Điều gì có thể xảy ra nếu chúng ta không chấp hành theo hệ thống biển báo hiệu đường bộ? cho ví dụ.

Biển báo giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng cho công việc lái xe mỗi ngày, ảnh hưởng đến mức độ an toàn và túi tiền của người cầm vô lăng. Có những biển báo giao thông nào? Nhận biết, đọc - hiểu ra sao? Vi phạm bị xử lý thế nào?... Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Vieclamnhamay.vn giúp bạn giải đáp.

Bạn có biết các nhóm biển báo giao thông đường bộ mới nhất hiện nay?

Trước khi tìm hiểu tất tần tật các loại biển báo giao thông đường bộ mới nhất hiện nay, lái xe nên hiểu chính xác “biển báo giao thông là gì?”

Biển báo giao thông [đường bộ] hay hệ thống báo hiệu đường bộ là những biển báo hình ảnh được dựng ven hai bên đường giao thông nhằm cung cấp các thông tin cụ thể liên quan tương ứng đến người tham gia giao thông [lái xe].

Biển báo giao thông hiện có 6 nhóm chính, trong mỗi nhóm lại đa dạng các loại biển báo riêng yêu cầu lái xe phải ghi nhớ nhằm đảm bảo quá trình tham gia giao thông đường bộ an toàn, đúng luật, hạn chế tối đa tình trạng vi phạm Luật Giao thông.

Lái xe bắt buộc phải đọc - hiểu biển báo giao thông đường bộ!

Việc đọc - hiểu biển báo giao thông đường bộ khi tham gia giao thông không chỉ là kiến thức cần thiết mà còn là quy định bắt buộc đối với mọi lái xe điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Nhận biết và tuân thủ hướng dẫn, quy định của từng biển báo cụ thể giúp lái xe nhận biết tình trạng giao thông hiện tại tại chỗ hoặc phía trước để lưu thông an toàn và đúng luật, hạn chế tai nạn giao thông, tránh gặp phải va chạm dẫn đến đôi co mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc hay những bồi thường vật chất không mong muốn, thậm chí bị xử phạt hình sự do gây hậu quả nghiêm trọng. 

Ngoài ra, nắm đầy đủ và chính xác các loại biển báo giao thông đường bộ và kiến thức liên quan giúp lái xe dễ dàng vượt qua các câu hỏi trong bài thi lý thuyết trong kỳ sát hạch cấp bằng lái xe ô tô tương ứng; tăng cơ hội thi đậu thay vì trượt lý thuyết và không được thi thực hành, tốn thời gian, tốn thêm cả tiền thi lại, tiền học cho khóa sau.

Các nhóm biển báo giao thông đường bộ

Dưới đây là 6 nhóm biển báo giao thông đường bộ chính yếu:

- Nhóm biển báo cấm

+ Đặc điểm: hình tròn - viền đỏ - nền trắng - hình vẽ màu đen; gồm 39 kiểu với các biển báo giao thông được đánh số từ 101 đến 139

+ Tác dụng: loại biển báo này biểu thị các điều cấm, tức không được phép làm; bắt buộc lái xe phải tuyệt đối chấp hành các điều đã được báo trên biển.

Hình minh họa

+ Đặc điểm: hình tam giác đều - viền đỏ - nền vàng - hình vẽ màu đen

+ Tác dụng: loại biển báo này cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên tuyến đường phía trước để lái xe biết được tính chất của sự nguy hiểm đó nhằm phòng ngừa. Biển báo nguy hiểm không cấm hay bắt buộc lái xe phải thực hiện một hành động nào; tuy nhiên, khi gặp biển báo này, lái xe phải giảm tốc độ.

Hình minh họa

+ Đặc điểm: hình tròn - nền xanh - hình vẽ màu trắng; gồm 10 kiểu với các biển báo giao thông được đánh số từ 301 đến 310

+ Tác dụng: loại biển báo này báo các hiệu lệnh yêu cầu lái xe phải thi hành theo

Hình minh họa

+ Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật - nền xanh - hình vẽ màu trắng

+ Tác dụng: loại biển báo này dẫn hướng cho lái xe biết những thông tin cần thiết và hữu ích giúp việc tham gia giao thông được thuận lợi và an toàn hơn. 

Hình minh họa

+ Đặc điểm: hình vuông hoặc hình chữ nhật - viền đen - nền trắng - hình vẽ màu đen

+ Tác dụng: loại biển báo này thường nằm dưới các biển báo giao thông chính [4 nhóm biển báo trên] để thuyết minh, bổ sung làm rõ hơn ý nghĩa các biển chính đó

Hình minh họa

+ Đặc điểm: đây cũng là một dạng biển báo giao thông, là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe. Vạch kẻ đường được chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.

+ Tác dụng: loại biển báo này có thể được dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chỉ huy giao thông; lái xe khi gặp dạng báo hiệu này cần phải chấp hành theo; trường hợp một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có cả biển báo thì lái xe phải ưu tiên tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.

Hình minh họa

Không phải mọi biển báo giao thông đều quy định, quyết định hành vi tham gia giao thông của lái xe. Do đó, tùy vào từng nhóm biển báo, biển báo giao thông đường bộ cụ thể mà lái xe sẽ bị cho là vi phạm và bị xử lý tương ứng nếu vi phạm, thường là xử phạt hành chính. 

Theo đó, phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi tham gia giao thông.

Trên đây là tất tần tật các nhóm biển báo giao thông đường bộ [kèm hình ảnh] được Vieclamnhamay.vn tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp lái xe hiểu đúng và hiểu đủ các nhóm/ loại biển báo cũng như ý nghĩa tương ứng của từng loại, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, đảm bảo lái xe an toàn và đúng luật.

Ms. Công nhân

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về khái niệm biển báo giao thông, tuy nhiên, có thể hiểu, biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông.

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 thì hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

Như vậy, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu đường bộ. Nếu ở cùng một khu vực mà đồng thời có các hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự sau:

Đầu tiên là hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

Thứ hai là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;

Thứ ba là hiệu lệnh của biển báo giao thông;

Thứ tư là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.  

Lưu ý: Trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định lại có biển khác có tính chất tạm thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời.


Cách nhận biết các loại biển báo giao thông [Ảnh minh họa]
 

2. Các loại biển báo giao thông

Khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ quy định biển báo giao thông gồm 05 nhóm:

1- Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

2- Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

3- Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

4- Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi/các điều cần biết;

5- Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho các loại biển nêu trên.
 

3. Cách nhận biết các biển báo giao thông

Theo Quy chuẩn 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT thì 5 nhóm biển báo giao thông đường bộ được nhận diện sơ bộ qua các đặc điểm sau đây: 
 

3.1. Biển báo cấm

Biển báo cấm là biển biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm.

Biển báo cấm chủ yếu có dạng:

Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ/chữ số, chữ viết màu đen thể hiện điều cấm [ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt].

Biển báo cấm có mã P [cấm] và DP [hết cấm].

Xem thêm: 66 biển báo cấm mới nhất mọi tài xế cần nhớ
 

3.2. Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Biển báo nguy hiểm có mã W, ví dụ như W.201 [a,b] - Chỗ ngoặt nguy hiểm; W.212 - Cầu hẹp; W.227 - Công trường…

Biển báo nguy hiểm/cảnh báo chủ yếu có:

Hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

Xem thêm: Danh sách các biển báo nguy hiểm tài xế
 

3.3. Biển chỉ dẫn

Biển chỉ dẫn dùng để chỉ dẫn hướng đi/các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn.

Biển chỉ dẫn có hình vuông/hình chữ nhật/hình mũi tên, nền màu xanh lam, hình vẽ và chữ viết màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen trừ một số trường hợp ngoại lệ.

Xem thêm: Ý nghĩa của các loại biển chỉ dẫn
 

3.4. Biển hiệu lệnh

Biển hiệu lệnh là biển báo các hiệu lệnh phải chấp hành. Người tham gia giao thông phải chấp hành các hiệu lệnh trên biển báo [trừ một số biển đặc biệt].

Biển hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng. Nếu hết hiệu lệnh thường sử dụng vạch chéo màu đỏ kẻ từ trên xuống và từ phải qua trái đè lên hình màu trắng. Biển hiệu lệnh có mã R và R.E.

Xem thêm…
 

3.5. Biển phụ, biển viết bằng chữ

Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo chính nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.

Biển phụ có mã S, SG và SH như: Biển S.501: Phạm vi tác dụng của biển; Biển số S.502: Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu; Biển S.H,3 [a,b,c]: Hướng tác dụng của biển…

Biển phụ có dạng: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu trắng, hình vẽ, chữ viết màu đen. Nếu nền màu xanh lam thì chữ viết màu trắng.

Các biển phụ đều được đặt ngay phía dưới biển chính ngoại trừ biển S.507 sử dụng độc lập được đặt ở phía lưng đường cong đối diện với hướng đi/đặt ở giữa đảo an toàn nơi đường giao nhau.

Trên đây là một số thông tin về biển báo giao thông, nếu bạn đọc gặp thắc mắc liên quan, LuatVietnam sẵn sàng hỗ trợ ngay qua 1900.6192.

Video liên quan

Chủ Đề