Diễn hoạt là gì

12 nguyên tắc diến hoạt là gì? Vai trò của nó trong diễn hoạt hoạt hình như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Sconnect Academy nhé !

Trong những năm 30s của thế kỷ trước, Walt Disney và các cộng sự [Frank Thomas, Ollie Johnston và những người khác] đã sáng tạo và phát triển nên một danh sách – 12 nguyên tắc diễn hoạt của hoạt hình [12 principles of animation]. Được xuất bản trong cuốn sách “The Illusions Of Life” [Ảo giác của sự sống], đây là thứ đã đặt nền móng và là định hướng cốt lõi của ngành hoạt hình xuyên suốt trong lịch sử gần một thế kỷ qua.

Vì lẽ đó 12 Nguyên Tắc Diễn Hoạt là kiến thức nền tảng, được ví như “kỹ năng sinh tồn” của nghệ sỹ diễn hoạt, nó phục vụ cho cả hoạt hình 2D, 3D, Stopmotion và Game v.v… Để trở thành một Animator chuyên nghiệp thì bạn không thể thiếu phần kiến thức cốt lõi này

Hãy cùng Sconnect Academy tìm hiểu kiến thức hoạt hình lý thú này nhé ! 

1. Nguyên tắc Nén & Rãn – Squash and Stretch – 1 trong 12 nguyên tắc diễn hoạt cơ bản nhất và hay được áp dụng nhất.

Nén – Dãn Squash and Stretch là nguyên lý áp dụng sự thay đổi hình dạng mang tính tương phản của hình khối: chuyển từ trạng thái bị bẹp dí sang trạng thái kéo giãn. Nguyên lý này tạo cảm giác mềm mại, linh hoạt và có sức sống trong hoạt hình. 

Nếu không áp dụng Nguyên lý nén giãn chuyển động của hình sẽ mang lại cảm giác cứng nhắc, khô khan.

Nguyên lý nén giãn là nguyên tắc quan trọng nhất mà các diễn hoạt cần phải biết [và thuần thục] trong số 12 nguyên tắc diễn hoạt phim hoạt hình 

2. Nguyên tắc lấy đà – [Anticipation]

Sự lấy đà/ Sự chuẩn bị giúp người xem dự đoán những gì sắp xảy ra. Khi được sử dụng, nguyên tắc lấy đà có tác dụng làm cho hành động của đối tượng trở nên thực tế hơn.Nguyên tắc lấy đà thường bị bỏ quên khi diễn hoạt đang mải mê với các tạo dáng, timing, hay làm mượt chuyển động, v…v… Nếu không được áp dụng nguyên tắc lấy đà, chuyển động của vật thể có thể sẽ bị cứng nhắc

3. Nguyên tắc Dàn cảnh – Staging

 Nguyên tắc Dàn cảnh là nguyên tắc nhắc đến sự thể hiện và truyền đạt một hành động [hoặc một ý tưởng phim] một cách rõ ràng, mạch lạc và dễ hiểu cho người xem 

Trong sản xuất hoạt hình, Dàn cảnh là một nguyên tắc với sự bao quát lớn và yêu cầu nhiều hơn hiểu biết về điện ảnh. Do đó, những yếu tố làm nên Nguyên tắc Dàn cảnh hoàn toàn không gói gọn trong sản xuất hoạt hình, mà thay vào đó hoàn toàn cũng có thể áp dụng cho phim ảnh nói chung

Nguyên tắc Dàn cảnh yêu cầu các nhà làm phim phải đặt mình trong tâm thế là một khán giả để có thể tự nhìn nhận một cách khách quan mạch câu chuyện đang được kể như thế nào, đã truyền tải đúng ý tưởng hay chưa,… 

Nguyên tắc Dàn cảnh không hề đơn giản vì chúng bao gồm các yếu tố:

  • Acting [diễn xuất]
  • Timing [thời gian]
  • Camera angle and position [góc và vị trí camera]
  • Settings [bối cảnh và set-up]

4. Sự diễn tiến & Sự chuyển hoá [Straight Ahead Action and Pose to Pose ]

Sự diễn tiến [Straight ahead]: Được hiểu là thực hiện từng khung hình vẽ lần lượt theo thứ tự, rồi cứ thế làm liền một mạch các hình liên tiếp nhau từ đầu cho đến khi kết thúc.

Ưu điểm của Sự diễn tiến chính là khi bạn làm các chuyển động không có tính định hình cụ thể. Ví như các hiệu ứng đặc biệt như ngọn lửa, hạt nước, hay một làn khói bụi,…

Sự diễn tiến cũng là phương pháp được áp dụng trong chất liệu stop motion [hoạt hình đất nặn, búp bê, cắt giấy, …].

5. Sự kéo theo & trễ lại – Follow through and overlapping action

Sự kéo theo & trễ lại có thể được coi là hai nguyên tắc khác nhau nhưng chúng có mối liên

quan chặt chẽ.

Sự kéo theo giúp phần riêng biệt của cơ thể tiếp tục di chuyển sau khi nhân vật đã đi đến một điểm dừng

Ví dụ, một nhân vật khi đi bộ đến một điểm dừng, tất cả các phần của cơ thể sẽ không dừng lại cùng một thời gian chính xác mà thay vào đó, cánh tay có thể tiếp tục đưa về phía trước trước khi dừng hẳn. Điều này đồng nghĩa với việc quần áo của nhân vật tiếp tục di chuyển theo nhân vật đến điểm dừng. 

Sự trễ lại mô tả sự lệch pha giữa thời gian của chuyển động cơ thể với các phần phụ khác của nó.

Ví dụ, khi một phần cơ thể dừng chuyển động, một bộ phận khác [như tai và cà vạt chẳng hạn] sẽ vẫn tiếp diễn hành động thêm một frames nữa rồi mới từ từ dừng hẳn lại

6. Ra chậm – Vào chậm – Slow in & Slow out

Ra chậm – Vào chậm là một những yếu tố dễ dàng nhận thấy nhất trong mô tả chuyển động. Đồng thời đây cũng là quy tắc đóng vai trò chủ chốt khiến cho chuyển động gần nhất với sự chân thực và sinh động

Vào chậm [Slow in]: Là khi vận tốc của đối tượng tăng dần, tính từ trạng thái tĩnh đến khi vào chuyển động.

Ra chậm [Slow out]: Là khi vận tốc của đối tượng giảm dần, từ trạng thái chuyển động trở lại trạng thái tĩnh.

Các đơn giản để hiểu về nguyên tắc Ra chậm – Vào chậm là hình dung về cách một chiếc xe khởi động và dừng lại. Nó sẽ bắt đầu di chuyển chậm, trước khi lấy đà và tăng tốc. Điều này xảy ra tương tự khi phanh xe. Trong hoạt ảnh, cách để tạo hiệu ứng này là thêm nhiều khung hình ở đầu và cuối của chuỗi hành động. Áp dụng nguyên tắc để khiến cho các đối tượng của bạn sống động hơn.

7. Chuyển động vòng cung – Arcs

Hầu hết mọi thứ trong vũ trụ nhờ các nguyên tắc vật lý đều chuyển động theo chuyển động vòng cung hay còn gọi là Arcs.

Trong hầu hết các hành động đều có bóng dáng của chuyển động vòng cung, dù rất nhẹ nên điều đó yêu cầu các diễn hoạt viên cần dành nhiều thời gian quan sát để tạo ra các chuyển động sinh động, có “hồn” của nhân vật.

8. Hành động phụ – Secondary action

Các hành động phụ được sử dụng để hỗ trợ hoặc nhấn mạnh hành động chính đang diễn ra trong một cảnh. Thêm hành động phụ giúp thêm nhiều chiều thông tin hơn vào hoạt hình cho các nhân vật và đối tượng của bạn

Lấy ví dụ về việc một người đang tức giận bước đi, thì hành động chính ở đây là đôi chân dâng bước, và hành động phụ là tất cả các yếu tố còn lại như đôi tay đung đưa, các biểu cảm khuôn mặt.

  • Các hành động phụ cung cấp tầng thông tin khác cho người xem
  • Để hỗ trợ thêm các chiều thông tin về hành động chính mà không cần vẽ thêm một cảnh riêng biệt để diễn tả.
  • Hành động phụ tránh chiếm ưu thế hơn hành động chính nhưng không được quá mờ nhạt
  • Để khiến hành động phụ và hành động chính không bị che lấp nhau, việc bạn cần là áp dụng song song với nguyên tắc dàn cảnh

9. Không gian & Thời gian – Spacing & Timing

Hiểu một cách đơn giản đây chính là mối liên hệ tương quan giữa số lượng frame [tương ứng với độ dài về thời gian của chuyển động] với khoảng cách giữa các frame trên đường chuyển động của vật thể.

Một chuyển động có ít frame, và khoảng cách giữa các frame xa nhau sẽ tạo ra chuyển động nhanh. Một chuyển động có nhiều frame, và khoảng cách giữa các frame gần nhau sẽ tạo ra chuyển động chậm.

10. Sự cường điệu – Exaggeration

Sự cường điệu được sử dụng để thúc đẩy các cử động thêm hấp dẫn hơn. 

Sự cường điệu có thể được sử dụng để tạo ra chuyển động cực kỳ hoạt hình hoặc các hành động thực tế hơn. Tuy nhiên, dù đó là một hình ảnh cách điệu hay thực tế, Sự cường điệu cũng nên được thực hiện ở mức độ cho phép.

Trong trường hợp, khi chuyển động diễn ra nhanh, thì Sự cường điệu cần trở nên to hơn để khán giả chú ý tới. Khi frame đang tĩnh thì hình vẽ trông có vẻ quá lố để mà cảm thấy chân thực, nhưng khi bạn để trong chuỗi chuyển động, thì hình vẽ trông có vẻ như bớt lố đi.

Thật khó để nói cho bạn biết bạn cần dùng Sự cường điệu ở mức độ nào là đủ, tuy nhiên bạn có thể sử dụng một mẹo như sau: Đầu tiên bạn đẩy mức độ của yếu tố cường điệu cho đến khi nó trở thành quá nhiều và tua lại chúng cho đến khi bạn hài lòng. Bằng cách này bạn có thể thấy cả quá trình thay vì chỉ mò mẫm cứ vẽ mà không kiểm soát được.

11. Phối cảnh – Solid drawing

Nguyên tắc phối cảnh là nguyên lý về kỹ năng vẽ 2D. Nguyên tắc phối cảnh yêu cầu hình vẽ của bạn có khả năng tạo ra ảo giác về khối 3 chiều với thể tích, cân nặng và sự cân đối. Để đoạn hoạt hình của bạn trở nên chân thực hơn thì bạn cần có khả năng vẽ nhân vật từ các góc khác nhau và thực hiện được việc này cần tới kiến thức về phối cảnh.

12. Sự lôi cuốn – Appeal

Về cơ bản, nhân vật hoạt hình nên là nhân vật có ngoại hình “bắt mắt” ngay cả khi chưa có chuyển động. Điều này không chỉ áp dụng với những nhân vật anh hùng trong câu chuyện, mà còn áp dụng với cả nhân vật phản diện và các nhân vật quần chúng khác. Sự lôi cuốn không cần luôn luôn mang nghĩa có ngoại hình bóng lộn, đẹp đẽ mà đôi khi chỉ đơn giản là thú vị là được.

Cái khó của sự lôi cuốn chính là mỗi người lại có tiêu chuẩn riêng cho cái “đẹp”. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều những nguyên lý về thiết kế nói chung và thiết kế nhân vật nói riêng có thể áp dụng cho hầu hết các phong cách hoạt hình mà họa sĩ có thể ứng dụng. 

Dùng đa dạng các khối hình

Thay vì dùng đi dùng lại một hình khối hãy sử dụng nhiều hình khối khác nhau, bởi vì không có giới hạn điên rồ nào mà nhân vật không thể có. Tất cả các thiết kế nhân vật tốt đều bắt đầu với những hình khối rõ ràng.

“Chơi đùa” với tỷ lệ

Những diễn hoạt viên thường phóng đại những thứ chúng ta thấy là thú vị và thu nhỏ những thứ chúng ta nghĩ rằng là xấu và nhạt nhẽo. Chúng ta sẽ tìm khía cạnh mà thể hiện rõ nhất đặc trưng nhân vật và thổi phồng chúng lên để tạo điểm thu hút với người xem

Đơn giản nhân vật

Quá nhiều thông tin có thể gây ra sự phức tạp thái quá ở nhân vật và khiến việc diễn hoạt trở nên khó khăn.

Và bạn muốn trở thành 1 Animator chuyên nghiệp nắm vững nguyên lý diễn hoạt chuẩn quốc tế nhưng hoàn toàn bằng tiếng Việt, thành thạo sử dụng các phần mềm, và setup các góc máy đi cam, thì đừng do dự đăng ký khóa học 2D Animation của Học viện Sconnect sẽ khai giảng vào 19/11/2021 tới đây !

Đăng ký khoá học tại Học viện Sconnect – Click: //bom.to/dZgPLB

CAM KẾT CHẤT LƯỢNG –  ĐỒNG HÀNH TRỌN ĐỜI CÙNG HỌC VIÊN

  • Hoàn lại 100% học phí nếu học viên không hài lòng về chất lượng khóa học.
  • Hướng nghiệp, giới thiệu việc làm tại SCONNECT và các đối tác uy tín.
  • Được các Mentor bảo hành kiến thức trọn đời: Sau khi kết thúc khóa học các bạn vẫn được giảng viên hỗ trợ giải đáp kiến thức ngành nghề.

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO HOẠT HÌNH QUỐC TẾ SCONNECT

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa nhà Toronto, Ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Fanpage: Sconnect Academy

Website: //sconnect.edu.vn/

Hotline/Zalo: 0908 43 7887

Video liên quan

Chủ Đề