Dạy học cá nhân là gì

a. Định nghĩa Chương trình giáo dục cá nhân. Chương trình giáo dục cá nhân là tiến trình được đề ra theo Đạo luật giáo dục những trường hợp khuyết tật [Individuals with Disabilities Education Act], để xác định các chương trình và dịch vụ phù hợp với những nhu cầu về giáo dục của trẻ khuyết tật. Chương trình giáo dục cá nhân được triển khai để xác định các nhu cầu cụ thể và đặc biệt của trẻ, và không phải là một chương trình áp dụng cho mọi trường hợp.

b. Nắm bắt những yêu cầu của Chương trình giáo dục cá nhân. Dưới sự bảo trợ của Đạo luật giáo dục những trường hợp khuyết tật, con bạn được tiếp cận nền giáo dục công cộng miễn phí trong một môi trường ít hạn chế nhất. Một nền giáo dục công cộng miễn phí bao gồm việc bố trí các lớp học đặc biệt hoặc thông thường trong trường học công cộng với những điều chỉnh phù hợp hoặc đáp ứng những như cầu cụ thể của trẻ, bố trí tại các trường tư [có thu phí, trong trường hợp hội đồng trường học địa phương bạn không cung cấp môi trường thích hợp tại trường công] và/hoặc các khoản liên quan [như lời nói, liệu pháp nghề, vật lí trị liệu, dịch vụ tư vấn, dịch vụ lưu động và/hoặc vận chuyển]. Hơn nữa, một môi trường ít hạn chế nhất yêu cầu phải đảm bảo cho trẻ không bị tách li khỏi bạn bè cùng trang lứa và chúng phải được hòa nhập hết mức có thể vào môi trường lớp học bình thường [với những điều chỉnh và sắp xếp hợp lí]. Nói chung, Chương trình giáo dục cá nhân nhằm giúp bạn và hội đồng trường học địa phương xác định một nền giáo dục công cộng miễn phí trong một môi trường ít hạn chế nhất phù hợp với con mình.
Vào bất cứ khi nào, nếu bạn không đồng tình với Chương trình giáo dục cá nhân đã được đề ra cho con mình, hoặc bạn cho rằng hội đồng trường học địa phương không tuân theo các tiêu chuẩn hợp pháp của Đạo luật giáo dục những trường hợp khuyết tật [ví dụ như việc cung cấp cho con bạn một nền giáo dục công cộng miễn phí trong một môi trường ít hạn chế nhất] hoặc Điều 504 của Đạo luật cải tổ năm 1973* [Rehabilitation Act of 1973] [*Điều 504 của Đạo luật cải tổ năm 1973 là luật liên bang về quyền của người khuyết tật, yêu cầu mọi cơ quan chức năng nhận được sự hỗ trợ tài chính của liên bang [như các hội đồng trường học địa phương] phải cung cấp quyền tiếp cận cho những trường hợp khuyết tật. Trong phạm vi hội đồng trường học địa phương, đạo luật yêu cầu tất cả những trẻ bị khuyết tật phải được quyền tiếp cận giáo dục với bất kì chỉnh sửa cần thiết nào], thì vẫn có những phương cách khác để bạn theo đuổi. Những phương cách này sẽ được bàn luận chi tiết hơn trong phần V và VI.

c. Những yêu cầu cơ bản của một Chương trình giáo dục cá nhân. Chương trình giáo dục cá nhân của con bạn nên bao gồm:
i. Thông tin chi tiết về tình trạng của con bạn tại trường học, trong các lĩnh vực kĩ năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ, hành vi cảm xúc, kĩ năng và hành vi xã hội, và khả năng thể lí;
ii. Một cuộc họp thường niên để cùng bàn luận về những nhu cầu và tiến độ của con bạn, trừ khi bạn hoặc hội đồng trường học địa phương xác định rằng những thay đổi trong Chương trình giáo dục đặc biệt của con bạn là những ưu tiên cần thiết trong cuộc họp thường niên tiếp theo, trong trường hợp đó, bạn và hội đồng trường học địa phương có thể gặp nhau để cập nhật Chương trình giáo dục cá nhân của con bạn hoặc đồng ý chỉnh sửa bằng bản ghi chép;
iii. Một kế hoạch viết tay được phát triển trên cơ sở những cuộc họp, mà bạn nên đi sâu vào chi tiết [a] các mục tiêu chức năng và học tập thường niên có thể đo đếm được của con bạn, [b] bố trí hoặc thiết lập những chỉ dẫn phù hợp với con bạn [bao gồm một lớp học đặc biệt hoặc phòng học đã được sắp đặt], [c] các dịch vụ cung ứng liên quan, như các dịch vụ phát triển, điều chỉnh hoặc hỗ trợ cần thiết cho con bạn và chỉ dẫn chi tiết cách tiếp cận những hỗ trợ đó [ví dụ như số lượng, thời lượng, tỉ lệ học viên cần được hỗ trợ và chất lượng hỗ trợ], [d] mọi sự điều chỉnh mà con bạn sẽ nhận được để kiểm tra hoặc đánh giá, [e] kế hoạch chuyển tiếp [nếu con bạn vào trung học hoặc có liên quan đến những thay đổi đáng kể trong Chương trình giáo dục cá nhân], và [f] mọi khoản thích hợp khác, như một chương trình giảng dạy đặc biệt hoặc phương pháp học tập được áp dụng;
iv. Một bản tóm lược về cách thức mà khuyết tật của con bạn tác động đến việc tham dự chương trình giảng dạy chung của chúng, cách thức tham gia, các hoạt động ngoại khóa không liên quan đến việc học trong lớp, với những trẻ khuyết tật hoặc không bị khuyết tật khác;
v. Cách thức cập nhật thông tin về tiến độ của con bạn một cách thường xuyên;
vi. Việc tham dự các đánh giá tại địa phương hoặc toàn quốc về thành tích học viên của con bạn và các điều chỉnh hoặc dàn xếp cần thiết;
vii. Các dịch vụ chuyển tiếp được cung cấp cho con bạn khi chúng được 16 tuổi;
viii. Cách thức hội đồng trường học địa phương đáp ứng nhu cầu của con bạn về mặt kĩ thuật hỗ trợ hoặc các phương pháp giáo dục cụ thể hoặc các đề tài đặc biệt trên lớp.

d. Những người tham dự tiến trình:
i. Những người sau đây nên có mặt trong các cuộc họp bàn về Chương trình giáo dục cá nhân:
1. Bạn;
2. Con bạn [nếu thích hợp];
3. Giáo viên của con bạn [giáo viên giảng dạy thông thường và/hoặc giáo viên giảng dạy đặc biệt]* [*Giáo viên hiện tại hoặc giáo viên sắp tới đều nên tham dự các cuộc họp bàn về Chương trình giáo dục cá nhân. Bạn nên ghi chú vào hồ sơ của mình nếu giáo viên của con bạn không đến tham dự];
4. Đại diện của hội đồng trường học địa phương* [*hội đồng trường học địa phương nơi bạn cư trú, chịu trách nhiệm hoàn toàn về Chương trình giáo dục cá nhân của con bạn], người đủ thẩm quyền cung cấp hoặc giám sát tiến trình giáo dục cá nhân của con bạn và thông thạo chương trình giảng dạy chung;
5. Các chuyên viên nhà trường [nếu thích hợp], và các chuyên viên khác như nhà tâm lí học, nhà trị liệu nghề hoặc lời nói, nhà trị liệu giao tiếp hoặc chuyên viên giáo dục thể lí];
6. Những người khác theo yêu cầu của bạn hoặc nhà trường, như nhà vật lí trị liệu, luật sư, chuyên viên đánh giá của nhà trường hoặc làm việc độc lập mà bạn lựa chọn. Những người bắt thuộc tham dự Chương trình giáo dục cá nhân sẽ khác nhau theo từng vùng.
ii. Bất kì ai trong những người đã được liệt kê ở trên đều có thể xin cáo bận một cuộc họp bàn về Chương trình giáo dục cá nhân nếu được sự chấp thuận của cả bạn và hội đồng trường học địa phương. Nói chung, khi cho phép ai đó vắng, bạn nên cân nhắc các phần nào của chương trình giảng dạy hoặc các dịch vụ liên quan có thể được chỉnh sửa hoặc bàn luận, và/hoặc nếu họ đã cung cấp các đóng góp toàn diện và giúp ích cho sự phát triển Chương trình giáo dục cá nhân của con bạn.
iii. Khi cuộc họp bắt đầu, bạn nên hỏi từng người về kinh nghiệm làm việc của họ với các học viên có nhu cầu giống con bạn, phạm vi các kinh nghiệm đó và kinh nghiệm hiện tại là gì. Nếu bạn quan ngại về thẩm quyền hoặc kinh nghiệm của họ có liên quan đến những nhu cầu cụ thể của con mình, hãy nêu lên những quan ngại đó và yêu cầu hội đồng trường học địa phương giải quyết bằng việc mời thêm các thành viên thích hợp hơn. Bạn nên lưu vào hồ sơ tất cả những điều mình quan ngại. Nếu hội đồng trường học không thực hiện yêu cầu đó, hãy ghi vào hồ sơ.

Video liên quan

Chủ Đề