Đi thi học sinh giỏi nói tiếng anh là gì năm 2024

Cách ra đề thi tiếng Anh hiện nay đã khiến học sinh giỏi mất động lực học khi theo học chương trình tiếng Anh phổ thông

ĐÌNH HUY

Đề thi quá buồn chán!

Theo cô Lê Thị Thu Hương, giáo viên Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng [TP.Vinh, tỉnh Nghệ An], đề thi môn tiếng Anh năm nay cũng giống đề thi vài năm gần đây, về cơ bản là rất dễ, hỏi các vấn đề tương đối giống nhau, độ khó như nhau…

Học sinh có kiến thức cơ bản nhìn chung là dễ dàng đạt điểm 8 trở lên. Các nội dung hỏi là các vấn đề ngữ pháp cơ bản của chương trình THPT môn tiếng Anh [chương trình cũ]: mạo từ, bị động, trực tiếp, gián tiếp…, có rất ít từ mới. Nói chung, đề thi rất "tạo điều kiện" cho thí sinh trung bình và kể cả yếu.

Nhưng với học sinh giỏi thì đề thi không cho các em cơ hội thể hiện. Thời gian làm bài của đề là 60 phút, nhưng với những em giỏi thì chỉ cần 15 - 20 phút là đã có thể làm xong bài.

Với cách ra đó, nếu chỉ là đề thi tốt nghiệp thì có thể là phù hợp. Nhưng nếu là đề để cho đối tượng cần điểm tiếng Anh xét tuyển đại học thì đây là đề thi quá buồn chán, gần như không có bất kỳ thách thức nào với đối tượng học sinh này. Kiến thức được kiểm tra trong đề vừa hẹp, vừa nông.

"Kiến thức tiếng Anh trong 3 năm THPT có nhiều vấn đề, nhưng kiểu ra đề hiện nay không bao quát được các vấn đề đó. Số lượng câu hỏi giới hạn, chia đều cho cả từ vựng, cả ngữ pháp [thêm mấy câu cho bài đọc nữa], nên người ra đề dẫu có muốn hỏi về các vấn đề hay thì cũng không đủ chỗ.

Giám khảo cũng không thể hỏi sâu hơn do còn phải cân đối nội dung hỏi phù hợp với học sinh các vùng miền. Đã vậy, nhiều câu hỏi vốn đã dễ mà đáp án còn "lộ thiên", tức là phương án sai - đúng hiển nhiên quá", cô Hương nhận xét.

Học sinh giỏi vẫn có thể bị "tuột" mất điểm 10

Cũng theo cô Hương, một mặt đề rất dễ, hầu như không có thách thức nào với học sinh giỏi, nhưng oái oăm thay, các em đạt được điểm 10 không dễ, bởi phụ thuộc vào yếu tố "may mắn".

Như trên đã nói, nội dung đề nhìn chung là loanh quanh ở một số kiến thức ngữ pháp rất cơ bản, được hỏi ở mức độ dễ, nhưng lại có một số câu hỏi nhằm phân hóa thí sinh lại khó theo kiểu "đánh đố". Các câu phân loại này chủ yếu rơi vào các câu hỏi sử dụng ngữ liệu là các thành ngữ, không có trong sách giáo khoa, không nằm trong kiến thức cơ bản của chương trình tiếng Anh [nhưng học sinh đã được biết trước đề sẽ có những câu kiểu này vì đề minh họa đã giới thiệu - PV].

Khi đặt ra những câu hỏi này, người ra đề muốn kiểm tra vốn kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ Anh của người học. Để làm được, các em phải đọc nhiều, phải am hiểu văn hóa Anh thể hiện qua việc nắm bắt được một số thành ngữ. Nhưng kho tàng văn hóa ngôn ngữ Anh cũng như kho tàng văn hóa ngôn ngữ Việt, số lượng thành ngữ rất nhiều, học bao nhiêu cũng là chưa đủ.

Nếu khi đi thi, gặp phải một câu đố điền từ trong một thành ngữ, em nào may mắn đã từng gặp thành ngữ đó rồi thì sẽ làm được; nếu chưa thì chỉ còn cách… đoán mò. Cho nên, có những em rất giỏi cũng không làm được những câu này, trong khi em không giỏi bằng nếu ăn may thì làm được.

Cô Hương nêu ví dụ, câu 11 mã đề 407; trong câu này, đề thi đưa ra một thành ngữ, "buy a pig in…" ["mua lợn trong…"], thiếu một từ, kèm theo 4 phương án, trong đó có một phương án đúng. Em nào đã từng được biết câu thành ngữ này thì chọn được ngay, em nào chưa từng biết thì đoán theo một số quy luật dùng thành ngữ trong tiếng Anh [ví dụ phía trước dùng âm nào thì phía sau dùng âm đó].

Theo mẹo đoán thành ngữ tiếng Anh, từ trước là "pig…" thì từ thiếu thường là một từ có âm p. Nhưng trong 4 phương án của câu hỏi có tới 2 phương án có âm p, là [in a] poke, và [in a] pack, cho nên nếu đã phải đoán thì hên xui 50 - 50.

"Là một nhà sư phạm, tôi không thấy đây là một cách hỏi tốt để đánh giá học sinh ở mức giỏi. Có thể có 2 em đam mê ngôn ngữ và văn hóa Anh như nhau, cùng đọc nhiều. Một em đọc cuốn A, một em đọc cuốn B. Mà thành ngữ đó được bắt gặp trong cuốn B, thì lợi thế thuộc về em đọc cuốn B. Tất nhiên, em đã đọc cuốn B xứng đáng được điểm 10, nhưng cũng không thể nói em A không xứng đáng điểm 10", cô Hương bình luận.

Với những nội dung đã phân tích ở trên, cô Hương khẳng định không một giáo viên dạy tiếng Anh nào có thể cho rằng kiểu ra đề thi tiếng Anh như nhiều năm nay là kiểu ra đề thi hay, hữu ích, tác động tích cực trở lại việc dạy học tiếng Anh trong trường phổ thông.

"Kiểu ra đề đó triệt tiêu động lực học trên lớp môn tiếng Anh của những học sinh giỏi. Cho nên, từ mấy năm nay, giáo viên tiếng Anh ở các trường khu vực thành phố kêu trời vì không biết dạy thế nào cho hay, cho thu hút được học sinh", cô Hương chia sẻ.

TIẾNG ANH LÀ 1 TRONG 3 MÔN XÉT HỌC SINH GIỎI

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 26 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trong đó có danh hiệu học sinh Giỏi sẽ xét điểm tiếng Anh.

Trước đó, ngoài tiêu chí điểm trung bình tất cả các môn phải trên 8 phẩy thì hai môn chính Toán và Ngữ văn, học sinh cũng phải đạt điểm trên 8 phẩy thì mới đủ điều kiện đạt danh hiệu học sinh Giỏi.

Mới đây, trong Thông tư 26 vừa được ban hành thì học sinh Giỏi chỉ cần 1 trong 3 môn chính: Toán, Văn, Anh từ 8 phẩy trở lên là đã đảm bảo điều kiện. Đi kèm với việc nới lỏng này thì Thông tư cũng bổ sung thêm điểm của môn Tiếng Anh vào xét danh hiệu học sinh giỏi Cụ thể, để đạt loại Giỏi, học sinh cần đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

Điểm trung bình các môn học từ 8 điểm trở lên, trong đó điểm trung bình của một trong ba môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của các trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 và các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Tương tự, việc xếp loại Khá, Trung bình, điểm trung bình vẫn theo thông tư cũ nhưng Thông tư 26 đã nới rộng hơn khi đưa thêm môn Ngoại ngữ và chỉ cần một trong ba môn đạt chuẩn là đạt.

Như vậy, có thể thấy tiếng Anh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tất cả các cấp học, và dần trở thành môn học bắt buộc để xét tuyển.

Với thay đổi chương trình theo định hướng Giao tiếp, các khóa học tại Dream Sky hoàn toàn chủ động thích ứng nhờ nền tảng vững vàng nhờ: ➤ Học tập trong môi trường Quốc tế với 100% Giáo viên bản ngữ đạt chuẩn bằng cấp đến từ Anh, Mỹ, Úc ➤ Phát triển chuyên sâu 4 Kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết theo chuẩn Cambridge ➤ Thành thạo kỹ năng thiết yếu: thuyết trình, tư duy phản biện, ICT, viết sáng tạo,... đáp ứng yêu cầu trên lớp ➤ Nâng tầm hiểu biết về kiến thức văn hóa, xã hội, thế giới, tăng khả năng tiếp cận và khám phá tri thức.

✍️Để tham khảo chương trình học cho con, bố mẹ vui lòng inbox Fanpage hoặc liên hệ Hotline: 039.202.8585

Thi học sinh giỏi tiếng Anh gọi là gì?

Good student selection exam.

Giải ba quốc gia tiếng Anh là gì?

Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia Việt Nam hay Giải hạng Ba [tiếng Anh: Vietnamese Football League Third Division] là một giải bóng đá ở Việt Nam. Đây là hạng đấu thứ 4, thấp nhất trong hệ thống giải bóng đá nam Việt Nam, xếp sau V. League 1 [Giải vô địch Quốc gia], V.

Đội tuyển HSG là gì?

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông [viết tắt là Kỳ thi HSGQG] là kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia dành cho học sinh bậc trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức vào tháng 12 hằng năm.

Học sinh giỏi cấp thành phố là gì?

Học sinh giỏi cấp thành phố là một danh hiệu hoặc tước hiệu được trao cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc và nổi bật tại cấp thành phố. Đây là một danh hiệu cao nhất trong hệ thống xếp loại và thường được trao cho những học sinh vượt qua các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra ở cấp thành phố.

Chủ Đề