Đề kiểm tra hk2 môn văn lớp 10 năm 2023-2023

Phần​

Câu​

Nội dung​

Điểm​

I​

ĐỌC HIỂU

5,0​

1​

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0.5 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5​

2​

Thể thơ: bảy chữ / thất ngôn Học sinh trả lời đúng như đáp án: 0.5 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5​

3​

Trong văn bản, nắng được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh: Nắng đã vàng hanh như phấn bay Nắng lên khói ủ mộng yên lành

  • Nắng chiều ngả bóng
  • Nắng như tơ Học sinh trả lời đúng từ 3-4 ý : [Chấp nhận chép cả câu thơ] : 0.5 điểm Học sinh trả lời được 1- 2 ý như đáp án : 0,25 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5​

4​

Nội dung hai câu thơ: “Xuân sắp sang rồi, xuân sắp qua Một năm năm mới, lại năm qua” . Mùa xuân năm mới đến, tuổi xuân sắp qua

Tâm trạng nhớ mong, chờ đợi của nhân vật trữ tình đối với người em phương xa

Học sinh trả lời đúng như đáp án : 0.5 điểm Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý như đáp án : 0,25 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,5​

0.25 0.25

5​

Nội dung chính của bài thơ:

  • Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa đông
  • Qua đó bộc lộ nỗi nhớ mong, chờ đợi, thương yêu của nhân vật trữ tình đối với người em phương xa

    Học sinh trả lời đúng như đáp án : 0.75 điểm Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý như đáp án : 0,5 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

    0,75​

6​

Biện pháp so sánh: Nắng vàng hanh với phấn bay Tăng tính gợi hình, gợi cảm, giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn. Làm nổi bật vẻ đẹp của nắng hanh, gợi liên tưởng tới hình ảnh nắng mỏng, nhẹ như phấn bay

Học sinh trả lời đúng như đáp án : 0.75 điểm Học sinh chỉ ra 1 trong 2 tác dụng về nghệ thuật như đáp án: 0.25 điểm Học sinh chỉ ra 1 tác dụng về nội dung như đáp án: 0.25 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0,25​

0.25 0.25

7​

Nhận xét về cảm xúc, tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho người em phương xa

Cảm xúc, tình cảm: + Tình yêu thương, + Nỗi nhớ mong, chờ đợi người em gái phương xa. Nhận xét: Tình cảm đẹp, đáng trân trọng, chân thành, tha thiết….

Học sinh trả lời đúng như đáp án : 0.75 điểm Học sinh chỉ ra tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình : 0,5 điểm, mỗi ý cho 0.25 điểm Học sinh nhận xét được tình cảm [ chấp nhận các cách diễn đạt khác]: 0.25 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm 0.75 0.5

0.25

8​

Bài học nào anh/ chị cảm nhận được qua bài thơ trên?

HS rút ra các bài học phù hợp qua bài thơ. Sau đây là một số gợi ý:

- Sự gắn bó, yêu mến với thiên nhiên - Trân trọng những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời thường - Yêu thương, gắn bó với những người thân yêu. Học sinh trả lời được 2 bài học trở lên : 0.75 điểm Học sinh trả lời được 1 bài học : 0.5 điểm Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: 0 điểm

0.75

II​

VIẾT

5. 0​

  1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

0,25​

b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: Giới thiệu và nêu được tầm quan trọng của vấn đề nghị luận: đi để trở về - HS giới thiệu được vấn đề: 0,25 điểm. - HS nêu được tầm quan trọng của vấn đề: 0,25 điểm

0,25​

  1. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ được suy nghĩ về quan điểm đi để trở về. Có thể theo hướng:

3.5

- Giải thích: - Đi để trở về: Con người có thể đi xa, bước chân tới những miền đất lạ nhưng không quên trở về với gia đình, với quê hương của mình. - Phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng của đi để trở về: + Con người có thể đi xa: để khám phá thế giới, để trau dồi tri thức, mở mang tầm hiểu biết, tìm kiếm những cơ hội từ đó trưởng thành hơn…. + Đi để trở về với quê hương và gia đình: Đây là đạo lí cao quý của dân tộc: uống nước nhớ nguồn; gia đình, quê hương là nơi sinh ra, là nơi có những người thân yêu, là nơi đong đầy những kỉ niệm; Trở về để tìm thấy sự bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Trở về để được tiếp thêm động lực và sức mạnh…. - Bàn luận, mở rộng vấn đề: + Phê phán những người không dám mạo hiểm đi đến những vùng đất mới, những con người đi xa mà quên đi quê hương, gia đình + bài học: dám dũng cảm bước đi chinh phục những chân trời mới lạ, luôn khắc ghi, nhớ ơn quê hương, gia đình Hướng dẫn chấm: + Học sinh trình bày đầy đủ, sâu sắc, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục: 3.5 điểm. + Học sinh trình bày đầy đủ nhưng chưa sâu sắc: 2.5 điểm - 3 điểm. + Học sinh trình bày chưa đầy đủ, lí lẽ, dẫn chứng chưa thuyết phục: 1 điểm – 2.0 điểm. + Học sinh trình bày sơ sài: 0,5 – 1 điểm + HS làm sai hoặc không làm: 0 điểm

  1. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,5​

  1. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

0,5​

I + II

10​

Chủ Đề