Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề kính thuốc

Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền của Sở Y tế.

Điều kiện để thực hiện thủ tục:

Cơ sở vật chất:

+ Địa điểm cố định, xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

+ Cơ sở có diện tích ít nhất là 15 m2;

+ Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để phục vụ chăm sóc người bệnh;

Thiết bị y tế: Có đủ dụng cụ, thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đã đăng ký;

– Nhân sự:

+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ kính thuốc phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên có chứng chỉ hành nghề về dịch vụ kính thuốc và có thời gian thực hiện đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt tại cơ sở dịch vụ kính thuốc hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên khoa mắt ít nhất là 45 tháng;

+ Người hành nghề dịch vụ kính thuốc phải có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ về thiết bị y tế [thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt] do cơ sở được Bộ Y tế chỉ định đào tạo và cấp;

– Phạm vi hoạt động chuyên môn:

Xem thêm: Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động xăm hình nghệ thuật

+ Đo tật khúc xạ mắt, tư vấn về việc sử dụng kính;

+ Mài lắp kính thuốc theo đơn của bác sỹ và bảo hành kính thuốc.

1. Trình tự thủ tục:

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại Sở Y tế;

Bước 2: Tổ tiếp nhận chuyển hồ sơ sang phòng quản lý hành nghề Y Dược. Chuyên viên được phân công kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ;

[Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung];

Bước 3: Tổ thư ký lên lịch đi thẩm định cơ sở, trình Giám đốc Sở phê duyệt. Gởi lịch thẩm định cho các thành viên trong Đoàn thẩm định;

Bước 4: Đoàn thẩm định tiến hành đi thẩm định cơ sở, báo cáo kết quả thẩm định cho Giám đốc Sở;

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực

Trường hợp không cấp giấy phép, Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do;

Bước 5: Chuyên viên được phân công in Giấy phép hoạt động và trình Giám đốc Sở ký;

Bước 6: Trả giấy phép hoạt động cho cơ sở.

2. Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định;

– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề;

– Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định;

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đặc và bản đồ

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định;

– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định;

– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Sở Y tế cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

4. Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Xem thêm: Điều kiện tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

5. Phí, lệ phí:

– Phí: 4.300.000đ;

– Lệ phí: 350.000đ.

-

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân đến bộ phận Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả Sở Y tế - Trung tâm Hành chính tập trung tỉnh Bình Dương để lấy mẫu hồ sơ và ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu.

Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động, bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả gửi Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Thời gian 90 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Tổ thư ký phải tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu không có yêu cầu bổ sung thì phải trình thủ trưởng để cấp Giấy phép hoạt động; nếu không cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho người đề nghị cấp Giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ. Văn bản thông báo phải nêu cụ thể là bổ sung thêm những tài liệu nào, sửa đổi nội dung gì;

Khi nhận được văn bản yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ, người đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phải sửa đổi, bổ sung theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Ngày tiếp nhận hồ sơ bổ sung được ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 4. Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ vào các ngày làm việc trong giờ hành chính

Video liên quan

Chủ Đề