EU thực hiện chính sách về thương mại đối với các nước ngoài EU là

Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, EU tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bảnquyền. Ngoài việc ban hành và thực hiện quy chế trên, EU đưa ra các Chỉ thịkiểm sốt từng nhóm hàng cụ thể về chất lượng và an toàn đối với người tiêu dùng phụ lục 2.

3. Chính sách thương mại chung của EU

EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở Châu Âu. Bởi vậy, chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mạicủa một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương.Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốcgia, biên giới hải quan xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi quan thuế để tự do lưu thơng hàng hố, sức lao động, dịch vụ và vốn; và điều hồ các chính sáchkinh tế và xã hội của các nước thành viên. Một thị trường chung Châu Âu bảo đảm tạo ra các cơ hội tương tựcho mọi người trong thị trường chung và ngăn ngừa cạnh tranh được tạo ra do sự méo mó về thương mại. Một thị trường đơn lẻ không thể vận hànhmột cách suôn sẻ nếu như không thống nhất các điều kiện cạnh tranh áp dụng. Vì mục đích này, các nước EU đều nhất trí tạo ra một hệ thống bảohộ sự cạnh tranh tự do trên thị trường.Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban Châu Âu EC là người đại diệnduy nhất cho Liên Minh trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này.64Chính sách ngoại thương của EUgồm: chính sách thương mại tự trị và chính sách thương mại dựa trên cơ sở Hiệp định, được xây dựng dựa trêncác nguyên tắc sau: không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách nàylà thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hố: đẩy mạnh tự do hố thương mại. Hiện nay, 15 nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quanchung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Các chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay là những nhóm chính sách chủ yếu sau: Chính sáchkhuyến khích xuất khẩu, chính sách thay thế nhập khẩu, chính sách tự do hố thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thựchiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể hóa Châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ củacác sản phẩm của Liên Minh trên thị trường thế giới. Ngoài các chính sách, EU có Quy chế nhập khẩu chung Phụ lục 2.Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp: Chống bán phá giá Anti-dumping, chống trợ cấp xuất khẩuvà chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán phá giá” để ngăn chặn tình trạng hàng hố xâmnhập ồ ạt từ bên ngoài vào cũng như để bảo vệ cho các nhà sản xuất trong nước.Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặnkhơng cho nhập khẩu những hàng hố đánh cắp bản quyền. Bên cạnh các biện pháp trên-mà chủ yếu là để chống cạnh tranh khônglành mạnh và bảo hộ sản xuất trong nước, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là Hệthống Ưu đãi Thuế quan Phổ cập GSP- Một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang65phát triển trong đó có Việt Nam và nhóm các nước chậm phát triển dễ dàng thâm nhập vào thị trường của mình. Nhóm các nước chậm phát triển đượchưởng ưu đãi cao hơn nhóm các nước đang phát triển. Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của EUmới đây nhấtđược quy định trong văn bản của Hội đồng EC số 2820 ngày 21121998 về việc áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập trong nhiều năm kểtừ 171999 đến 31122001 đối với tất cả các sản phẩm có xuất xứ từ các nước đang phát triển. Theo chương trình này EU chia các sản phẩm đượchưởng GSP thành 4 nhóm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhậy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những văn bảnthoả thuận đã ký kết giữa hai bên. phụ lục 3. Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU: So với ưu đãi mà cácnước và khu vực khác dành cho các nước đang phát triển, mức ưu đãi của EU vào loại thấp nhất. Trong hệ thống GSP của EU qui định khuyến khích tăngthêm mức ưu đãi 10, 20, 35 đối với hàng nông sản và 15, 25 và 35 đối với hàng công nghệ phẩm. Theo GSP của EU bắt đầu có hiệu lực từ171999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm: - Bảo vệ quyền của người lao động.- Bảo vệ môi trường. Hàng của các nước đang và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trườngEU muốn được hưởng GSP thì phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A CO form A do cơquan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp. Quy định của EU về xuất xứ hàng hóa:- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP, như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và cáchàng hóa sản xuất từ các sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.66- Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước hưởng GSP tính theo giá xuấtxưởng phải đạt 60 tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá vàcông đoạn gia cơng đối với một số nhóm hàng mà u cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60 điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh khơng dưới 40; tượng, đồ trangtrí làm từ kim loại không dưới 30; giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi, đế,v.v... ở dạng rời sản xuất ở trong nước hưởng GSP hoặcnhập khẩu; v.v.... EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng của một nước có thànhphần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liênquan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 20 trị giá, còn lại 15 nhập khẩu của Indonesia,10 của Thái Lan, 15 của Singapore. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt nam sẽ là: 20 + 15 + 10 + 15 = 60. Mặt hàng này lẽ ra khơng được hưởngGSP vì hàm lượng trị giá Việt Nam chưa được 50, nhưng nhờ cộng gộp 60 đã đủ điều kiện hưởng GSP.Hàng xuất khẩu của việt Nam vào thị trường EU được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP từ 171996 cho đến nay.Trong việc quản lý nhập khẩu, EU phân biệt 2 nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường nhóm I và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanhnhóm II - State trading. Hàng hóa nhập khẩu vào EU từ các nước thuộc nhóm II trong đó có Việt Nam chịu sự quản lý chặt thường phải xin phép trước khinhập khẩu. Sau khi Việt Nam và EU ký Hiệp định Hợp tác 1995 với điều khoản đối xử tối huệ quốc và mở rộng thị trường cho hàng hóa của nhau thì quyđịnh xin phép trước đối với nhập khẩu hàng Việt Nam được hủy bỏ trên thực tế. Tuy nhiên, cho đến trước ngày 1452000 ngày EU đưa ra quyết định “Công67nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường”, EU vẫn xem Việt Nam là nước có nền thương nghiệp quốc doanh và phân biệt đối xử hàng của Việt Namvới hàng của các nước kinh tế thị trường khi tiến hành điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá.

[Reuters]

Vừa qua, Ủy ban Châu Âu đã công bố thông cáo chi tiết về chính sách thương mại mới. Brussels dự định đặc biệt hướng tới “quyền tự chủ chiến lược mở”, một khái niệm lần đầu tiên tập trung nhấn mạnh “năng lực của EU trong đưa ra các lựa chọn của riêng mình và định hình thế giới thông qua vai trò dẫn dắt và cam kết của EU, trên cơ sở lợi ích chiến lược và giá trị của EU”.

Ngày 22/2/2021, ông Pascal Lamy, nguyên Ủy viên Thương mại Châu Âu [1999-2004], Chủ tịch danh dự Viện Jacques-Delors, đã trả lời phỏng vấn với Báo l’Opinion về chính sách thương mại của Châu Âu với tựa đề “EU sẽ phản công tích cực hơn về giá trị và phòng thủ tốt hơn về lợi ích”.

Có thể rút ra điều gì từ lần điểu chỉnh đầu tiên chính sách thương mại châu Âu kể từ 2015 ?

Chính sách thương mại mới được công bố được đánh giá là nhiều hơn một bước chuyển và ít hơn một bước ngoặt. Thuật ngữ phù hợp nhất để đánh giá văn bản mang tính địa chính trị này là thái độ “cứng rắn”. Thông cáo ghi nhận những thay đổi tác động tới thế giới, Liên minh Châu Âu và chính bản chất của trao đổi thương mại, đặc biệt khi các thay đổi này tác động đến các giá trị và lợi ích của Châu Âu. Bắt đầu với một Trung Quốc đã ngừng theo đuổi mô hình kinh tế tự do từ hơn mười năm nay vốn là giá trị cốt lõi của chủ nghĩa tư bản thị trường. Điều đó có thể ảnh hưởng tới các tác động tích cực truyền thống của việc mở cửa trao đổi thương mại. Châu Âu cũng học được rằng, với Donald Trump, Hoa Kỳ có thể xung đột trực diện với họ trên phương diện thương mại. Bản thân EU đã quyết định thay đổi sâu sắc với trục chiến lược mới, đó là Thỏa thuận Xanh. Ở một góc độ nào đó, mục tiêu giảm phát thải cacbon có thể được ví với mục tiêu xây dựng thị trường nội địa hoặc đồng euro trước đây với tư cách là một giai đoạn mới trong hội nhập kinh tế châu Âu. Trao đổi thương mại cũng đã thay đổi bản chất với việc số hóa nhanh chóng, với tầm quan trọng của dịch vụ và dữ liệu ngày càng tăng. Cuối cùng, về chính trị, toàn cầu hóa hiện nay được coi là khó khăn hơn đối với các nước giàu, vì hầu hết các nước đã không kiểm soát tốt và chia sẻ lợi ích và chi phí một cách công bằng.

Chiến lược mới này mang lại những thay đổi gì?

Chiến lược này dẫn đến hai điều không thay đổi và một số khác biệt. Không thay đổi: mở cửa vẫn là nguyên tắc chính trong chiến lược mới này, bởi vì đây là ADN của quá trình xây dựng châu Âu. Không thay đổi: Chính sách thương mại vẫn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa lợi ích và giá trị. Tuy nhiên, trong việc kết hợp này, chúng ta đang chứng kiến ​​một sự thay đổi khá rõ ràng về mặt giá trị, thể hiện qua kỳ vọng xanh hóa quá trình toàn cầu hóa. Một thay đổi quan trọng khác là sự khẳng định vai trò của các công cụ phòng vệ thương mại, ngay cả khi nó không được đề cập rõ trong thông cáo chi tiết. Thứ nhất, đó là các cơ chế chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đã được âm thầm củng cố một cách nghiêm túc từ 5 năm qua. Ủy ban cũng đang thông báo về việc thiết lập một công cụ chống cưỡng chế và một công cụ khác chống lại trợ cấp nước ngoài, nhằm tăng cường các công cụ phòng vệ thương mại. Do vậy, EU sẽ phản công nhiều hơn về giá trị và phòng thủ nhiều hơn về lợi ích. Cuối cùng là việc quay trở lại lựa chọn quy định đa phương tại WTO, thay vì ưu tiên song phương đã được duy trì từ 15 năm. Một thách thức lớn khác vẫn là việc thực hiện các hiệp định đã ký về thương mại hay đầu tư. Và ngay cả khi hiện tại Ủy ban nhấn mạnh về việc thực hiện thì vẫn còn một chặng đường dài trước mắt, và vẫn tồn tại một vấn đề cơ bản: chính sách thương mại đã chuyển cho EU nhưng việc áp dụng nó vẫn mang tính quốc gia. Khi các quy tắc mới dần được bổ sung vào chính sách thương mại, sự phân chia thẩm quyền giữa EU và các nước trở nên không kiểm soát nổi. Nhiều doanh nghiệp phàn nàn về lỗ hổng trong kiểm soát nhập khẩu.

Thông cáo xác định và ghi nhận khái niệm tự chủ chiến lược mở trong chính sách thương mại. Điều này quan trọng như thế nào?

Ủy ban cần tập trung trí lực để giải bài toán này. Tổng vụ Thương mại vẫn rất gắn bó với nguyên tắc mở cửa vốn là giá trị cơ bản, song cũng đã nắm bắt được thay đổi đang diễn ra. Khái niệm về quyền tự chủ chiến lược của Châu Âu ra đời cách đây vài năm trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng với phần còn lại của thế giới, và đã thấy được thực tiễn mới với đại dịch và sự mong manh của một số chuỗi cung ứng, bao gồm cả lĩnh vực chất bán dẫn. Đó là cách diễn giải nội hàm chủ quyền mà người Pháp chúng ta rất gắn bó trong khi nhiều nước châu Âu khác không tỏ ra hào hứng.

Liệu có cần gắn liền sự xuất hiện của khái niệm mới này với các nỗ lực ngoại giao của Pháp?

Ý tưởng về một châu Âu có chủ quyền, khác với hình ảnh nước Pháp vĩ đại, có lẽ là điều đã được François Mitterrand đưa ra, và kể từ đó trở thành hằng số trong chính sách ngoại giao của Pháp. Emmanuel Macron cũng đã đi xa hơn những người tiền nhiệm của mình trong xây dựng nội hàm tự chủ chiến lược. Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự đến từ Đức. Bằng cách chấp nhận nguyên tắc thúc đẩy chính sách công nghiệp châu Âu, và bằng việc đưa ra các dự án pin và hydrogen ở châu Âu, Đức đã cho phép nội hàm tự chủ chiến lược định hình, ngay cả khi vẫn có sự phản đối từ các quốc gia có truyền thống theo đuổi chính sách tự do như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và một số quốc gia Trung Âu.

Các quốc gia thành viên dường như quyết tâm sử dụng vũ khí mới để tự vệ chống lại Trung Quốc, nhưng kém đoàn kết hơn trong cuộc chiến chống lại trị ngoại pháp quyền trong luật của Hoa Kỳ …

Cần lưu ý rằng những vũ khí này không nhắm vào mục tiêu cụ thể hoặc vào bất kỳ ai, vì điều này sẽ trái với các quy định của WTO. Về trị ngoại pháp quyền, thông cáo không đề cập đến. Chỉ có thể suy đoán rằng công cụ chống cưỡng chế đã được công bố sẽ giải quyết vấn đề này. Trị ngoại pháp quyền có nghĩa qui định luật của Mỹ có hiệu lực bên ngoài Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tập quán của Hoa Kỳ hoàn toàn với mâu thuẫn luật pháp quốc tế. Washington đang buộc các nước khác phải tuân thủ các mục tiêu chính sách đối ngoại của họ. Đến nay, Đức tương đối ít bị đe dọa bởi nguyên tắc này, nhưng mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án NordStream 2 có thể là một yếu tố làm thay đổi cuộc chơi. “Ba chị em”, như người ta gọi, gồm Viện Jacques-Delors tại Paris, Trung tâm Jacques-Delors tại Berlin, và Europe Jacques-Delors tại Brussels, sẽ sớm công bố một loạt đề xuất để khắc phục thiệt hại bất hợp pháp do Mỹ áp đặt lên doanh nghiệp châu Âu, mà chúng tôi hy vọng sẽ có giá trị gợi mở với Ủy ban.

[Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề