Đề bài - bài 25 trang 224 sgk đại số 10 nâng cao

\[\begin{array}{l}\sin \alpha + \cos \alpha = c\sin \left( {\alpha + \beta } \right)\\ \Leftrightarrow \sin \alpha + \cos \alpha = c\left( {\sin \alpha \cos \beta + \sin \beta \cos \alpha } \right)\\ \Leftrightarrow \sin \alpha + \cos \alpha = c\sin \alpha \cos \beta + c\sin \beta \cos \alpha \\ \Leftrightarrow \sin \alpha \left( {1 - c\cos \beta } \right) + \cos \alpha \left( {1 - c\sin \beta } \right) = 0,\forall \alpha \\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1 - c\cos \beta = 0\\1 - c\sin \beta = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos \beta = \frac{1}{c}\\\sin \beta = \frac{1}{c}\end{array} \right. \Leftrightarrow \sin \beta = \cos \beta = \frac{1}{c}\end{array}\]

Đề bài

Tìm các số c và β sao cho: \(\sin α + \cos α =c.\sin(α + β)\) với mọi α.

Lời giải chi tiết

Nếu có c và β để cho sinα + cosα =c.sin(α + β) với mọi α thì khi α = 0, ta được: 1 = Csinβ

Khi \(\alpha = {\pi \over 2} \Rightarrow 1 = C\cos \beta \)

Từ đó: C 0; \(\sin \beta = \cos \beta = {1 \over C}\)

Ta có:\(\sin \beta = \cos \beta\) \( \Rightarrow \tan \beta = 1 \) \(\Rightarrow \beta = \frac{\pi }{4} + k\pi \)

+) Nếu\(\beta = \frac{\pi }{4} + k2\pi \Rightarrow C = \sqrt 2 \)

+) Nếu\(\beta = -\frac{3\pi }{4} + k2\pi \Rightarrow C = -\sqrt 2 \)

Vậy:

\(\left\{ \matrix{
\beta = {\pi \over 4} + k2\pi \,\,(k \in Z) \hfill \cr
C = \sqrt 2 \hfill \cr} \right.\)

hoặc

\(\left\{ \matrix{
\beta = -{{3\pi } \over 4} + k2\pi \,\,(k \in Z) \hfill \cr
C = - \sqrt 2 \hfill \cr} \right.\)

Thử lại với cả hai trường hợp trên thì \(\sin α + \cos α =c.\sin(α + β)\) với mọi \(α\)

Dùng công thức biến đổi tổng thành tích, ta có:

\(\eqalign{
& \sin \alpha + \cos \alpha\cr& = \sin \alpha + \sin (\alpha + {\pi \over 2}) \cr &= 2\sin (\alpha + {\pi \over 4})cos{\pi \over 4} \cr
& = \sqrt 2 \sin (\alpha + {\pi \over 4}) \cr
& \sin \alpha + \cos \alpha = \sin \alpha - \sin ({{3\pi } \over 2} - \alpha )\cr& = 2\cos ({{3\pi } \over 4})\sin (\alpha - {{3\pi } \over 4}) \cr
& = - \sqrt 2 \sin (\alpha - {{3\pi } \over 4}) \cr} \).

Cách khác:

\[\begin{array}{l}
\sin \alpha + \cos \alpha = c\sin \left( {\alpha + \beta } \right)\\
\Leftrightarrow \sin \alpha + \cos \alpha = c\left( {\sin \alpha \cos \beta + \sin \beta \cos \alpha } \right)\\
\Leftrightarrow \sin \alpha + \cos \alpha = c\sin \alpha \cos \beta + c\sin \beta \cos \alpha \\
\Leftrightarrow \sin \alpha \left( {1 - c\cos \beta } \right) + \cos \alpha \left( {1 - c\sin \beta } \right) = 0,\forall \alpha \\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
1 - c\cos \beta = 0\\
1 - c\sin \beta = 0
\end{array} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\cos \beta = \frac{1}{c}\\
\sin \beta = \frac{1}{c}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \sin \beta = \cos \beta = \frac{1}{c}
\end{array}\]