Điểm thi học sinh giỏi lớp 9 năm 2022-2022 đà nẵng

10:58, 21/08/2021 [GMT+7]

ĐNO - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT. 

Thông tư hiệu lực từ ngày 5-9 và áp dụng cho học sinh lớp 6 trong năm học 2021-2022. Những năm tiếp theo, thông tư áp dụng theo lộ trình năm học 2022-2023 đối với lớp 7, lớp 10; 2023-2024 đối với lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 áp dụng đối với lớp 9, lớp 12.

Thông tư mới quy định chỉ tính điểm trung bình theo từng môn chứ không yêu cầu cộng điểm trung bình tất cả môn học để cho ra một mức điểm xếp loại học lực như trước. Như vậy, bảng điểm của học sinh sẽ không còn dòng điểm trung bình tất cả môn - vốn là tiêu chí quan trọng để xếp loại học lực.

Cùng với thay đổi trên, kết quả học tập của học sinh trong một kỳ hay cả năm học sẽ theo một trong bốn mức, gồm: tốt, khá, đạt và chưa đạt, thay vì xếp loại học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như trước.

Học sinh được xếp loại "tốt" nếu các môn đánh giá bằng nhận xét ở mức "đạt"; các môn kết hợp nhận xét và cho điểm phải đạt 6,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn đạt 8 trở lên. Thông tư mới không quy định cụ thể môn nào phải đạt 8 trở lên, khác với việc quy định học sinh giỏi phải có ít nhất một trong ba môn Toán, Ngữ văn hoặc tiếng Anh đạt 8 như trước.

Để được xếp loại "khá", các môn đánh giá bằng nhận xét cũng phải ở mức "đạt", môn còn lại phải 5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn mức 6,5 trở lên.

Với loại "đạt", học sinh có thể bị một môn đánh giá bằng nhận xét ở mức "chưa đạt", các môn còn lại từ 3,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn đạt mức 5. Các trường hợp còn lại sẽ bị đánh giá là "chưa đạt".

Thông tư mới cũng đưa ra hai hình thức đánh giá gồm nhận xét và kết hợp giữa nhận xét với điểm số. Các môn Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp sẽ được nhận xét chứ không cho điểm. Mức đánh giá cuối năm là "đạt" hoặc "chưa đạt".

Giáo viên sẽ dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét rèn luyện và học tập của học sinh, xem các em tiến bộ, ưu điểm và hạn chế ở mặt nào. Với các môn học còn lại, nhà trường đánh giá kết hợp giữa nhận xét và điểm số, thay vì chỉ chấm điểm như trước đây.

NGỌC HÀ

Đà Nẵng - Chiều 2-3, Sở GD-ĐT TP cho hay, tại kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS và lớp 12  THPT năm học 2021-2022, toàn TP có 2.345 HS lớp 9 dự thi/2.492 HS đăng ký dự thi ở 11 môn  và 2.377 HS lớp 12 dự thi/2.482 HS đăng ký dự thi ở 12 môn thi. Kết quả, lớp 9 có 1.441 giải, trong đó có 205 giải nhất, 314 giải nhì, 411 giải 3 và 511 giải khuyến khích. Ở khối lớp 12 có 1.477 giải gồm: 238 giải nhất, 354 giải nhì, 451 giải 3 và 434 giải khuyến khích. Trường THCS Tây Sơn [Q.Hải Châu] là trường THCS có số lượng HS đạt nhiều nhất với 93 giải [tỷ lệ 90,29%]. Ở bậc THPT [tính theo số lượng thí sinh dự thi], đứng đầu là trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn với  218 giải [86,51%]; nhì trường THPT Phan Châu Trinh với 249 giải [83,28%]; đứng thứ ba là trường THPT Thái Phiên với  112 giải.

P.THỦY

Đà Nẵng - Hôm qua [24-2], gần 3.000 học sinh [HS] khối lớp 9 và 12 đã có mặt tại 10 điểm thi để tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi [HSG] cấp TP năm học 2021-2022.  Theo đó, có 2.491 HS khối lớp 9 dự thi ở 11 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật. Trong đó, môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Nhật thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận, thời gian làm bài mỗi môn là 120 phút với 3 kỹ năng: nghe, đọc và viết. Đối với môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy vi tính, thời gian làm bài 150 phút. Các môn còn lại thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài mỗi môn là 150 phút.

Đối với cấp THPT, có  2.482 HS lớp 12 dự thi ở 12 môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật. Trong đó, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; môn Tin học lập trình trên máy tính với thời gian làm bài mỗi môn 150 phút. Môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Nhật thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan [50 câu/đề thi]; thời gian thi mỗi môn 90 phút. Các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp và Tiếng Nhật có phần nghe hiểu.

P.THỦY

Video liên quan

Chủ Đề