Dạy học theo chủ de tích hợp môn Mỹ thuật

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN Tác giả dự án: Nguyễn Văn Dƣơng Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trƣờng THCS Thƣờng Thắng Hiệp Hòa - Bắc Giang I. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC. DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ : MỸ THUẬT AI CẬP, HI LẠP, LA MÃ THỜI KỲ CỔ ĐẠI. Các bài có trong chủ đề: Bài 29 : Sơ lược mĩ thuật thế giới thời kì cổ đại. Bài 32 : Một số công trình mĩ thuật tiêu biểu của mĩ thật Ai Cập Hi Lạp La Mã thời kì cổ đại. II. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN - Kiến Thức Giáo viên tích hợp kiến thức một phần các môn học trong bài giảng nhằm làm rõ trọng tâm của chủ đề, giúp học sinh có được cái nhìn nhiều góc cạch để hiểu sâu vấn đề được đề cập trong chủ đề. Cụ thể những môn học được tích hợp trong chủ đề giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản. Sau khi học xong chủ đề này, học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản của các bộ môn Toán, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Tin học, Âm nhạc… để thực hiện tốt bài học Lịch sử mĩ thuật này, cụ thể: Vận dụng kiến thức lịch sử thế giới thời kì cổ đại để trả lời các câu hỏi về mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại. Vân dụng kiến thức, kĩ năng về tin học, các em có thể thao tác trên máy tính để tự học bài, tự tìm nguồn tài liệu trên mạng phục vụ cho bài học của mình. Thông qua bài học các em có thể vận dụng kĩ năng sử dụng bản đồ về địa lý để mô tả, và chỉ được vi trí của kim tự tháp Kê-ốp nằm ở Giza trên bản đồ. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  2. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Thông qua các câu chuyện trong thần thoại Hi Lạp trong môn Ngữ văn: “Câu chuyện về quả táo trên bàn tay trái của tượng vệ nữ Milo” để hiểu thêm về giá trị nghệ thuật của bức tượng thần vệ nữ Milo. Vận dụng kiến thức toán học để đo đạc kích thước của các công trình kiến trúc như diện tích mặt đáy kim tự tháp. Thông qua môn GDCD giáo dục về di sản văn hóa, thông qua nội dung bài học về công trình mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã đã góp phần giáo dục học sinh biết phát huy, bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc, cũng như của thế giới… Hình thành những hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa. Trong bài giảng sử dụng các bản nhạc nền phù hợp với từng side. Trong side bài tập củng cố cuối bài có lồng thêm 1 đoạn nhạc cổ của Hi Lạp được các nhà âm nhạc khảo cổ học phục dựng lại theo các ghi chép lại trên các văn bia và tranh bích họa còn sót lại, qua đó các em có thể hiểu thêm về nhu cầu thẩm mĩ âm nhạc của người cổ đại, cũng như cung cấp thêm kiến thức về lịch sử âm nhạc thời cổ đại phục vụ cho các bài học về thưởng thức âm nhạc, đồng thời đó cũng là cách khắc phục những nhàm chán trong tiết học. - Kĩ năng: Học sinh được luyện tập thêm các kĩ năng về máy tính, về sử dụng bản đồ. Củng cố thêm năng lực nhận thức, cảm thụ giá trị nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc thời kì cổ đại nói riêng và giá trị vật thể nói chung của nhân loại. Thông qua hoạt động nhóm trong bài học giúp các em có thêm năng lực hoạt động nhóm cũng như rèn luyện sự tự tin khi lên trình bày các kết quả hoạt động nhóm của nhóm mình. - Thái độ: Thông quan nội dung của chủ đề dạy học học sinh thêm trân trọng những giá trị nghệ thuật của nhân loại và có ý thức bảo vệ những di sản văn hóa không chỉ của quốc gia mà của cả nhân loại. Với mục tiêu nhằm thực hiện tốt đề án nêu trên, bản thân tôi cũng như mỗi giáo viên trong ngành giáo dục nói chung và cấp THCS nói riêng đã và đang tích cực thực hiện kế hoạch vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp theo chủ đề để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, cũng như tạo nhiều hứng thú học tập của học sinh đối với môn học. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  3. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại III. ĐỐI TƢỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN Đối tượng thực hiện chủ đề dạy học tích hợp, liên môn. Lớp 6A2 chọn 20 học sinh Học lực Số lượng Tỉ lệ Giỏi 12 60% Khá 8 40% IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN Qua bài học học sinh có thể củng cố thêm, cung cấp thêm kiến thức về mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại. Ngoài việc cung cấp thêm các kiến thức của bộ môn, thông qua bài giảng học sinh còn biết vận dụng kiến thức liên môn như môn Văn, Toán, GDCD, Lịch sử, Địa lí … Vận dụng các kỹ năng, các năng lực có được qua rèn luyện, kết hợp với thái độ phù hợp để giải quyết các vấn đề trong bài giảng. Giáo viên lựa chọn các kiến thức liên môn học để dạy học tích hợp trong bài giảng làm nội dung bài học thêm phong phú, lôi cuốn học sinh vào những tình huống có trong thực tế để cùng vận dụng các kiến thức đã học của các môn học khác để giải quyết vấn đề bài học đặt ra. Qua đó các em có thể hiểu sâu bài, tạo được hứng thú học tập cũng như vận dụng các kiến thức vào thực tế đồng thời phát triển năng lực tự học của bản thân. Trong điều kiện thời gian, cũng như giúp đồng nghiệp hiểu được cách thực hiện dự án dạy học theo chủ đề tôi lựa chọn, sau đây tôi xin trình bày một phần dự án thông quan tiến trình bài dạy cụ thể trong dự án dạy học của mình. V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU Để tiết học được thành công cần chuẩn bị: 1.Giáo viên : - , máy chiếu, màn chiếu, 2.Học sinh : Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  4. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại - Đọc trước bài 29, bài 32 SGK mĩ thuật lớp 6, sưu tầm các tư liệu về các công trình mĩ thuật tiêu biểu của Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại. Đặc biệt là các tài liệu liên quan đến kim tự tháp Kê - ốp, tượng Nhân Sư, tượng vệ nữ Mi-lô, tượng Ô-guýt. - Học sinh đọc thêm kiến thức môn lịch sử phần lịch sử thế giới cổ đại lớp 6: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương động [Chú trọng phần tìm hiểu về đất nước Ai Cập]; Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương tây [Chú trọng phần tìm hiểu về đất nước Hi Lạp, Rô Ma]; Bài 6: Văn hóa cổ đại. - Học sinh tìm hiểu thêm về môn giáo dục công dân lớp 7 : Bài 15 bảo vệ di sản văn hóa TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tài liệu sưu tầm trên mạng Internet, các video có bản quyền của truyền hình ANTV, TGVN.com.vn VI. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ : MỸ THUẬT AI CẬP, HI LẠP, LA MÃ THỜI KỲ CỔ ĐẠI. I.Mục tiêu. *Kiến thức: - Học sinh nhận thức rõ hơn về các giá trị mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại. Hiểu biết thêm các kiến thức mới về các tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã cổ đại ngoài những kiến thức SGK mà các em đã được biết. *Kỹ năng: - Học sinh hiểu thêm về nét riêng biệt của mỗi nền mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại. Hình thành năng lực học tập kết hợp các kiến thức của những bộ môn khác để giải quyết các vấn đề liên quan. Hình thành những hành động cụ thể để bảo vệ di sản văn hóa không chỉ của đân tộc ta mà của nhân loại. Tuyên truyền dưới mọi hình thức để mọi người cùng có ý thức bảo vệ di sản văn hóa. *Thái độ: - Biết tôn trọng nền văn hoá nghệ thuật của nhân loại. II.Chuẩn bị. 1.Đồ dùng dạy học: Giáo viên: - Hình minh hoạ ở Đồ dùng DH MT6 Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh của mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã cổ đại. 2.Phương pháp dạy học: - Thuyết trình, vấn đáp, bài tập trắc nghiệm, hoạt động nhóm, kết hợp với minh hoạ. III. Tiến trình dạy học. 1.Tổ chức: 6A2 Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  5. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị các đồ dùng các em được yêu cầu sưu tầm phục vụ cho bài học. 3.Bài mới.[ GV giới thiệu bài] Liên Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh môn Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét về I.Kim tự tháp Kê-ốp[Ai Cập]. Kim tự tháp Kê-ốp[Ai Cập] Vận ? Em biết gì về Kim tự tháp Kê-ốp HS dựa vào kiến thức đã học, SGK dụng GV bổ sung thêm những kiến thức để trả lời câu hỏi. kiến sưu tầm được. - Kim tự tháp Kê-ốp xây dựng vào thức khoảng năm 2560 TCN và kéo dài môn trong 20 năm. lịch - Kim tự tháp Kê-ốp có hình chóp, sử, cao 146 m, đáy là hình vuông có toán cạnh dài 230 m, bốn mặt là bốn tam giác cân chung một đỉnh - Đường vào Kim tự tháp ở hướng Bắc, chỉ có một cửa vào...Kim tự tháp Kê-ốp xây bằng đá vôi trung bình mỗi tảng đá nặng 2,5 tấn, khoảng 2 triệu phiến đá được dùng ghép nên kim tự tháp. -GV cho học sinh xem đoạn video - HS xem video, ghi chép lại để trả [//www.youtube.com/watch?v= lời câu hỏi. Hs nA1Kt9N865g&feature=youtu.be] phải Sau khi hs xem xong video vận Giáo viên đặt ra tình huống: dụng Vậy người cổ đại đã tiến hành xây kĩ kim tự tháp như thế nào? Căn hướng năng ra sao, họ đã xẻ đá vôi, đá granite sử bằng cách nào, làm thế nào họ có dụng thể di chuyển những khối đa nặng máy hàng tấn lên cao? Ai là người tham tính để gia xây dựng kim tự tháp? Để tìm làm hiểu những câu hỏi trên thấy sẽ chia bài. lớp chúng mình thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút để tìm hiểu những câu hỏi trên nhé! HS chia theo nhóm, bầu nhóm GV gọi 1 hs bất kỳ trong nhóm 1 lên trưởng, thư ký làm câu hỏi đâu tiên trên máy tính. Các nhóm thảo luận trong 2 phút Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  6. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Giáo viên cho học sinh làm 1 bài tập chắc nghiệm để tìm hiểu xem người xây kim tự tháp đã phải làm những gì để có thể xây kim tự tháp. [sử dụng trên máy tính] HS làm bài tập trắc nghiệm số 1 Câu 1 – Nhóm 1 [HS trực tiếp thao tác trên máy tính] Vận dụng kỹ năng sử dụng máy tính Sau khi HS làm xong GV nhấn mạnh Vậy là vấn đề đầu tiên người cổ đại phải đối mặt đó là trắc địa và tìm hướng cho các công trình. Theo các em chúng ta nên chọn nền HS trả lời theo hiểu biết: Chọn nơi móng như thế nào để có thể đỡ được có mặt bằng rộng và có nền địa chất khoảng 6 triệu tấn đá vôi? ổn định, có thể làm nền móng cho Khi đã chọn được nơi xây kim tự công trình chống bị lún. tháp người cổ đại phải căn hướng chính bắc cho kim tự tháp. Ngày nay chúng ta căn hướng như thế nào? HS trả lời theo hiểu biết: Dùng la Còn người cổ đại căn hướng bằng bàn cách nào? Chúng mình xem nhóm 2 giải quyết vấn đề này như thế nào HS trả lời theo hiểu biết: nhé! GV gọi 1 em bất kỳ nhóm 2 lên làm trên máy tính. [Câu 2 – Nhóm 2] HS thao tác trên máy tính Vận dụng kỹ năng sử dụng Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  7. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại máy tính Chúng ta cùng xem người cổ đại căn hướng như thế nào nhé. GV cho HS xem đoạn video để tìm HS xem video để hiểu người cổ đại hiểu. căn hướng bằng cách nào. //www.youtube.com/watch?v= ODmmTGWj5fU&feature=youtu.be Sau khi HS xem xong video GV Nêu kết luận - Kim tự tháp được căn hướng chính Bắc dựa vào một vì sao cụ thể mọc và lặn trong đêm với độ chính xác HS nghe giảng và ghi bài đáng kinh ngạc chỉ lệch so với hướng chính Bắc 1/20 của 1 độ. Vận - Sau khi có được mặt bằng và dụng hướng của công trình đến đây người kỹ cổ đại xây kim tự tháp phải đối mặt năng với khó khăn mới đó làm thế nào để sử khai thác hàng triệu tấn đá. Theo các dụng em người cổ đại đã khai thác bằng máy các công cụ nào? Chúng mình cùng tính xem nhóm 3 làm thế nào nhé! HS làm bài trắc nghiệm trực tiếp trên Vận máy tính [Câu 3 – Nhóm 3] dụng HS thao tác trên máy tính kiến thức lịch sử 6 về thời cổ đại. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  8. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Để rõ hơn GV cho HS xem video để hiểu hơn người cổ đại đã xẻ đá vôi HS xem video để tìm ra câu trả lời. như thế nào //www.youtube.com/watch?v= bVxoVGMU0HQ&feature=youtu.be Vậy là người cổ đại đã sử dụng công cụ bằng đồng để xẻ hàng triệu tấn đá vôi, nhưng có 1 vấn đề đặt ra? GV cho Hs xem video để nhận ra khó khăn đó. GV: Vậy người cổ đại gặp phải vấn HS:Xẻ đá granite bằng cách nào khi đề gì? nó cứng hơn cả đồng không thể đục GV: Vậy người cổ đại đã làm bằng được. cách nào? Một câu hỏi khó phải không các em, chúng mình cùng tìm hiểu xem các nhà khảo cổ học thực nghiệm đã lý giải bằng cách nào HS xem video để tìm ra câu trả lời nhé? cho vấn đề trên. GV đưa ra 4 phương án để HS lựa HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm số 2 chọn đáp án trả lời Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  9. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Vận dụng kiến Qua đó HS nhận ra: Người cổ đại đã thức dùng cưa đồng kết hợp với tinh thể lịch sử thạch anh lẫn trong cát để cắt đá 6 về granite. thời cổ GV cho Hs xem video để hiểu thêm đại. //www.youtube.com/watch?v= g0FKzmRaah0&feature=youtu.be - GV lại đặt ra tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ. Sau khi đã có cách cắt đá vôi và đá granite, người cổ đại lại phải đối mặt với vấn đề mới, là làm thế nào để di chuyển những khối đá nặng khoảng 2,5 tấn, có khối nặng khoảng 50 tấn lên cao. HS nghe giảng Ở thời chúng ta việc đó không có gì khó khăn khi có máy móc hỗ trợ. HS nhóm 4 trả lời Người cổ đại đã làm như thế nào? GV cho HS nhóm 4 trả lời câu 4 Vận dụng HS xem video và tự đánh giá sự lựa kiến chọn của mình. thức GV cho HS xem đoạn video để HS Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  10. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại kiểm chứng những lựa chọn của lịch sử mình. 6 về //www.youtube.com/watch?v= thời cổ 4rfyGbUzj4k&feature=youtu.be đại. - Sau đoạn video GV cùng HS cô đọng lại kiến thức - Các nhà khảo cổ học cho rằng HS nghe giảng người cổ đại đã dùng mặt phẳng nghiêng, kết hợp với thanh trượt, và nước để làm trơn lớp đất sét nền, kết hợp sức người để kéo những khối đá lên cao. - Như vậy người cổ đại đã hoàn thành công trình kim tự tháp của mình với nhiều nỗ lực đáng kinh ngạc với chỉ những công cụ thô sơ mà đến ngày nay khi nhìn những công trình kim tự tháp chúng ta vẫn thấy khó tin. - Theo các em ai là người trực tiếp tham gia xây dựng kim tự tháp? Nô lê hay người dân Ai Cập? HS làm bài tập trắc nghiệm số 3 HS trả lời theo hiểu biết Theo các nhà khảo cổ học đã khẳng . định người dân Ai Cập đã trực tiếp xây dựng kim tự tháp. - GV nhận xét, kết luận: Kim tự tháp Kê-ốp được xếp là một trong bảy kỳ quan thế giới và là một di sản văn hoá vĩ đại không những của Ai Cập mà của cả thế giới…. - Khi nhắc đến những công trình kiến trúc điêu khắc nổi tiếng trên đất nước Ai Cập, ngoài kim tự tháp vĩ đại ta không thể không nhắc đến tượng Nhân sư. Một kiệt tác điêu khác vĩ đại và độc đáo. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  11. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại GV cho HS các nhóm chấm bài của nhau GV sẽ thống kê bằng con số để khen thưởng nhóm làm đúng. Hoạt động 2: Tìm hiểu vài nét II. Tƣợng Nhân sƣ. tƣợng Nhân Sƣ GV cho HS xem ảnh tượng nhân sư HS quan sát tranh và trả lời. và yêu cầu HS nhận xét đặc điểm Tượng nhân sư có đầu người mình tượng nhân sư. sư tử, với tư thế nằm trước kim tự GV: Em hãy mô tả đặc điểm bên tháp. ngoài tượng nhân sư? HS kết hợp SGK kiến thức hiểu biết GV: Em còn biết những thông tìn để trả lời câu hỏi nào về tượng nhân sư? - Tượng được làm từ đá hoa cương rất lớn vào khoảng năm 2500 TCN. Là tượng đầu người mình sư tử [Đầu người tượng trưng cho trí tuệ và tinh thần, mình sư tử tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh]. - Tượng cao khoảng 20m, dài 60m, đầu cao 5m, tai dài1,4m và miệng rộng 2,3m. Mặt nhìn về Vậy theo các em bức tượng được phía mặt trời mọc trông rất oai làm như thế nào? nghiêm, hùng vĩ….. GV cho Hs xem đoạn video để tìm Vận hiểu cách họ tạo ra nhân sư như thế dụng nào? kiến //www.youtube.com/watch?v= thức xvqhO_8U6eE&feature=youtu.be HS xem video và tìm ra câu trả lời địa lý - Qua đoạn video ta có thể hiểu rằng để làm tượng nhân sư được tạc từ khối đá Hs nghe giảng bài vôi lớn, những phấn cắt bỏ từ quá trình làm tượng đá được di chuyển Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  12. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại xuống làm ngôi đền thờ thần mặt trời phía trước và qua nhiều nghiên cứu đã khẳng đinh khuôn mặt của tượng nhân xư là khuôn mặt của pharaoh Kafrie. HS dựa vào hiều biết để trả lời Thực tế tượng nhân sư đang dần biến thành bụi, điều gì bào mòn tượng nhân sư? HS xem video để hiều thêm kiến //www.youtube.com/watch?v= thức Địa lí. RT0YLUjhq8o&feature=youtu.be GV cho HS quan xem đoạn video để hiều vì sao từ lúc xây dựng tượng nhân sư đã đang biến thành bụi. GV cho HS làm bài trắc nghiệm tìm hiểu điều đó. Vận GV kết luận: Tượng Nhân sư là một HS làm bài trắc nghiệm số 4 dụng kiệt tác của điêu khắc cổ đại còn tồn kiến tại đến ngày nay. Các nghệ sỹ đang thức nghiên cứu xây dựng tượng và cách lịch sử tạo hình của người Ai Cập cổ đại để để trả đưa vào điêu khắc tượng hiện đại. lời Hoạt động 3: Tìm hiểu về tƣợng Vệ nữ Mi-lô[ Hi Lạp]. III.Tƣợng Vệ nữ Mi-lô[ Hi Lạp]. GV cho HS xem ảnh tượng vệ nữ. HS quan sát tranh. GV đặt câu hỏi và gợi ý học sinh Dựa vào SGK trả lời theo suy nghĩ. tượng Vệ nữ Mi-lô. ? Em biết gì về tượng Mi-lô? -Mi lô là tên mộ hòn đảo ở biển Ê- giê [Hi Lạp]. Năm 1820, người ta tìm thấy pho tượng phụ nữ cao 2,04m, tuyệt đẹp, với thân hình cân đối, tràn đầy sức sống tuổi thanh xuân. Người ta đặt bức tượng là Vệ GV cho HS xem video giới thiệu nữ Mi-lô. lịch sử phát hiện tượng Mi-lô. //www.youtube.com/watch?v= - HS xem video để hiểu hơn về lịch mg72aWsP8D8&feature=youtu.be sử của tượng Mi-lô GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm. -Trong video có nói đến chi tiết bức HS làm bài trắc nghiệm số 5 tượng có cầm quả táo, em có biết về câu chuyện về quả táo đó không ? Vận GV dựa vào hình ảnh đề kể lại câu dụng Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  13. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại chuyện về quả táo- một cuộc thi hoa kiến hậu đầu tiên trong lịch sử cổ đại. thức môn “Chuyện bắt đầu bằng tiệc cưới Ngữ của vua Hy Lạp Peleus và nữ văn thần biển Thetis. Tất cả các thần được mời tới dự tiệc, trừ ra Eris [Thần Bất hòa, Xung đột, HS nghe giảng Lừa dối, Già nua, Buồn phiền], một nữ thần có tính nóng nảy, thường gây ra những tranh cãi giữa các thần. Tức giận, Eris bèn thả một quả táo giữa bàn tiệc, có khắc chữ: "Cho người đẹp nhất!" Ba nữ thần Athena, Aphrodite và Herat ranh nhau quả táo. Người có bổn phận phải phán quyết ai được quyền giữ quả táo là Paris, hoàng tử thành Troia. Cuối cùng Paris đã chọn Aphrodite. Nên đã đưa quả táo đó cho Aprodite [vệ nữ Milo]” GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm điền khuyết, và lấy kết quả đó làm HS làm bài trắc nghiệm số 6 kết luận cho bài học. GV tóm tắt: Pho tượng diễn tả theo cách tả thực hoàn hảo và có vẻ đẹp lý tưởng. Nét mặt tượng được khắc nghị kiên nghị nhưng lại có vẻ đẹp lạnh lùng, kín đáo. Nửa trên của bức tượng tả chất da thịt mịn màng của người phị nữ được tôn lên với cách diễn tả các nếp vải nhẹ nhàng, mềm mại ở phía dưới. Đáng tiếc là người ta không tìm thấy hai cách tay bị gãy. Tuy nhiên, vẻ đẹp của bức tượng không vì thế mà giảm đi…. Hoạt động 4: Tìm hiểu tƣợng Ô- guýt[La Mã].August IV. Tƣợng Ô-guýt[La Mã]. GV đặt câu hỏi và gợi ý học sinh Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  14. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại tượng Ô-guýt. HS quan sát tượng và trả lời câu hỏi GV : Em hãy mô tả pho tượng ? GV bổ sung: Ô-guýt là người thiết Tượng có tư thế đứng, 1 tay giơ lên lập nền đế chế La Mã, trị vị từ năm chỉ huy, dưới chân có bức tượng nhỏ 30 đến năm 14 trước CN. Điêu khắc cưỡi cá. La Mã tôn trọng hiện thực, cố gắng tạo ra các chân dung như thật, sống động. GV : Các em có biết bức tượng nhỏ ở dưới chân hoàng đế Ô-guýt là ai không ? Đó chính là tượng thần tình yêu A- mua cưỡi cá Đô phin. Để muốn nói rằng ông có nguồn gốc từ thánh thần. Augustus nguyên có tên là Gaius Octavius, chào đời vào ngày 23 tháng 9 năm 63 TCN. Có một câu chuyện kể, bảo bà mẹ của Gaius Octavius là Atia, một lần nọ đến cúng tại đền thờ thần Apollo [Thần Mặt Trời trong thần thoại của người Hy Lạp, có khả năng tiên đoán mọi việc] khi cúng xong, bà bất giác nằm ngủ quên trong điện thờ, và nằm mộng thấy một con rắn bò đến cạnh, sau một lúc thì nó lại bò đi. Khi thức giấc, bà phát hiện trên người có dấu vết hình một con rắn ngũ sắc, dù cố xóa đi cũng không được. Mười tháng sau thì Octavius chào đời, và do đó ông được xem là con trai của thần Apollo.Năm 14 Octavian được người chú vĩ đại của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi mà Caesar lại sinh trong một gia đình quý tộc thuộc dòng dõi Julius, dòng dõi cho rằng mình được thừa hưởng dòng máu của Iulus, con của hoàng tử Aeneas của thành Troia, con của thần tình yêu Venus. Nên bức tượng nhỏ bên dưới muốn nói Học sinh nghe giảng Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  15. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại ông là con cháu của nữ thần tình yêu Venus [thần vệ nữ Mi-lô]. - GV cho HS làm bài tập trắc HS kết nghiệm điền khuyết, và lấy kết quả hợp đó làm kết luận cho bài học. HS làm bài trắc nghiệm số 7 dưới kiến GV kết luận : - Đây là pho tượng dạng phiếu học tập. thức, toàn thân đầy vẻ kiêu hãnh của vị Lịch hoàng đế, tạc theo phong cách hiện Sử, thực. Tuy nhiên, pho tượng được Toán diễn tả theo hướng lý tưởng hoá Ô- học, guýt với vẻ mặt cương nghị, bình Ngữ tĩnh, tự tin và cơ thể cường tráng của văn, một vị tướng hùng dũng. Tiếng - Giáo viên tổng kết lại kiến thức Hs nghe giảng Anh toàn bài và nêu thành tựu của nên mĩ để trả thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã. GV lời. nhấn mạnh nền mĩ thuật cổ đại không chỉ dừng lại ở mĩ thuật mà còn nhiều thành tựu khác, như chữ viết, văn học nghệ thuật,… và âm nhạc. GV giời thiệu 1 đoạn nhạc đã được các nhà khảo cổ âm nhạc phục dựng theo đúng công cụ âm nhạc của người Hi Lạp cổ đại. //www.youtube.com/watch?v= J7y99DBm-ns Đánh giá kết quả học tập. GV cho HS làm bài tập củng cố toàn bộ bài. Kết quả bài trắc nghiệm giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh trong bài học. Phiếu HS làm bài tập theo phiếu học tập. thống kê kết quả đã có bên dưới. Bài tập trắc nghiệm số 8 HDVN. - Học sinh đọc bà trong SGK và vở ghi chép. - Sưu tầm thêm tranh ảnh, tư liệu về mỹ thuật cổ đại. - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài quê hương. - Chuẩn bị bài kiểm tra học kì Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  16. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Hệ thống câu hỏi trong bài đã có file kèm theo. VII. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua phiếu học tập. Thông qua kết quả chấm điểm của phiếu học tập để xếp loại. Xếp loại đạt: Điểm phiếu học tập đạt từ 50 điểm trở lên. Xếp loại chưa đạt: Điểm phiếu học tập đạt dưới 50 điểm. Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  17. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Họ và tên: ………………………………….Học sinh lớp: ………….. Điểm Nhận xét của giáo viên Xếp loại Đạt Chưa đạt I. [70 Điểm] Ch u [Mỗi đáp án đúng được 5 điểm] Câu 1: Kim tự tháo Kê-ốp nằm ở địa danh nào? Câu 2: Toàn bộ công trình kim tự tháp Kê-ốp nặng gần 6 triệu tấn được đỡ trên một mặt nền vững chắc, em có biết diện tích mặt đáy của kim tụ tháp là bao nhiêu nếu lấy tròn các cạnh đáy là 230m? 52900 m2 53000 m2 55900 m2 45600 m2 Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  18. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Câu 3: Trong các công cụ bằng đồng của người Ai Cập cổ đại có lẫn nguyên tố nào giúp cho công cụ của họ trở nên cứng hơn đồng nguyên chất? Nguyên tố Arsenic Nguyên tố Cacbon Nguyên tố Oxy Nguyên tố Sắt Câu 4: Hơn 2600 năm trước, có một quốc vương Ai Cập muốn biết độ cao thực sự của kim tự tháp là bao nhiêu, nhưng chẳng ai đo được. Sau đó, mời một học giả tên là Talet đến nghĩ cách giải quyết vấn đề này. Talet chọn một ngày đẹp trời, dưới sự theo dõi của nhà vua và các quan, ông đã tiến hành nghi thức đo tháp. Người xem dĩ nhiên không ít, mọi người đua nhau bàn luận. Thời gian không còn sớm nữa, ánh Mặt Trời chiếu xuống tạo nên những cái bóng dài của mỗi người ở đó và của kim tự tháp to lớn. Ký hiệu Talet biết rõ bóng của mình đã bằng chiều cao của mình, ông ra lệnh đo tháp: lúc này các trợ thủ lập tức đo độ dài đảm bảo của bóng kim tự tháp một cách chuẩn xác. Theo em cách đo của Talet đã vận dụng kiến thức môn học nào ngày nay mà thời kì đó Talet chỉ dùng trí thông minh của mình để làm việc đó. Toán Học Vật Lí Hóa Học Địa Lí Câu 5: Tượng Nhân Sư được cho là hình ảnh của vị pharaoh nào? pharaoh Khufu Phoraoh Khafre Pharaoh Menkaure Câu 6: Khoảng 50 triệu năm trước nền địa chất của Giza Từng là? Đáy biển Núi đá vôi Sa mạc Cao nguyên Câu 7: Chất gì kết tinh lên bề mặt của tượng Nhân Sư và bở ra vụn thành bụi? Chính điều đó đã biến Nhân Sư đang bị tàn phá và biến thành bụi theo thời gian? Muối Đá Vôi Đồng Sắt Câu 8: Tượng vệ nữ Mi-lô được cho là tạc tượng nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite trong thần thoại Hi Lạp? Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  19. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Đúng Sai Câu 9: Ai đã đưa quả Táo cho nữ thần vệ nữ Aphrodite [vệ nữ Mi-lô]? Hoàng tử Paris Thần Dớt Nữ thần Athena Nữ thần Hera Câu 10: Tượng Vệ Nữ Mi-lô được tạc từ loại đá ...? Đá vôi Đá cẩm thạch trắng Đá hoa cương Câu 11: Qua tìm hiểu về bức tượng vệ nữ Mi-lô em hãy hoàn thiện đoạn văn mô tả vẻ đẹp của bức tượng bằng cách chọn các từ phù hợp bên dưới. Bức tượng được diễn tả theo phong cách …………..…… hoàn hảo và có vẻ đẹp lí tưởng, nét mặt được khắc họa kiên nghị nhưng lại có vẻ lạnh lùng, kín đáo. Nửa trên các bức tượng tả chất da thịt……………….. của người phụ nữ được tôn lên với cách diễn tả các ……………… nhẹ nhàng, mềm mại ở phía dưới. Tuy bi mất 2 cánh tay nhưng vẻ đẹp của bức tượng vẫn không vì thế mà suy giảm. tả thực tả cảnh mịn màng thô sơ nếp vải Câu 12: Tên thật của Hoàng đế La Mã Ô-guýt là? Gaius Octavius Julius Caesar Roma Pactenong Câu 13: Em hãy hoàn thiện đoạn mô tả bức tượng Hoàng đế La Mã Ô-guýt Đó là pho tượng toàn thân đầy vẻ ………..……. của vị hoàng đế La Mã. Chân dung của ông được tạc theo phong cách ………………., nét mặt cương nghị, tự tin với cơ thể ………………. của một vị tướng hùng dũng. kiêu hùng Lãng mạng hiện thực cường tráng thanh mảnh Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang
  20. Dạy học tích hợp – Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, Lã Mã thời kì cổ đại Câu 14: Tên của Ô-guýt được đặt cho một tháng trong năm để vinh danh ông. Vậy trong Tiếng Anh tháng đó được viết như thế nào? II. Phần tự luận [30 Điểm] Những bức tượng điêu khắc thời cổ đại hiện được bảo tồn tại các viện bảo tàng, nhưng những công trình kiến trúc ngoài trời hiện vẫn đang bị tàn phá của tự nhiên và đến một lúc nào đó những công trình đó sẽ chỉ còn tồn tại trên sách vở. Trong thực tế con người đã đánh mất đi nhiều công trình vĩ đại như tự thần Dớt, tượng thần mặt trời ở Rhodes,... và nhiều công trình khác. Chúng ta sẽ còn mất nhiều hơn nữa, hoặc sự biến mất đó sẽ nhanh hơn nữa nếu chúng ta không làm gì để bảo tồn. Con người vẫn đang nỗ lực để bảo tồn các di sản văn hóa trong khả năng có thể. Còn các em, những chủ nhân tương lai của đất nước, các em sẽ làm gì để bảo tồn các di sản văn hóa của cha ông ta để lại? Giáo viên: Nguyễn Văn Dương – Trường THCS Thường Thắng – Hiệp Hòa – Bắc Giang

Page 2

YOMEDIA

Mời các bạn cùng tham khảo Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên trong môn Dạy học tích hợp với Chủ đề: Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại do Nguyễn Văn Dương thực hiện nhằm cung cấp những thông tin chung như mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hoạt động cụ thể của dạy học tích hợp liên môn Mĩ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kì cổ đại.

24-03-2015 588 98

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề