Dê xồm có nghĩa là gì năm 2024

Trước tiên, nói đến con dê là nói đến loài thú có vú, có sừng, sừng rỗng, cong hình cung về phía sau; đuôi ngắn, bụng to, lông nhiều; ở cằm có túm lông dài giống chùm râu, dân gian gọi là râu dê. Về túm lông ở cằm dê này, đặc biệt dê đực và dê cái đều có. Từ đó dân gian có câu đố: Người chẳng ra người, ma chẳng ra ma/Đít thì đàn bà, đầu thì đàn ông thì đó là con dê cái đích thực rồi!

Trước tiên, nói đến con dê là nói đến loài thú có vú, có sừng, sừng rỗng, cong hình cung về phía sau; đuôi ngắn, bụng to, lông nhiều; ở cằm có túm lông dài giống chùm râu, dân gian gọi là râu dê. Về túm lông ở cằm dê này, đặc biệt dê đực và dê cái đều có. Từ đó dân gian có câu đố: Người chẳng ra người, ma chẳng ra ma/Đít thì đàn bà, đầu thì đàn ông thì đó là con dê cái đích thực rồi!

Trong các loài dê, có loài dê đực già, có bộ râu cằm dài, rậm lông, nên dân gian gọi là dê xồm, dê cụ, thường giữ trọng trách dê chúa của một đàn dê. Có người cũng để râu giống con dê như thế nên thường bị chọc ghẹo là người có râu dê, lại còn bỏm bẻm râu dê - là nhai nhóc nhách luôn miệng như dê! Hình dáng bên ngoài con dê dưới cái nhìn dân gian không có gì đẹp đẽ, chỉ thấy hàm râu là nổi bật. Trong bài Vè 12 con giáp, dân gian miêu tả hình dáng con dê như sau: Tuổi Mùi con dê chà/Có sừng có gạc, râu ria um tùm.

Người đời thường thấy loài dê hoạt động sinh dục rất mạnh, một con dê đực có thể phối giống liên tục cho cả đàn trăm con dê cái mà không mất sức, cho nên người có tính ve vãn, chọc ghẹo phụ nữ, hiếu sắc cũng được người đời gán cho cái tên dê xồm, dê cụ hay người có máu dê. Trong tác phẩm Lục Vân Tiên, cụ Đồ Chiểu đã gán cho nhân vật Bùi Kiệm có máu này: Còn ngươi Bùi Kiệm máu dê/Ngồi chề bề mặt như sề thịt trâu. Hay: Một ngươi Bùi Kiệm chẳng đi/Trong lòng hổ thẹn mình vì máu dê. Người có máu… dê cũng được gọi là người ba mươi lăm. Có người cho rằng con số 35 là con số chơi trong bài bạc, như số đề chỉ con dê là số 35. Trong trò chơi đánh đề, mỗi con số có hình vẽ một con vật, số 35 vẽ hình con dê. Còn trong bài Vè lô tô, con số 35 được hô như sau: Bàng Hồng che giấu công chúa Phi Long, nhưng già phải lòng, ép duyên giai ngẫu. Thói hư tật xấu, có dịp phơi bày. Già dê trổ tài, muốn ăn rau răm là con ba mươi lăm. Nhưng có điều đặc biệt, người bị cho là có máu dê là người nam, người nữ không ai gán ghép.

Cày ruộng có trâu, nhưng có anh nông dân… ngủ gật nào đó đi mua dê về… cày: Buồn ngủ buồn nghê/Bán bò tậu ruộng mua dê về cày/Đồn rằng dê đực khỏe thay/Bắt ách lên cày, nó lại phá ngang. Chức năng dê đực không phải là cày ruộng, nó chỉ… khỏe trong việc khác. Từ đó suy ra, việc dùng người không đúng khả năng, cũng như dùng dê trong việc cày ruộng vậy thôi!

Trong ngôn ngữ Việt, từ dê còn được dùng để gọi những gì giống về hình dáng, về các cơ quan trong, ngoài cơ thể con dê. Như có loại cà, trái màu tím, đầu trên nhỏ, đầu dưới đùn to như cái bọc gần giống tinh hoàn của dê, dân gian gọi là cà… dái dê. Đường đi quanh co uốn khúc chật hẹp hoang vắng được ví với ruột dê: Đường đi quanh quất ruột dê/Chim kêu vượn hú dựa kề bên non. Còn nữa, dê là loài thú thường toát ra mùi hôi thối như loài cừu. Cho nên, người ăn ở mất vệ sinh cũng được ví với loài dê:… Bẩn như thợ nề/Chỗ ăn chỗ ở như dê nó nằm. Lại còn cho rằng người mà vô lễ khác gì muông dê. Ngay cái việc người vợ bị chồng chê cũng giết dê ăn mừng: Chồng chê thì mặc chồng chê/Đây ta cứ việc giết dê ăn mừng.

Người vợ khuyên người chồng hay lăng nhăng với người phụ nữ khác cũng lôi con dê ra để ví von: Chớ quen bán chó mua dê/Vui cùng hạc nội, ham chi gà lồng. Vì họ cho rằng: Con dê con ngựa khác dòng/Ai cho con ngựa lộn cùng con dê. Họ luôn cảnh báo chồng mình: Thế gian ba sự nên chừa/Rượu nồng, dê béo, gái vừa đương xuân.

Chị ru em ngủ cũng đem con dê ra ngâm: Em tôi buồn ngủ buồn nghê/Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi)/Con tằm chín đỏ, để lại mà nuôi/Con dê chín mùi, làm thịt em ăn.

Dê có sừng, nhưng con người có khi bị người khác cho/coi là “mọc sừng”, có nghĩa là anh chồng nào đó có vợ... ngoại tình, “cắm sừng” lên đầu anh ta, cho nên có cảnh vui: Mày về thời mặc mày về/Ta còn ở lại xem dê mọc sừng.

Tiết dê cũng được nhắc đến, nhưng không phải ở tiệc nhậu mà dùng để uống máu ăn thề của đôi nam nữ yêu nhau thề quyết lấy nhau: Tay em cầm con dao, tay em cầm cái rổ, cắt cổ con dê/Lấy huyết uống, ta thề/Sống mà không lấy được bạn, chết táng mả kề bên nhau. Mối tình thật sâu đậm và cũng là dịp con dê thấy huyết của mình đã được đưa vào đời sống tình cảm của con người, còn hơn là đem máu thịt dê của mình vào việc dâng lễ Tam sanh cùng với bò (hay trâu), heo trong lễ Thái lao, là lễ tế của bậc thiên tử, đồ lễ gồm các con dê, bò, heo.

Trong truyện thơ dân gian, có truyện Lục súc tranh công (sáu con vật tranh công với nhau: gà, chó, trâu, heo, ngựa và dê), tác giả khuyết danh. Trong truyện, con dê cho rằng mình vốn thật thuộc về việc tế lễ… Để dành khi tế thánh, tế thần, lại có thuở kỳ yên, kỳ phước. Hễ có dịp lấy dê làm trước. Dê dâng vào, người mới lạy sau… để thấy rõ hơn thân phận của con dê trong sinh hoạt tín ngưỡng của dân tộc. Người xưa bàn luận rằng, trong ngũ thường có nhân, nghĩa, lễ, trí tín, thì NGHĨA là việc đáng nên làm vì theo lẽ phải, theo đạo làm người, đôi khi phải hy sinh cái ta để thực hiện. Trong Hán tự, chữ NGHĨA gồm hai thành phần kết hợp, đó là chữ DƯƠNG - là con dê, ở trên chữ NGÃ là cái ta. Vì thế, việc con dê hy sinh thân mình trong lễ tế thần, đem lại ấm no hạnh phúc an lành cho nhân dân là việc NGHĨA. Ngay việc làm đình làm chợ, cũng lấy dê trảm thảo, bồi cơ, là giết dê để tế thần ngày phát cỏ (trảm thảo), đắp nền (bồi cơ). Rồi đến ngày mạng tướng xuất sư cũng lấy dê khẩn cầu tổ đạo, lên đường xuất quân cũng làm dê tế cờ. Ngay cả lễ cốc sóc là cứ đến ngày mồng một mỗi tháng, các vua chư hầu giết dê làm lễ cúng ở Thánh Miếu …

Dê cũng có lòng can đảm của nó, nhất là dê sống theo bầy đàn. Do đó, trong Hán tự, khi tạo ra chữ QUẦN có nghĩa là bầy đàn, một nhóm đông thì người ta dùng chữ QUÂN để biểu âm và chữ DƯƠNG là con dê, phản ánh được đặc tính của chúng. Và không phải lúc nào cũng có thể lùa dê vào miệng cọp được như dân gian đã thể hiện: Đàn dê lên rừng/Thấy hang hổ xám/Thì dừng lại ngay/- Hổ xám có nhà không?- Hổ xám còn rình mồi/- Hổ xám rình mồi gì?- Rình mồi bắt dê đầu đàn/Dê đầu đàn húc lại/Hổ xám rình bắt dê con/Dê con chạy nhanh/Cả đàn che chở… Đó là lời ca của một trò chơi trẻ con, nhưng cũng phản ánh được tính sống hợp quần, đoàn kết, can đảm của loài dê.