De thi học sinh giỏi Văn cấp trường lớp 6 năm 2022 2022

51 đề thi học sinh giỏi Văn 6 năm 2021 - 2022

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống mang tới 51 đề ôn thi HSG Văn 6, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để giao đề ôn tập học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề ôn thi học sinh giỏi Văn 6 sách Cánh diều. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2021 - 2022

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5 ĐIỂM)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

Câu 2(1.0 điểm). Ghi lại các 2 từ đơn, 2 từ ghép có trong đoạn thơ trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào? (Trả lời khoảng 2 dòng).

Câu 5(1.0 điểm). Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trả lời khoảng 3 - 4 dòng).

PHẦN II. VIẾT (5 ĐIỂM)

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ( lưu ý: không sử dụng các truyện có trong SGK Ngữ văn 6).

Đáp án đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu Yêu cầuĐiểm
I. Đọc hiểu

1

(1.0 điểm).

- Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

- Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái.

0,5đ

0,5đ

2

(1.0 điểm).

Ghi lại các 2 từ đơn: như, nước, chảy, ra, thờ, kính,...

Ghi lại các 2 từ ghép: Công cha, Thái Sơn, nghĩa mẹ, ...

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

(1.0 điểm).

- Câu “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép so sánh

- Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha...

0,5đ

0,5đ

4

(1.0 điểm).

Câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ...

1.0

5

(1.0 điểm).

HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:

- Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nói ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.

- Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân
- Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người

- Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm...

1,0đ

HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục...

Phần II. Viết

Hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết mà em đã đọc hoặc nghe kể ...

a. Yêu cầu Hình thức

- Thể loại: Tự sự

- Ngôi kể: Thứ 3. Truyện ngoài SGK.

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b. Yêu cầu nội dung

a. Mở bài: - Giới thiệu câu chuyện.

0,5đ

b. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc theo cốt truyện đã đọc/nghe.

- Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.

- Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc.

3,0đ

c. Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

TRƯỜNG THCS

 XUÂN DƯƠNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI

MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU ( 6,0 điểm)

Đọc hai đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới

Con bắt gặp mùa xuân

Trong vòng tay của mẹ

Ước chi vòng tay ấy

Ôm hoài tuổi thơ con

(Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)

Ánh mắt bố thân thương

Rọi sáng tâm hồn bé

Và trong bầu sữa mẹ

Xuân ngọt ngào dòng hương

(Mùa xuân của bé, Lâm Thị Quỳnh Anh)

Câu 1. (1 điểm): Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ đó?

Câu 2. (1 điểm): Hai đoạn thơ có điểm gì chung về nội dung.

Câu 3. (2 điểm): Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ?

Câu 4. (2 điểm): Theo em từ hai đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc điều gì?

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)

Câu 1. (4 điểm) Em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau:

Ước chi vòng tay ấy

Ôm hoài tuổi thơ con.


                     (Vòng tay mùa xuân, Hoàng Như Mai)

Câu 2. (10 điểm)

Một buổi sáng, em đi đến trường sớm để tưới nước cho bồn hoa trước lớp. Một cây hoa đang ủ rũ vì bị ai đó vặt lá, bẻ cành, làm rụng hết cánh hoa. Em nghe như nó thủ thỉ kể về chuyện đó. Hãy kể lại câu chuyện buồn của hoa.

—————–HẾT—————-

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm)

Câu 1

Hai đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Phương thức biểu đạt của hai đoạn thơ là biểu cảm.

Câu 2

Điểm chung trong nội dung của hai đoạn thơ: bộc lộ được niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi người con khi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ.

Câu 3

– Từ “xuân” trong hai đoạn thơ được dùng theo nghĩa chuyển.

– Ý nghĩa của từ “xuân” trong hai đoạn thơ:

+Xuân (đoạn 1): là tình yêu thương của mẹ đối với tuổi thơ của bé. Bé ước mãi được ở trong vòng tay yêu thương, ấm áp ấy.

+Xuân (đoạn 2): dòng sữa mẹ ấm áp là mùa xuân nuôi bé lớn với nghĩa đầy đủ nhất cả về vật chất và tinh thần.

Câu 4

HS có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hướng tới giải quyết những điều gửi gắm của tác giả. Dưới đây là một số gợi ý

– Tình cảm của cha mẹ dành cho con cái là thiêng liêng, cao đẹp.

– Mỗi người con cảm thấy hạnh phúc, sung sướng khi được sống trong vòng tay yêu thương, ấm áp nghĩa tình của cha mẹ.

– Mỗi chúng ta cần có ý thức trân quý, xây dựng gia đình hạnh phúc….

II. PHẦN LÀM VĂN ( 14,0 điểm)

Câu 1. (4,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ

*Yêu cầu chung

– Đảm bảo thể thức của một đoạn văn.

– Xác định đúng nội dung: Mong ước được sống trong tình mẹ.

* Yêu cầu cụ thể

– Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: HS có nhiều cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo nội dung sau:

+ Hai câu thơ thể hiện mong muốn ngây thơ, hồn nhiên được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. Đó là mong ước giản dị được mẹ ôm, được mẹ vỗ về…

+ Đó là cách “làm nũng” đáng yêu vô cùng, thể hiện tình cảm trong sáng của trẻ thơ. Được sống trong tình mẹ là niềm hạnh phúc và mong ước của mỗi người.

– Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

– Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Câu 2. (10 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự (kể chuyện tưởng tượng: Bố cục ba phần, trình bày các sự việc rõ ràng, trình tự hợp lý; biết xây dựng nhân vật, cốt truyện; ngôi kể phù hợp(ngôi thứ nhất); lời kể tự nhiên, sinh động.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Cây hoa kể lại chuyện buồn của mình cho em nghe khi nó bị ai đó bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa.

c. Triển khai hợp lý nội dung câu chuyện: Vận dụng tốt các yếu tố kể, tả, biểu cảm để có thể viết hoàn chỉnh bài văn theo yêu cầu sau

*Mở bài:

Giới thiệu nhân vật, tình huống truyện

*Thân bài:

– Cây hoa tự giới thiệu về bản thân: đẹp, hoàn hảo, đang khoe sắc, tỏa hương làm đẹp cho ngôi trường, được nhiều bạn học sinh chú ý, khen ngợi. Nó cảm thấy hãnh diện, tự hào.

– Cây hoa kể chuyện bị bẻ cành, vặt lá, bị rụng hết cánh hoa (kết hợp kể, tả biểu cảm)

– Cây hoa đau đớn, xót xa khi mình bị tổn thương và cảm thấy rất buồn trước hành vi phá hoại môi trường, hủy hoại cây xanh (kết hợp kể, tả biểu cảm)

– Lời nhắc nhở và mong muốn của cây với những học sinh (nói riêng) và con người (nói chung)

*Kết bài:

Suy nghĩ của người kể và lời nhắn gửi tới mọi người.

d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, đan xen được lời kể của nhân vật và cảm xúc, suy nghĩ của người lắng nghe, có suy nghĩ riêng, cách truyền đạt riêng về thông điệp nhắn gửi.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng việt.

Câu 1 : (4 điểm)                                                                                                                                 

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau :

“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ : hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng”.

(Vũ Tú Nam)

Câu 2:( 6 điểm):  Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:

           CHIẾC BÌNH NỨT

     Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước.Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.

      Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.

      Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.

      Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy.

Câu 3 : (10 điểm)

Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1 : (4 điểm)                                                                                                                                 

– Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ  nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.

Câu 2:( 6 điểm).

Yêu cầu;

1.Kĩ năng: ( 1 điểm)

– Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.

– Diễn đạt lưu loát.

2.Nội dung( 5 điểm)

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:

      Đây là câu chuyện giàu tính triết lý về những vấn đề nhân sinh quan trong cuộc sống,những giá trị mang tính chất bền vững trong đời sống hiện tại và mãi mãi với đời sau.

Câu 3 : (10 điểm)                                                                                                                               

A – Yêu cầu chung : Nhập vai “Mùa Xuân” để kể và tả về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống đầm ấm hạnh phúc của con người mỗi khi Tết cổ truyền đến và mùa xuân tới. Lời văn trôi chảy tự nhiên biểu cảm nội dung cân đối. Mắc không quá 5 lỗi.

B -Yêu cầu cụ thể :

Mở bài: 

Thân bài:

Kết bài:                                                                                                                                

—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)—

Câu 1 🙁 4 điểm )

Tìm và phân tích tác dụng của  biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

(Trích  Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ, Ngữ văn 6 tập II)

Câu 2: ( 6 điểm )

BÀN TAY CÔ GIÁO

    Trong ngày Lễ Tạ Ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao.Tuy nhiên cô nghĩ rằng hầu hết các học sinh của mình sẽ vẽ những bức tranh về gà tây hay những chiếc bàn đầy thức ăn. Nhưng cô đã sửng sốt với bức tranh của bé Douglas, bức tranh một bàn tay được vẽ bằng nét trẻ thơ rất đơn giản.

   Nhưng bàn tay đó là của ai? Cả lớp đều bị cuốn hút với hình ảnh trừu tượng đó.

   – Em nghĩ đó chắc là bàn tay của Chúa mang thức ăn đến cho chúng ta – một em nói.

   – Của một người nông dân- một em khác lên tiếng- bởi vì ông ta nuôi gà tây.

   Cuối cùng khi những em khác đang làm bài, cô giáo đến bên bàn Douglas và hỏi:

   – Đó là bàn tay cô! Thưa cô! Em thầm thì.

   Cô nhớ lại rằng vào giờ giải lao cô thường hay dắt tay Douglas, một đứa bé cô độc ít nói. Cô cũng thường làm thế với những bạn khác nhưng với Douglas điều đó có ý nghĩa rất lớn. Có lẽ đây là Lễ Tạ Ơn dành cho mọi người, không phải cho những vật chất mà chúng ta nhận được, mà là cho những điều, dù rất nhỏ nhoi khi ta trao tặng cho người khác.

                                                                                          (Theo Hạt giống tâm hồn 1)

Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện trên.

Câu 3: ( 10 điểm )

Trong mơ, em được gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích

đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.

—————-HẾT—————

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

 Câu 1 🙁 4 điểm )

Yêu cầu:

1, Kĩ năng: ( 0,5 điểm)

   – Trình bày  suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.

   – Diễn đạt lưu loát.

2, Nội dung: (3,5 điểm)

       Xác định được biện pháp tu từ so sánh

– So sánh ngang bằng: Như nằm trong giấc mộng : ( 0,5 điểm)

Câu 2: ( 6,0 điểm )

Yêu cầu:

1, Kĩ năng: (1 điểm)

   – Trình bày  suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.

   – Diễn đạt lưu loát.

2, Nội dung: (5 điểm)

   Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:

– Trong cuộc sống, không phải chúng ta chỉ biếu cho vật chất, mà chúng ta còn có thể tặng cho nhau những điều khác nữa, dù điều đó rất nhỏ mang ý nghĩa về tinh thần như biếu tặng nhau một câu chào hỏi, một lời cảm ơn hay xin lỗi, cho nhau một nụ cười cảm thông thân ái, hay một bờ vai cho ai đó khi họ bị khổ đau không đứng vững giữa cuộc đời, hoặc một cái bắt tay thân thiện truyền cho nhau niềm tin yêu vào cuộc sống này…và còn rất nhiều cái cho không mất tiền khác không thể kể hết. Bạn không bao giờ biết được niềm hạnh phúc mà một điều đơn giản nhỏ bé ấy mang lại cho người khác có một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Cô bé Douglas trong câu chuyện trên đã có được niềm hạnh phúc lớn lao từ những điều nhỏ bé như vậy.(1,5 điểm)

– Nêu bài học sâu sắc về tình thương, sự quan tâm đến người khác:

Câu 3: ( 10 điểm )

a. Yêu cầu về kĩ năng:

– Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.

– Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích.

—(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)—

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HSG môn Ngữ văn 6 năm 2022 Trường THCS Xuân Dương có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Reader Interactions