Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì

25/09/2019 Tác giả: 907 lượt xem

Những cơn đau thắt lưng là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy mà những câu hỏi như đau thắt lưng là bệnh gì? liệu đau thắt lưng có phải là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm không đang ngày càng được nhiều người quan tâm.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì

Đau thắt lưng là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm (ảnh minh họa)

  • Đau thắt lưng là biểu hiện của các bệnh lý
    • Đau dây thần kinh tọa
    • Các bệnh về xương khớp
    • Các bệnh sỏi thận, đau thận
    • Đau ruột thừa
    • Một số bệnh lý khi phụ nữ bị đau thắt lưng
  • Biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng
    • Luyện tập thể dục
    • Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý
    • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Đau thắt lưng là biểu hiện của các bệnh lý

Đau thắt lưng hay còn gọi là đau lưng dưới là những cơn đau xuất hiện vùng thắt lưng, cơn đau có thể kéo xuống mông và chân, có thể thay đổi từ một cơn đau liên tục đến một cảm giác nhói đột ngột.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì

Đau thắt lưng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm ở phụ nữ (ảnh minh họa)

Đau thắt lưng thông thường biểu hiện cho các bệnh lý sau:

Đau dây thần kinh tọa

Các dây thần kinh tọa (dây thần kinh chạy dọc từ lưng dưới đến 2 chân) bị chèn ép gây ra những cơn đau thắt lưng.

Các bệnh về xương khớp

Loãng xương, thoái hóa cột sống: Đau thắt lưng do loãng xương hay thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi, khi con người bắt đầu quá trình lão hóa khiến cho xương khớp bị yếu đi, dẫn đến dễ gặp phải các chấn thương ở vùng lưng trong quá trình vận động. Ngoài tuổi tác việc thiếu hụt canxi, vitamin D, suy giảm hooc môn sinh dục, các bệnh cường giáp, suy thận, chấn thương,… cũng gây nên những cơn đau thắt lưng.

Các bệnh thoát vị đĩa đệm gây đau lưng: Khi những đĩa đệm (khu vực mô đệm không gian giữa mỗi đốt sống) bị tổn thương, phình ra, thoát vị hoặc vỡ dẫn đến chèn ép các dây thần kinh gây cảm giác đau thắt lưng, ngứa ran và tê.

Hẹp ống sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp,… cũng gây ra đau thắt lưng.

Các bệnh sỏi thận, đau thận

Khi bị các bệnh này người bệnh thường có biểu hiện như đau nhức thắt lưng, nhức mỏi cơ, kèm theo tiểu buốt, tiểu rắt…

Đau ruột thừa

Đau âm ỉ eo lưng bên phải vùng thắt lưng kèm theo sốt và buồn nôn có thể là triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa.

Một số bệnh lý khi phụ nữ bị đau thắt lưng

Viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt, mang thai ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… cũng có thể xảy ra khi phụ nữ bị đau thắt lưng.

Biện pháp phòng ngừa đau thắt lưng

Khi có dấu hiệu đau thắt lưng bạn cần đi khám bác sĩ ngay để giúp bạn sớm phát hiện ra những thay đổi bất thường ở vùng thắt lưng để có cách điều trị kịp thời, tránh để bệnh thuyên chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Để phòng ngừa những cơn đau thắt lưng cần lưu ý những điều sau:

Luyện tập thể dục

Đi bộ hay những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn có một hệ xương khớp dẻo dai, giúp bạn không chỉ phòng tránh được đau thắt lưng mà còn tránh được những bệnh lý về xương khớp. Tập thể dục cũng giúp bạn duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh hiện tượng thừa cân, béo phì vì khi bạn có mức cân nặng phù hợp sẽ tránh được những áp lực lên vùng cột sống, phòng ngừa chứng đau thắt lưng hiệu quả, việc đi đứng, làm việc cũng trở nên linh hoạt, dễ dàng hơn.

Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý

Không nên ngồi một chỗ quá lâu, không nên thường xuyên cúi người hay khuân, vác những vật quá nặng…

Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể

Bổ sung canxi, vitamin D, magie, kali, uống đủ nước để tránh được đau thắt lưng và phục hồi nhanh hơn.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì

Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ tin cậy của các bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp

Đau thắt lưng xuất hiện bất chợt có thể là hệ quả của những tác động ngoại lực. Tuy nhiên, nguyên nhân đau vùng thắt lưng kéo dài phần lớn lại là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm, cần phải can thiệp điều trị kịp thời.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì
Đau thắt lưng là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau thắt lưng là những cơn đau lưng cấp hoặc mãn tính có thể xuất hiện ở một vị trí hoặc lan sang các vùng lưng lân cận, đau xuống hông, đùi và chân. Những cơn đau vùng thắt lưng cấp thường xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh, ngồi hoặc di chuyển sai tư thế.

Đau thắt lưng có thể xảy ra bất chợt hoặc tiến triển âm ỉ theo thời gian gây ra sự khó chịu, cản trở việc đi lại, cử động hàng ngày, thậm chí là những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt. Trên thực tế, hơn một nửa bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng, đau lưng dưới có thể bị tái phát, lần sau nặng hơn lần trước nếu không xác định được nguyên nhân để điều trị kịp thời.

Nguyên nhân đau thắt lưng không thể bỏ qua

Những cơn đau vùng thắt lưng có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân, theo thống kê có tới hơn một nửa trường hợp đau thắt lưng là do những bệnh lý nguy hiểm, phần còn lại là do một vài yếu tố cơ học khác.

● Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Vùng cột sống thắt lưng được cấu tạo gồm các đốt sống được ngăn cách bởi đĩa đệm. Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép rễ thần kinh. Tình trạng này dẫn đến những cơn đau đột ngột hay âm ỉ tại vùng thắt lưng hông lan xuống chân.  Phần lớn các trường hợp đau thắt lưng xuất phát từ căn bệnh này.

● Thoái hóa cột sống lưng

Theo thời gian, hệ xương khớp của con người bị thoái hóa gây ra các cơn đau thắt lưng âm ỉ. Đặc biệt là vùng thắt lưng vì đây là vị trí phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể.

● Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép gây đau thắt lưng hông kèm theo triệu chứng tê bì dọc từ hông xuống bàn chân.

● Viêm khớp dạng thấp

Đau thắt lưng do viêm khớp dạng thấp là quá trình xảy ra các cơn đau khi các khớp xương bị viêm do ma sát khi vận động, di chuyển hoặc do yếu tố tuổi cao dẫn đến suy giảm dịch khớp, nhân nhầy.

● Bệnh dạ dày

Đau thắt lưng do viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích cũng là những trường hợp phổ biến. Tuy nhiên, triệu chứng chủ yếu của các bệnh lý này vẫn là đau quặn bụng, mệt mỏi, ợ hơi…

● Loãng xương

Loãng xương cũng có thể gây đau thắt lưng, đây là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Tình trạng loãng xương làm tổn thương hoặc nứt vỡ một số vùng xương cột sống gây ra đau vùng thắt lưng.

● Bệnh đường tiết niệu

Những bệnh lý như sỏi thận, sỏi tiết niệu, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây đau thắt lưng. Thông thường thì cơn đau sẽ biến mất khi bệnh được chữa khỏi.

● Thói quen sinh hoạt: Ngồi lâu một vị trí, nằm sai tư thế, thức khuya, stress, quan hệ tình dục không điều độ, mang túi xách nặng, đeo giày cao gót… cũng gây đau thắt lưng kéo dài.

● Tập thể dục sai cách: Không khởi động khi chơi thể thao, thực hiện động tác quá khó hay vận động quá sức có thể khiến cơn đau thắt lưng xấu hiện bất chợt.

● Chấn thương, tai nạn: Những va đập, chấn thương tại vùng cột sống thắt lưng cùng là nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng phổ biến.

Các cách chữa đau thắt lưng phổ biến

Theo nghiên cứu của các chuyên gia xương khớp, mỗi phương pháp điều trị đau thắt lưng đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà nên lựa chọn loại thuốc phù hợp.

● Thuốc Tây

Tây y chữa đau thắt lưng chủ yếu đi vào điều trị các triệu chứng giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Cụ thể, bệnh nhân cần sử dụng một số loại thuốc:

- Thuốc giảm đau: Paracetamol (Acetaminophen)...

- Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm...

- Thuốc chống viêm không steroid: Felden, Brexin, diclofenac...

● Chữa đau thắt lưng bằng thuốc nam

Ngoài thuốc Tây, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số bài thuốc nam từ cây nhà lá vườn để giảm đau, kháng viêm cũng rất hiệu quả.

- Thuốc đắp từ cây chìa vôi: Chìa vôi tươi làm sạch, dầm nát và trộn với muối, đắp lên lưng giúp giảm đau thắt lưng cực tốt.

- Cây xấu hổ sắc thuốc:  Lấy vị thuốc xấu hổ làm chủ đạo kết hợp cùng 5 loại thảo dược khác là trinh nữ, tầm gửi, dền gai, lá lốt, cỏ xước. Đem nguyên liệu rửa sạch, sắc lấy nước uống ngày 3 lần để giảm đau thắt lưng.

- Ngải cứu ngâm rượu: Đem ngải cứu và vỏ chanh bưởi sơ chế sạch, phơi khô. Sau đó ngâm với rượu nguyên chất trong 1 tháng, ngày uống 1 ly để hỗ trợ chữa bệnh.

Ngoài các bài thuốc nam, người bị đau thắt lưng nên thăm khám bác sĩ đông y để điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền khác an toàn với sức khỏe.

● Các bài tập hỗ trợ

Không chỉ dùng thuốc mới có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, tập luyện đúng cách cũng giúp cải thiện bệnh đau thắt lưng đáng kể.

- Bài tập đảo máu: Nằm thẳng trên mặt sàn sạch, hai tay duỗi thẳng ép 2 bên sườn. Bắt đầu lăn người từ trái sang phải tay vẫn giữ thẳng. Lăn liên tục 3 vòng tròn để máu trong người đảo đều giúp cho khí huyết lưu thông.

- Bài tập hít thở: Người bệnh đau thắt lưng ngồi thẳng, khoanh chân chữ ngũ để hai tay lên đầu gối. Từ từ hít vào đưa ngực ra phía trước, võng lưng để thắt lưng thật căng. Tiếp tục thu vai về, thả lỏng phần lưng cong lại đồng thời thở ra. Vừa tập vừa siết chặt phần cơ bụng và cơ lưng theo hơi thở, rất tốt để giảm đau thắt lưng và cải thiện cột sống.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì
Một vài lưu ý khi điều trị đau thắt lưng cho bệnh nhân

Chuyên gia YHCT giới thiệu bài thuốc đông y chữa đau thắt lưng ưu việt

Người bệnh có thể tự mình chữa trị các triệu chứng đau thắt lưng do cơ học. Tuy nhiên, tình trạng đau do các vấn đề về xương khớp như thoái hóa, thoát vị thì không thể chỉ dựa vào những phương pháp đơn lẻ thông thường. Đó cũng là lý do bài thuốc An Cốt Nam nhận được sự tin tưởng của nhiều bệnh nhân và giới chuyên gia đầu ngành.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì
An Cốt Nam - Bài thuốc tiên phong “đánh bay” cơn đau thắt lưng hiệu quả

Nói về các bài thuốc Đông Y chữa đau thắt lưng thì người thầy thuốc nào cũng biết hai bài thuốc cổ phương là Quyên Tý Thang - Độc Hoạt Tang Ký Sinh Thang. Thế nhưng, An Cốt Nam lại là bài thuốc duy nhất nắm bắt và tổng hòa được tinh hoa của cả 2 phương thuốc cổ xưa này.

Hơn thế nữa, để nâng cao hiệu quả điều trị đau thắt lưng khi áp dụng cho người hiện đại, các lương y Tâm Minh Đường đã khéo léo kết hợp với các vị thuốc quý hiếm khác như Bý Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo, Sâm Ngọc Linh…

Các cây thuốc này có tác dụng điều trị đau thắt lưng và các bệnh xương khớp vô cùng tốt, hơn hết đầy đều là các vị thuốc quý khó kiếm, chỉ mọc ở nơi núi cao hiểm trở, tuy nhiên nếu có được thì hiệu quả khu phong, tán hàn, ôn kinh hoạt lạc… lại tốt vô cùng.

Không dừng lại ở bài thuốc uống, An Cốt Nam còn là tổng hòa của các phương pháp y học cổ truyền Quân - Thần - Tá - Sứ tác động đa chiều nhằm cải thiện tình trạng đau thắt lưng từ gốc rễ. Cụ thể là sự kết hợp chặt chẽ giữa: Bài thuốc uống, cao dán, bài tập và vật lý trị liệu.

Lộ trình điều trị cụ thể gồm, bài thuốc uống thẩm thấu vào trong cơ xương khớp giúp kháng viêm, giảm đau thắt lưng, giãn cơ. Đồng thời, dùng cao dán trực tiếp ngoài da giúp giảm các cơn đau cấp tính, khai thông khí huyết vùng thắt lưng. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp tập luyện (theo đĩa VCD nhà thuốc gửi kèm) hoặc thực hiện vật lý trị liệu (miễn phí hoàn toàn) để rút ngắn thời gian điều trị.

Đau thắt lưng là dấu hiệu của bệnh gì
 

Bên cạnh đó, các chuyên gia đang công tác trong các đơn vị đầu ngành cũng đưa ra những nhận xét rất tích cực và khách quan về bài thuốc An Cốt Nam trong hiệu quả điều trị đau thắt lưng cho người bệnh.

Trong chương trình “Sống Khỏe Mỗi Ngày” - VTV2, Ths.bs Hoàng Khánh Toàn (Trưởng khoa đông y Viện 108) cho rằng, An Cốt Nam chính là xu hướng điều trị bệnh đau thắt lưng nói riêng và xương khớp nói chung đem lại hiệu quả toàn diện.

Đã có hàng ngàn bệnh nhân điều trị đau thắt lưng và các các bệnh xương khớp hiệu quả nhờ An Cốt Nam, họ ở nhiều độ tuổi và tầng lớp khác nhau, có những bệnh nhân tưởng chừng phải ngồi xe lăn cũng đã chữa trị thành công. Độc giả có thể lắng nghe câu chuyện của họ trên kênh youtube của An Cốt Nam.

Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 138 Khương Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng - Phường 15 – Q.Bình Thạnh - TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0903.876.437

Website: http://ancotnam.net/