp xúc bụi mắt, sau khi tổng vệ sinh gia đình, cơ quan nên rửa mặt sạch rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9%, rửa mặt bằng khăn sạch, nước sạch; thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi dưới nắng.

Khi bị đau mắt đỏ, nên làm gì để bệnh không lây cho người khác

Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bên cạnh đó, khi bị đau mắt đỏ, bạn cần phải làm gì để vừa chăm sóc mắt nhanh khỏi vừa tránh lây lan cho người khác.

Để phòng ngừa bệnh, cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt [dùng riêng khăn mặt, vật dụng cá nhân]; khi mắc bệnh cần được nghỉ ngơi, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác.

Khi có triệu chứng đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Về nhà, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh hồi phục.

Không đi học, đi làm khi bị đau mắt đỏ để tránh bệnh lây lan

Tuyệt đối không dùng lại thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác.

Tóm lại, đau mắt đỏ là bệnh lý nhẹ ít gây biến chứng nghiêm trọng nhưng dễ lây lan cho cộng đồng. Theo đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chăm sóc mắt đúng cách, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc nhãn khoa, hạn chế đi lại để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu cần đi lại nên đeo kính râm để mắt bớt bị chói và bảo vệ mắt.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Bùi Hải Yến

Video liên quan

Chủ Đề