Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 1 - bài 3 - chương 2 - đại số 9

Thay \(x=-1;y=1\) vào phương trình đường thẳng\((d):y = \left( {m - 1} \right)x + m\) ta được: \( 1 = \left( {m - 1} \right).\left( { - 1} \right) + m\) hay \(1 = - m + 1 + m\Leftrightarrow 1 = 1\) luôn đúng với mọi \(m \;(m 1)\)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3
  • LG bài 4

Đề bài

Bài 1.Vẽ đồ thị của hàm số \(y = 3x + 2.\)

Bài 2.Cho hàm số \(y = \left( {m - 2} \right)x + m.\) Tìm m để đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3.

Bài 3.Chứng tỏ rằng họ đường thằng (d) : \(y = \left( {m - 1} \right)x + m\) luôn qua điểm \(A(-1; 1)\) với mọi giá trị m \((m 1)\)

Bài 4.Cho hàm số \(y = (2m 1 )x + m\). Tìm m để đồ thị hàm số qua gốc tọa độ.

LG bài 1

Phương pháp giải:

Cách vẽ đồ thị của hàm số \(y = ax + b (a 0).\)

- Chọn điểm \(P(0; b)\) (trên trục \(Oy\)).

- Chọn điểm \(Q\left( { - \dfrac{b}{a};0} \right)\)(trên trục \(Ox\)).

- Kẻ đường thẳng \(PQ\) ta được đồ thị của hàm số \(y=ax+b.\)

Lời giải chi tiết:

Bảng giá trị:

x

0

-1

y=3x+2

2

-1

Đồ thị hàm số\(y = 3x + 2\)là đường thẳng qua hai điểm \(A(0; 2)\) và \(B(-1; -1)\).

Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 1 - bài 3 - chương 2 - đại số 9

LG bài 2

Phương pháp giải:

Đường thẳng \(y=ax+b\) có tung độ gốc là \(b\)

Lời giải chi tiết:

Theo giả thiết ta suy ra tung độ gốc của đường thẳng là \(3\) nên ta có \(m = 3\)

LG bài 3

Phương pháp giải:

Thay \(x=-1;y=1\) vào phương trình đường thẳng\((d):y = \left( {m - 1} \right)x + m\) để có 1 hệ thức đúng.

Lời giải chi tiết:

Thay \(x=-1;y=1\) vào phương trình đường thẳng\((d):y = \left( {m - 1} \right)x + m\) ta được: \( 1 = \left( {m - 1} \right).\left( { - 1} \right) + m\) hay \(1 = - m + 1 + m\Leftrightarrow 1 = 1\) luôn đúng với mọi \(m \;(m 1)\)

Vậyhọ đường thằng (d) : \(y = \left( {m - 1} \right)x + m\) luôn qua điểm \(A(-1; 1)\) với mọi giá trị m \((m 1)\)

LG bài 4

Phương pháp giải:

Thay \(x=0;y=0\) vào hàm số\(y = (2m 1 )x + m\) để tìm \(m\)

Lời giải chi tiết:

Theo giả thiết, thay \(x=0;y=0\) vào hàm số\(y = (2m 1 )x + m\)ta có: \(0 = (2m 1).0 + m m = 0\).

Vậy \(m=0.\)