Hướng dẫn ép cá betta

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn,

Rất nhiều người đam mê thú chơi cá Betta đều đã từng mong muốn chính mình lai tạo ra những chú cá Betta đẹp, bài viết này và clip ở dưới sẽ hướng dẫn các bạn cách cho cá Betta sinh sản giúp các bạn có thể thỏa mãn đam mê thú chơi này.

Xưa nay các cụ vẫn nói: “Chó giống cha, Gà giống mẹ”, nói vậy để thấy con giống đóng vai trò quyết định về tương lai của bầy cá sau này , vì thế muốn có bầy cá hay thì đầu tiên phải chọn con giống cho tốt. Bạn muốn bầy cá con trông như thế nào? Bạn lai tạo dựa trên màu sắc, vây hoặc cả hai. Một khi lai tạo có mục đích cụ thể, cần phải tìm kiếm cá bố mẹ có các đặc điểm cần thiết. Cá giống thường không có đủ tất cả các đặc điểm mà bạn mong muốn nhưng các bạn hãy xem đây như là công việc lắp ghép thú vị khi mà bạn lai tạo để kết hợp các đặc điểm lại với nhau. Sau khi chọn được cặp cá giống và cả hai ở tình trong tình trạng sức khỏe tốt, chúng ta bắt đầu vỗ béo để chuẩn bị cho chúng sinh sản. Khi bắt đầu quá trình sinh sản thì không nên cho chúng ăn nữa. 

Để cá mái bên cạnh cá trống cho chúng nhìn thấy nhau, quá trình làm quen này giúp chúng bớt rượt đuổi nhau khi thả chung để sinh sản.

Tất cả các chú cá trống Betta khỏe mạnh theo bản năng đều có tập tính nhả bọt. Chúng nhả bọt tạo thành những tổ bọt. Những tổ bọt này giúp chúng trong quá trình sinh sản, một tổ bọt là tập hợp của những quả bong bóng đặc biệt. Cá trống trồi lên mặt nước, hớp lấy không khí, sau đó, miệng của nó tiết ra một dịch để làm vỏ bóng chứa không khí bên trong rồi thổi những quả bóng này lên trên mặt nườc. Vai trò của những dịch này rất quan trọng, nó khiến quả bóng khí khó vỡ hơn, giúp kết dính các quả bóng lại với nhau và giữ cho nhiệt độ bên trong ổn định hơn.

Khi thấy con trống làm được tổ bọt kha khá chúng ta thả lên mặt nước chỗ tổ bọt một hay hai chiếc lá để giúp tổ bột có chỗ bám chắc chắn hơn đồng thời chiếc lá cũng giúp cho trứng sau này không phải tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, Các bạn nên chọn những loại lá có thể tươi lâu trong nước.

Quan sát nếu thấy cá trống đã nhả đầy bọt bên dưới mặt lá và xung quanh thì thả cá mái vào, cả hai sẽ bắt đầu phùng mang, giương vây và thường là con mái sẽ bị con trống rượt khắp hồ và bị mổ vài phát thì cũng là điều rất bình thường. Cá mái sẽ quan sát cá trống nhả bọt ở một khoảng cách an toàn, khi cá trống đã sẵn sàng, nó sẽ nằm ngay dưới tổ bọt và hiếm khi đuổi theo cá mái nữa. Khi cá mái sẵn sàng đẻ, nó sẽ tiến đến tổ bọt với cái đầu chúc xuống, chúng bắt đầu thúc vào hông nhau. Ngay sau đó cá trống bắt đầu quấn lấy cá mái. Cá Betta giao phối theo một cách độc đáo được gọi là ép hay quấn, khi giao phối con trống quấn quanh con mái ép chặt lại, trứng bị ép ra từ bụng cá mái. Ngay lập tức cá trống phóng tinh để thụ tinh cho trứng. Trứng rớt xuống và cả hai con bơi xuống ngậm lấy trứng và nhả lên tổ bọt. Quá trình này cứ lặp đi lặp lại và thường thì mỗi lần đẻ diễn ra trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ. 

Khi cá trống cảm thấy đã đủ nó sẽ đuổi cá mái đi và cá mái sẽ trốn vào đám rong hay tảng đá. Đây là lúc để vớt cá mái ra ngoài và đem đi dưỡng cho lần sinh sản kế tiếp, nếu không nó có thể sẽ ăn chỗ trứng vừa sinh ra. Chỉ con trống mới có nhiệm vụ trông coi và chăm sóc trứng, nếu có quả trứng nào bị rơi ra ngoài do bọt khí vỡ, nó sẽ cẩn thận nhặt lại và cho vào một bọt khí mới. 

Lúc này bạn nên chuẩn bị trùng cỏ để khi cá con nở ra sẽ có ngay thức ăn. Thông thường ở nhiệt độ 26 - 30 độ C thì sau 2 hoặc 3 ngày trứng được thụ tinh trong tổ bọt sẽ bắt đầu nở. Sau khi nở, cá con có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng cách quan sát bên dưới tổ bọt. Khi mới nở chúng có màu trắng đục và vẫn sống trong tổ bọt vì lúc này cá con vẫn mang noãn hoàng và các vây bơi còn chưa phát triển đầy đủ.

Mỗi khi có con nào rơi khỏi tổ, cá trống nhẹ nhàng ngậm nó vào miệng và nhả lại lên tổ bọt. Đây có vẻ như là một công việc không có hồi kết… hai đến ba ngày sau, khi túi noãn hoàng của cá con được tiêu thụ hết và cá con bắt đầu bơi được trên mặt nước thì ta có thể vớt cá trống ra để dưỡng sức cho lần sinh sản kế tiếp. Bạn cũng có thể vớt cá trống ra muộn hơn một chút nếu chưa yên tâm về bầy cá con, tuy nhiên sau quá trình sinh sản, chăm sóc trứng và trông bầy cá con thì nó cũng đã mệt, nên tốt nhất hãy vớt cá trống ra ngoài vì lúc này bầy cá con đã có thể tự kiếm ăn, sau khi vớt cá trống ra ngoài bạn bắt đầu cho chúng ăn trùng cỏ 2 - 3 lần một ngày. 

Sau khoảng một tuần bạn nên cẩn thận hút các chất bẩn trong hồ bằng ống hút có đầu cột vải thưa để tránh hút phải cá con sau đó châm thêm nước sạch vào hồ. Khi cá con được hai tuần tuổi, lúc này chúng đã lớn bằng cỡ đầu que tăm thì bắt bắt đầu cho chúng ăn bo bo… và chỉ chừng khoảng hơn một tháng tuổi là chúng đã có thể bắt đầu ăn được trùng chỉ. Thời gian này cứ 3 - 4 ngày thì bạn nên thay 20 – 30% nước trong hồ. 

Vậy là bạn đã có một bầy cá betta con do chính mình tạo ra. Việc còn lại là chăm sóc thật tốt để cho chúng mau lớn. Chúc các bạn thành công!

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI

Hướng dẫn tổng quan cách ép cá xiêm đá, cá betta.

Hầu hết những người đam mê thú chơi cá betta đều mong muốn lai tạo ra những chú cá betta đẹp, và có sức đấu dẻo dai. Bài viết này sẽ hưỡng dẫn kỹ thuật cách ép cá betta, giúp các bạn có thể thõa đam mê thú chơi cá đá này.

Một vài điều cần lưu ý: – Cần chọn lựa cặp cá đang trong giai đoạn sinh sản – Chọn cá betta bố không có tính xấu ăn con [muốn biết có ăn con không thì phải quan sát trong quá trình sinh sản, lượng cá bột của ngày 2 thấp hơn ngày 1 và lượng cá bột ngày 3 thấp hơn ngày 2 thì vớt cá bố ra gấp nhé]

– Khi bắt cá bố mẹ cần hạn chế động nước mạnh để giảm thiểu lượng cá con bị chết.

Hầu hết những người đam mê thú chơi ép cá betta đều mong muốn lai tạo ra những chú cá betta đẹp, và có sức đấu dẻo dai. Bài viết này sẽ hưỡng dẫn cách ép cá betta, giúp các bạn có thể thõa đam mê thú chơi cá đá này.

  •  Cần chọn lựa cặp cá đang trong giai đoạn sinh sản
  •  Chọn cá betta bố không có tính xấu ăn con [muốn biết có ăn con không thì phải quan sát trong quá trình sinh sản, lượng cá bột của ngày 2 thấp hơn ngày 1 và lượng cá bột ngày 3 thấp hơn ngày 2 thì vớt cá bố ra gấp nhé]
  •  Khi bắt cá bố mẹ cần hạn chế động nước mạnh để giảm thiểu lượng cá con bị chết.
chọn cá betta giống
  • Trước khi ép cá betta, bạn cần chuẩn bị chỗ ép cá bằng khay nhựa hoặc thau nhựa, với dung tích từ 15 đến 20 lít nước. Bên cạnh đó, cũng có thể cho vào một chiếc lá bàng để tạo chỗ cho cá trống nhả bọt, và thả thêm một ít viên sỏi nhỏ để tạo chỗ cho cá mái lẩn trốn sau khi ép.
  • Cá trống: cá sung, khỏe mạnh, không bị bệnh gì [nấm, sình bụng, …] Biểu hiện con cá khỏe là kè mạnh, nhả bọt nhiều không uể oải, stress.
  • Cá mái: bụng căng trứng, cá khỏe mạnh, kè khi gặp cá mái khác.
  • Sai lầm của nhiều A/E khi mới bắt đầu là nóng vội, cá chưa sung, chưa khỏe sẵn sàng cho việc sinh đẻ đã mang vào ép. Kết quả là cá trống nhả bọt ít hoặc không đủ sung để chinh phục em mái, hoặc em mái trứng chưa già để đẻ, ép 2 3 ngày cá không đẻ làm cho cá bị yếu đi. Phải mang dưỡng lại lại mất nhiều thời gian hơn.
  • Dùng khay có dung tích khoảng 7 lít nước , khay tròn thì đường kính khoảng từ 25 – 30 cm, khay chữ nhật thì khoảng 30x20x20 cm[DxRxC]. Khay nhỏ quá thì nước ít nhanh dơ, khay lớn quá thì cá bột mới nở ra cá trống khó chăm và tổn hao sức lực nhiều nên AE chọn size vừa tầm.
  • Thường thì khay có màu sắc càng tối thì cá sẽ sung hơn, nhưng màu đen quá thì cá bột nở ra khó quan sát nên bản thân mình thấy màu xanh hoặc trắng cũng ok, lúc ép cá che chắn và để góc tối là được
Hướng dẫn ép cá betta
  • Tiếp theo, lần lượt thả cá trống vào trước. Sau đó, bạn hãy cắt một khay nhựa và để cá mái ở bên trong để cá trống và cá mái làm quen với nhau trong khoảng từ 1 đến 2 ngày cho quen mặt và để chúng bớt hung dữ.
Hướng dẫn ép cá betta
  • Cho nước đã xử lý vào thùng ép, đổ nước cao tầm 5 – 7cm. Hướng dẫn xử lý nước mình sẽ chia sẻ ở bài tiếp theo. Có nước lá bàng thì châm thêm vào để cá khỏe, không bị stress.
  • Tiếp theo cho cá trống và cá mái vào. Lưu ý là mình dùng thêm một cái hủ nhựa cắt 2 đầu và úp lên con cá mái. Việc này sẽ cách li em mái và trống để hai bạn có thời gian làm quen không cắn nhau te tua.
  • Cho khoảng một muỗng cà phê muối hột vào thùng ép để ngừa nấm. Cắt miếng xốp hoặc miếng ni lông trong suốt tầm 5x5cm để cá trống có chỗ nhả bọt vào đó tạo ổ bọt.
  • Cho thùng ép vào góc nào tối, nơi yên tĩnh không có tiếng ồn. Dùng tấm carton đậy kín thùng ép, hở 1 tí cho có không khí thì tốt mà đậy kín cũng được không sao cả.
  • Sau khi để cá trống và mái làm quen khoảng 1 ngày, ổ bọt nhả cũng nhiều rồi thì dở bỏ hủ nhựa cách li ra để hai em bắt đầu xxx. Khúc này coi bộ hấp dẫn, hihi.
  • Sau đó, cứ khoảng nửa ngày mở carton ra nhìn xem cá đả đẻ chưa. Nếu cá đẻ rồi thì nhìn ở tổ bọt có những đốm trắng trứng nằm bên trong, nếu tổ bọt dày quá nhìn không rõ thì nhìn bụng của cá mái. Bụng xẹp & bị cá trống đuổi ra 1 góc thùng thì chúc mừng bạn 🎉, cá đã đẻ rồi và mình bắt đầu vớt nhẹ nhàng cá mái ra khỏi thùng ép
Ép Cá Betta
  •  Sau khi đẻ trứng, cá mái dường như bất động, còn cá trống sẽ nhanh chóng nhặt trứng lên và đặt vào tổ bong bóng của nó. Chúng sẽ quấn lấy nhau thêm vài lần nữa, cho đến khi cá mái dừng đẻ trứng.cá đã đẻ rồi và mình bắt đầu vớt nhẹ nhàng cá mái ra khỏi thùng ép. [ Sau khoảng 3 ngày cá không đẻ thì mình nên bắt cá ra để dưỡng lại.]
  •  Để mặc đó cho cá trống chăm trứng, khoảng từ 2 ngày sau trứng sẽ bắt đầu nở. Lưu ý là trong thời gian ép đẻ không cho cá ăn và cũng không gây tiếng động mạnh. Cá trống sẽ ăn luôn trứng nếu stress.
  • Sẽ mất khoảng từ 2 đến 3 ngày để trứng nở. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể cho cá trống ăn một lượng thức ăn nhỏ. Nếu cá trống chưa ăn ngay thì sử dụng ống nhỏ giọt để hút những thứ cá không ăn.
  • Cá trống cũng sẽ liên tục thay bong bóng bị vỡ, do cá con chớm nở sẽ bám vào tổ bong bóng đó. Sau vài ngày, cá betta bột có thể bơi theo chiều ngang và rời tổ.
  • Đến giai đoạn này, bạn nên tách cá trống ra khỏi đàn con nhỏ, cho cá trống quay về môi trường sống của nó và cho ăn uống như bình thường.

Kinh nghiệm khi ép cá betta:

  • Sau khi thực hiện ép cá và tách cá trống, cá mái ra riêng, chủ nuôi nên quan sát tình hình sức khỏe của chúng. Nếu thấy vây cá mái bị tổn thương hoặc cá trống trông có vẻ kiệt sức sau cuộc tình, anh em có thể nhỏ vài giọt dung dịch Maroxy vào hồ nuôi để giúp cá hồi phục và làm lành vết thương.
  • Trong quá trình vớt cá trống và cá mái ra khỏi đàn con, cần nhẹ nhàng và hạn chế động nước mạnh để giảm thiểu tác động đến đàn cá con, hạn chế lượng cá con bị chết.
  •  Khoảng 3 ngày đầu sau khi nở, cá betta bột có kích thước rất nhỏ, chỉ tầm khoảng 1mm, và sống nhờ vào khối noãn hoàng dưới bụng nên không cần nguồn thức ăn từ bên ngoài. Khi khối noãn hoàng teo lại, bạn nên chuẩn bị nguồn thức ăn từ bên ngoài cho cá betta bột. Chúng có thể ăn thảo trùng, trùn chỉ, ấu trùng tôm… Và cách nuôi cá betta bột ít bị chết nhất, cách nuôi cá betta bột hiệu quả để đàn cá có sức khỏe ổn định và phát triển tốt sau này, mình đã chia sẻ trong bài viết trước Cách nuôi cá betta bột ít bị chết nhất, anh em tham khảo ngay nhé!

Cabettadep.com Hi vọng qua bài viết có thể giúp ích cho một số AE mới chơi ép được bầy cá đầu tay của mình với số lượng cá bột khủng nhìn cho thật đã mắt, chúc A/E ép cá thành công. A/E thấy hay thì Share bài viết thì thật là tuyệt vời ông mặt trời luôn ^^ !

Video liên quan

Chủ Đề