Dịch vụ công trực tuyến hải quan

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN DÀNH CHO NGƯỜI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

12/14/2016

11 Comments

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN DÀNH CHO NGƯỜI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN.

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN DÀNH CHO NGƯỜI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN DÀNH CHO NGƯỜI LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
1. Trang chủ
2. Đăng ký tài khoản
3. Đăng nhập
4. Tạo mới hồ sơ
5. Xem danh sách hồ sơ của Người làm thủ tục Hải quan
5.1 Thêm mới thủ tục trong màn hình Quản lý hồ sơ Hải quan
5.2 Xem chi tiết thông tin hồ sơ Hải quan
5.3 Sửa hồ sơ Hải quan
6. Người làm thủ tục nhận kết quả xử lý của Hải quan

Tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm dịch vụ công trực tuyến dành cho người làm thủ tục hải quan. from CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT

Dịch vụ công trực tuyến hải quan

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TỔNG QUÁT KHAI - NỘP, TIẾP NHẬN PHÂN CÔNG, XỬ LÝ, TRẢ KẾT QUẢ HỒ SƠ DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA HẢI QUAN.

Danh mục 46 Thủ tục hành chính triển khai Dịch vụ công trực tuyến năm 2016 của Tổng cục Hải quan.

Dịch vụ công trực tuyến hải quan

Dịch vụ công trực tuyến hải quan

Dịch vụ công trực tuyến hải quan

Dịch vụ công trực tuyến hải quan

Dịch vụ công trực tuyến hải quan

Dịch vụ công trực tuyến hải quan

Mời tham khảo thêm:

-TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CỔNG THÔNG TIN KIỂM TRA CHUYÊN NGÀNH TẠI HẢI QUAN TP. HCM.

-THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC CŨ - ĐÃ QUA SỬ DỤNG THEO QUY ĐỊNH MỚI ÁP DỤNG KỂ TỪ NGÀY 01/07/2016.

11 Comments

41 thủ tục được triển khai chính thức

Hệ thống DVCTT trong lĩnh vực hải quan được Tổng cục Hải quan triển khai vận hành thí điểm từ ngày 01/01/2017 đến 25/01/2017 và được đi vào hoạt động chính thức từ ngày 01/03/2017. Để thực hiện yêu cầu của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan lựa chọn 41 thủ tục hành chính để thực hiện trên Hệ thống DVCTT. 41 thủ tục trên đã được khảo sát kỹ tại các đơn vị hải quan và là những thủ tục có số lượng thực hiện nhiều. Trong đó, lượng thủ tục ở các chi cục là chủ yếu như: Thủ tục hủy tờ khai hải quan; bổ sung thông tin trên hồ sơ khai hải quan; thủ tục xác nhận tờ khai nguồn gốc xe ô tô, xe hai bánh gắn máy nhập khẩu; phân loại máy liên hợp hoặc tổ hợp máy; sao y tờ khai hải quan; hoàn thuế theo Thông tư 38/2015/TT-BTC; xét giảm thuế đối với hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình giám sát; xét miễn thuế quà biếu, quà tặng, hàng mẫu…

Việc triển khai chính thức Hệ thống DVCTT là bước đi quan trọng trong cải cách, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Ví dụ như với trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung, nếu thực hiện qua giao dịch trực tiếp tại cơ quan Hải quan, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian đi lại để chỉnh sửa, bổ sung. Nhưng với phương thức giao dịch trực tuyến việc này sẽ được thực hiện qua mạng internet.

Sử dụng Hệ thống DVCTT như thế nào?

Việc thực hiện các thủ tục qua Hệ thống DVCTT khá đơn giản. Trước tiên, doanh nghiệp hoặc cá nhân cần có tài khoản đã đăng ký với cơ quan Hải quan (sử dụng tài khoản trên Hệ thống VNACCS/VCIS hoặc đăng ký tài khoản mới theo hướng dẫn trên cổng thông tin Hệ thống DVCTT).

Sau khi có tài khoản, để nộp hồ sơ, doanh nghiệp hoặc cá nhân cần chuẩn bị kỹ hồ sơ theo quy định. Đối với mỗi thủ tục được cung cấp DVCTT, Tổng cục Hải quan đều đăng tải hướng dẫn, trình tự thực hiện theo quy định hiện hành. 

Ví dụ như trường hợp thực hiện thủ tục hủy tờ khai đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm, hệ thống có hướng dẫn chi tiết gồm: Trình tự thực hiện; cách thức thực hiện; thành phần, số lượng hồ sơ…

Đặc biệt nếu người làm thủ tục nộp hồ sơ điện tử vào Hệ thống DVCTT thì không phải nộp hồ sơ giấy, trừ các trường hợp phải nộp/xuất trình các chứng từ là bản giấy như đã được hướng dẫn tại mục 3, công văn 17663/BTC-TCHQ ngày 13/12/2016 của Bộ Tài chính. Đối với đối tượng nộp hồ sơ là Doanh nghiệp thì đề nghị phải ký số lên các file thuộc thành phần hồ sơ trước khi đính kèm và nộp cho cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống DVCTT.

Hệ thống DVCTT của ngành Hải quan sẽ vận hành liên tục 24/7 để tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp chuyển đến.

Nguồn: P.Hợp đồng (sưu tầm)

+ Bước 1: Người khai hải quan khai bổ sung các chỉ tiêu trên tờ khai hải quan.

+ Bước 2: Cơ quan hải quan xem xét, chấp nhận nội dung khai bổ sung của người khai hải quan.

Các trường hợp được khai bổ sung: a) Người khai hải quan được khai bổ sung hồ sơ hải quan sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan; b) Người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra; c) Người khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan sau thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa nhưng trước khi thông quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; d) Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đ) Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Việc khai bổ sung theo quy định tại điểm b, điểm d nêu trên chỉ được thực hiện đối với hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng quản lý chuyên ngành, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, Danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.