Đấu thầu 2 túi hồ sơ là gì năm 2024

Phương thức đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng khá phổ biến. Vậy khi nào các gói thầu sẽ được áp dụng phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ?

Các trường hợp áp dụng hai giai đoạn hai túi hồ sơ

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù (theo khoản 1 Điều 31 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).

Theo đó,

- Giai đoạn 1: Nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu.

Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

- Giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật.

Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.

Đấu thầu 2 túi hồ sơ là gì năm 2024

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ áp dụng khi nào? (Ảnh minh họa)

Quy trình đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ

Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy trình đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị đấu thầu giai đoạn 1

Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu

Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

- Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn 1

- Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

Bước 2: Tổ chức đấu thầu giai đoạn 1

- Mời thầu

- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu

- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ

- Mở hồ sơ đề xuất kỹ thuật

- Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

- Đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật,

Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất, bên mời thầu tiến hành trao đổi với từng nhà thầu nhằm xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu;

Danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả đánh giá về kỹ thuật.

Bên mời thầu phải thông báo danh sách các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật đến tất cả các nhà thầu tham dự thầu giai đoạn 1, trong đó mời các nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật trong giai đoạn một tham dự thầu giai đoạn 2.

Bước 3: Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu giai đoạn 2

Căn cứ Điều 51, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, chuẩn bị tổ chức đấu thầu giai đoạn 2 như sau:

- Lập hồ sơ mời thầu giai đoạn 2

- Thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu:

- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu:

- Mở thầu

Bước 4: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng giai đoạn 2

  • Việc đánh giá hồ sơ dự thầu gồm nhưng công đoạn sau:

- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

- Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;

- Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm;

- Đánh giá về kỹ thuật và giá;

- Lập báo cáo để bên mời thầu xem xét.

  • Thương thảo hợp đồng:

- Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu không đến hoặc từ chối sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu.

- Nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn 2 sẽ được xem xét đánh giá về tài chính. Việc đánh giá về tài chính thực hiện trên cơ sở đề xuất về tài chính của nhà thầu trong giai đoạn một và đề xuất về tài chính trong giai đoạn 2; căn cứ đề xuất về kỹ thuật của nhà thầu trong giai đoạn 1 và những đề xuất về kỹ thuật hiệu chỉnh của nhà thầu trong giai đoạn 2.

Bước 5: Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Trong kế hoạch đấu thầu (KHĐT) ghi: Gói thầu tư vấn có giá gói thầu 1 tỷ đồng, áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định thầu, phương thức đấu thầu là 1 túi hồ sơ. Xin hỏi ghi phương thức đấu thầu như thế có đúng với Luật và quy trình chỉ định thầu không?

Trả lời:

Câu hỏi của Bạn liên quan tới phương thức đấu thầu được quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu. Theo đó, đối với mọi gói thầu dịch vụ tư vấn (DVTV) khi tổ chức đấu thầu phải áp dụng phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ. Ý nghĩa của phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ là toàn bộ hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu nộp đúng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (HSMT) sẽ được mở hai lần. Lần đầu mở hồ sơ đề xuất (HSĐX) kỹ thuật của các nhà thầu để đánh giá. Sau đó chỉ mở HSĐX tài chính của các nhà thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật, còn nhà thầu nào không vượt qua thì HSĐX tài chính của nhà thầu đó được trả lại theo nguyên trạng. Đó là cách đánh giá thông thường đối với gói DVTV trên thế giới. Phải chăng người ta không muốn khi đánh giá HSDT cứ bị ám ảnh bởi giá dự thầu thấp hoặc cao, vì trong đấu thầu DVTV người ta mong muốn tìm được nhà tư vấn có nhân sự là những người đủ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Còn đối với các gói thầu ngoài DVTV (như gói mua sắm hàng hóa, xây lắp...) thì việc mở thầu chỉ diễn ra một lần (gọi là phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ) do yêu cầu đối với các gói thầu này khác hẳn yêu cầu đối với gói DVTV.

Thực ra phương thức đấu thầu 1 túi hay 2 túi hồ sơ chỉ mang tính hình thức, quy ước và gần như là một thông lệ, song đều hướng tới việc lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của HSMT.

Như trên đề cập, tại Điều 26 Luật Đấu thầu quy định đấu thầu DVTV áp dụng phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ. Trong quy định pháp luật thì mỗi từ đều có ý nghĩa riêng. Chỉ khi tổ chức lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế thì mới gọi là “đấu thầu”. Nghĩa là tại Điều 26 Luật Đấu thầu chưa đề cập tới phương thức đấu thầu khi áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói DVTV. Tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP (NĐ 85) khi quy định về KHĐT (Điều 10), về quy trình chỉ định thầu (Điều 41) cũng không đề cập tới phương thức đấu thầu cho gói DVTV thực hiện theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, trong quy định về đánh giá hồ sơ trong chỉ định thầu DVTV có ghi “Đánh giá HSĐX và đàm phán về các đề xuất của nhà thầu”. Qua đó, thể hiện rằng không tách biệt HSĐX kỹ thuật và HSĐX tài chính như phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ. Việc đánh giá HSĐX trong chỉ định thầu DVTV được quy định trong NĐ 85 gần giống như đánh giá HSDT trong đấu thầu mua sắm hàng hóa hoặc xây lắp.

Tiếp đó, ngày 7/9/2011, Bộ KH&ĐT ban hành kèm theo Thông tư 09/2011/TT-BKHĐT Mẫu hồ sơ yêu cầu (HSYC) cho chỉ định thầu DVTV. Theo đó, quy định nhà thầu chỉ nộp 1 đơn đề xuất chỉ định thầu (thay vì 2 đơn theo phương thức đấu thầu 2 túi hồ sơ). Đồng thời, trong đơn đề xuất chỉ định thầu có yêu cầu nhà thầu ghi luôn chi phí mà nhà thầu yêu cầu để thực hiện gói thầu. Như vậy, cách thể hiện trong Mẫu HSYC cho chỉ định thầu DVTV có phần giống với phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ.

Như vậy, hiện tại không có quy định chi tiết để giải đáp tình huống mà Bạn nêu ra là: ghi phương thức đấu thầu trong KHĐT như thế nào cho gói chỉ định thầu DVTV? Nếu ghi là “phương thức 2 túi hồ sơ” thì không đúng vì không phải là tổ chức đấu thầu, còn nếu ghi là “phương thức 1 túi hồ sơ” thì có vẻ đúng với các bước thực hiện chỉ định thầu nêu trong NĐ 85 và Mẫu HSYC chỉ định thầu DVTV, nhưng nếu đơn vị thẩm định KHĐT yêu cầu nêu căn cứ thì cũng lại “bó tay”. Đây là một tồn tại đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ quan quản lý để tạo ra một cơ sở pháp lý rõ ràng. Trước mắt, xét về bản chất, trong KHĐT nên ghi phương thức đấu thầu 1 túi hồ sơ cho gói DVTV thực hiện theo hình thức chỉ định thầu.

Đấu thầu hai giai đoạn hai túi hồ sơ là gì?

Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ là gì: Đấu thầu 2 giai đoạn 2 túi hồ sơ là trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu.

Túi hồ sơ trong đấu thầu là gì?

Trong đấu thầu, túi hồ sơ được hiểu là túi để đựng các tài liệu của hồ sơ đấu thầu. Theo đó, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là phương thức đầu thầu mà các nhà thầu chuẩn bị các đề xuất (kỹ thuật và tài chính) một lần và nộp cùng một thời điểm trong cùng một túi hồ sơ.

Khi nào áp dụng đấu thầu 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ?

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế lựa chọn nhà đầu tư Nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Hình thức mua sắm trực tiếp được áp dụng như thế nào?

Mua sắm trực tiếp là hình thức mua hàng hóa, dịch vụ trực tiếp từ nhà cung cấp, không thông qua bên trung gian hoặc đối tác. Toàn bộ quy trình mua sắm từ tìm hiểu nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, đặt hàng, nhận hàng, kiểm soát hàng hóa hoặc dịch vụ đều do chính doanh nghiệp tự triển khai thực hiện.