Thuyết minh về một phương pháp cách làm (chi tiết)

Thuyết minh về một phương pháp [cách làm] chi tiết nhất thuộc: Bài 19 Ngữ văn lớp 8

Hướng dẫn soạn Văn 8 Thuyết minh về một phương pháp [cách làm] dễ hiểu, ngắn gọn và chi tiết nhất. Bài viết được biên soạn bởi các thầy cô chuyên Văn trên khắp cả nước giúp học sinh dễ hiểu bài.

I. GIỚI THIỆU MỘT PHƯƠNG PHÁP [CÁCH LÀM]

Trả lời câu hỏi [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật [hay cách nấu món ăn, may quần áo ...] người ta thường nêu những nội dung sau:

+ Nguyên vật liệu

+ Cách làm

+ Yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày cái nào làm trước, cái nào làm sau theo một thứ tự nhất định thì mới cho kết quả mong muốn.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2]

Trò chơi: DUNG DĂNG DUNG DẺ

- Cách chơi:

+ Địa điểm :trong nhà ngoài sân

+ Số lượng:từ 5-10 em chơi 1 nhóm

+ Hướng dẫn: quản trò vẽ sẳn các vòng tròn nhỏ trên đất,số lượng vòng tròn ít hơn số người là một.

Khi chơi các bạn nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng độc"dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi, khi đọc hết chử đây các bạn chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn và ngồi xệp xuống.sẽ có một bạn không có vòng tròn để ngồi tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên,lại sẽ có 1 bạn không có,trò chơi tiếp tục khi chỉ còn 2 người

- Luật chơi

+ Trong 1 khoản thời gian bạn nào khống có vòng thì bị thua.

+ Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuóng dưới là thắng.

Câu 2 [trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2

Cách đặt vấn đề đi từ rộng đến hẹp,lần lượt các ý sau:

+ Vai trò quan trọng không thể thay thế của con người ở thời đại khoa học, máy móc phát triển.

+ Để gánh vác được vai trò đó, con người cần phải đọc.

+ Số lượng rất lớn về đầu sách, trang in của ngành in thế giới.

+ Cách đọc như thế nào trước núi tư liệu đó.

- Các cách đọc:

+ Đọc thành tiếng.

+ Đọc thầm [gồm đọc theo dòng và đọc ý].

- Nội dung và hiệu quả

+ Về nội dung, phương pháp đọc nhanh là cách đọc không theo từng câu mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.

+ Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta thu nhận thông tin cần thiết trong một đoạn văn, một trang sách, lược bỏ những thông tin không cần thiết, thu nhận thông tin nhiều mà tốn ít thời gian, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.

- Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.

Thuyết minh về một phương pháp [cách làm] chi tiết nhất. soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn lớp 8 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn lớp 8 biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn 8 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. Giúp các bạn học tốt ngữ văn 8

Soạn văn 8 tập 2 bài 19 [trang 24]

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 8: Thuyết minh về một phương pháp [cách làm].

Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp [cách làm]

Chúng tôi mong rằng tài liệu này có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Soạn văn 8: Thuyết minh về một phương pháp [cách làm]

Đọc các văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi:

- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật [hay cách nấu món ăn, may quần áo...], người ta thường nêu những nội dung sau:

  • Nguyên/vật liệu
  • Các bước thực hiện
  • Yêu cầu thành/sản phẩm

- Cách làm được trình bày theo thứ tự trước sau, lần lượt từng bước.

Tổng kết:

  • Khi giới thiệu một phương pháp [cách làm] nào, người viết phải tìm hiểu, nắm chắc phương pháp, cách làm đó.
  • Khi thuyết minh, cần trình bày rõ điều kiện, cách thức, trình tự… làm ra sản phẩm và yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm đó.
  • Lời văn cần ngắn gọn, rõ ràng.

II. Luyện tập

Câu 1. Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Gợi ý:

[1] Mở bài: Giới thiệu chung về trò thổi cơm thi.

[2] Thân bài

- Không gian chơi: Trò chơi bịt mắt bắt dê thường được chơi ở những nơi rộng rãi như sân cỏ, công viên.

- Số lượng người chơi: Không giới hạn, thường rất đông và khoảng từ mười đến hai mươi người.

- Cách chơi: Những người chơi sẽ nắm tay nhau để tạo ra một vòng tròn. Tất cả những người chơi sẽ oẳn tù xì để quyết định xem ai là người làm. Người thua sẽ phải bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy. Những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa.

- Kết quả: Nếu người làm bắt được “dê” và đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”. Còn nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp.

[3] Kết bài: Suy nghĩ về trò chơi bịt mắt bắt dê.

Câu 2. Đọc bài giới thiệu “Phương pháp học nhanh” [trang 26 SGK Ngữ văn 8 tập 2]. Hãy chỉ ra cách đặt vấn đề, cách đọc và đặc biệt là nội dung và hiệu quả của phương pháp đọc nhanh được nêu trong bài. Các số liệu trong bài có ý nghĩa gì đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh?

Gợi ý:

- Cách đặt vấn đề: Vì sao cần phải có phương pháp đọc nhanh?

Khoa học phát triển nhanh, đã có máy điện tử. Nhưng con người vẫn là trung tâm của thiên nhiên, máy móc. Con người phải đọc, phải tích lũy kiến thức và tiết kiệm thời gian. Nếu chỉ đọc theo kiểu thông thường [150 - 200 từ/phút] thì mỗi người suốt đời chỉ đọc được 2 - 3 nghìn quyển sách. Muốn tiến kịp thời đại, có thể đọc được từ 50 - 100 nghìn cuốn sách thì phải có cách đọc mới, đó là phương pháp đọc nhanh.

- Cách đọc:

  • Phương pháp đọc truyền thống là phương pháp đọc từ [đọc thành vần, nhiều vần thành từ, và nhiều từ thành câu và khi đọc phải phát âm], mỗi phút chỉ đọc được 150 - 200 từ/ phút.
  • Phương pháp đọc thứ hai là phương pháp đọc ý, chỉ thu nhận ý, lướt qua, lọc bỏ những thông tin không cần thiết gọi là lướt.

- Bí quyết của phương pháp đọc mới như thế nào?

  • Chỉ cần một cái nhìn đã bao trùm lên 6 - 7 dòng và đôi khi cả trang. Không đọc theo đường ngang mà mắt luôn chuyển động theo đường dọc từ trên xuống dưới. Cách đọc mới, cơ mắt ít mỏi, mà lại thâu tóm được toàn bộ nội dung chứa trong trang sách, trong toàn bộ bài viết. Phương pháp đọc nhanh ai cũng học được nhưng phải tập trung cao, có ý chí lớn.
  • Phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng. Có một số nhà văn, nhà chính trị có phương pháp đọc nhanh kỳ lạ: Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2000 từ/ phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mác-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vài giây. Hiện nay trên thế giới, nhiều nước tiên tiến mở các lớp đọc nhanh. Học viên sau lớp học có thể đọc từ 1500 từ/phút, thậm chí tốc độ đọc lên tới 12.000 từ/phút đối với những bài viết nhẹ nhàng đơn giản như truyện trinh thám.

- Các số liệu giúp cho bài đọc có độ chính xác, tin cậy cao hơn.

Cập nhật: 09/02/2022

- Khi thuyết minh cách làm một đồ vật, nấu một món ăn,.. người ta thường giới thiệu về nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm

- Cách làm được trình bày theo trình tự thời gian: trước sau

II. Luyện tập

Câu 1 [trang 26 sgk Văn 8 Tập 2]: Dàn bài thuyết minh về cách làm diều

a. Nguyên vật liệu

Vật liệu và dụng cụ

- Vài tờ báo

- Một thanh tre, một nan tre

- Một cuộn dây dài, dây cước

- Một hộp keo dán giấy

- Một chiếc kéo cắt giấy

b. Cách làm

- Cắt giấy

      + Gập tờ báo cắt thành hình vuông 40 cm x 40cm làm thân diều

      + Tiếp tục cắt thêm những mảnh giấy có kích thước 3cm x 25cm

      + Cắt những dải dây bằng giấy có kích thước 4cm x 60cm.

- Cắt thanh tre

      + Chuẩn bị một thanh tre dài hơn đường chéo hình vuông khoảng 5cm, uốn cong 1 phần thanh tre nằm trong tờ giấy và cắt giữ lấy phần này.

      + Dùng một sợi dây cước căng nối hai đầu thanh tre để giữ độ cong của nó sẽ nhìn thấy thanh tre và sợi dây hình cánh cung.

- Dán đuôi diều và dây diều

      + Lấy những mẩu giấy nhỏ đã cắt ở bước 1, dán ở phía góc dưới của con diều sao cho mỗi đuôi khoảng 60cm, đuôi ở giữa có thể 80cm.

      + Xuyên sợi dây ở phía trên nan của con diều [giao giữa nan và cánh cung] rồi kéo thẳng dây ra là xong.

c. Thành phẩm

- Diều phải lành, chắc chắn, không bị rách hay méo mó

- Thử kéo dây và thả diều, diều bay cao được mới đạt chất lượng.

Câu 2 [trang 26 sgk Văn 8 Tập 2]: Phương pháp đọc nhanh

a. Cách đặt vấn đề

- Khẳng định vai trò của việc đọc sách bằng cách:

      + Nêu sự phát triển của khoa học thông tin nhưng khẳng định máy móc không thể thay thế được việc đọc.

      + Từ mâu thuẫn giữa khả năng đọc thực tế của con người với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại tác giả hướng bạn đọc đến yêu cầu bức thiết phải hình thành phương pháp đọc nhanh.

b. Giải quyết vấn đề [các cách đọc và phương pháp đọc nhanh]

Trình bày các cách đọc theo trình tự từ thấp đến cao:

- Ở mức thấp có đọc thành tiếng [quá chậm, mất nhiều thời gian]

- Ở mức cao có đọc thầm. Đọc thầm lại được chia làm 2 loại: đọc theo dòng và đọc theo ý:

      + Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, đọc từng câu, đọc từng câu, từng chữ.

      + Đọc theo ý chính là phương pháp đọc nhanh.

Ưu điểm: lướt từ trên xuống dưới, không bám sát các từ mà nắm chắc các ý, trong một thời gian ngắn có thể thu nhận đầy đủ các thông tin chủ yếu của một cuốn sách, trang sách, ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí.

c. Kết luận

- Những tấm gương đọc nhanh

- Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đọc nhanh: mở các lớp dạy đọc nhanh

Video liên quan

Chủ Đề