Điều trị u vàng mí mắt ở đâu

Ban vàng mí mắt là tình trạng bệnh về mắt khá phổ biến. Tuy bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng đó là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe cần chú ý theo dõi.

Ban vàng mí mắt là bệnh gì?                         

Xanthelasma palpebrum [ban vàng vàng mí mắt], là những u nhỏ lành tính thường có màu vàng hoặc những mảng thâm nhiễm màu vàng phẳng không nổi cao lên mặt da, vị trí ở các mô liên kết xung quanh vùng mắt. Thương tổn được hình thành bởi các mô bào, các đại thực bào mà trong nguyên sinh chất của chúng có chứa lipit, thường là cholesterol.

Bệnh có thể gặp ở những người có tăng lipid máu mắc phải hoặc người bị đe dọa xơ vữa động mạch. Cho nên ban vàng có thể là mặt biểu hiện của sự rối loạn chuyển hóa lipid.

Ban vàng mí mắt thường thấy ở những người tuổi trung niên, một số trường hợp tổn thương lan tỏa thấy nhiều ở độ tuổi trước 25.

 Một số yếu tố liên quan đến bệnh ban vàng như: rối loạn lipoprotein máu có tính chất gia đình, tăng triglycerit máu, và thiếu hụt lipoprotein lipase.

Xem thêm: Sụp mi mắt nguyên nhân và cách điều trị

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

Chất mỡ không tan trong nước, vì vậy trong máu chúng sẽ được vận chuyển dưới dạng là lipoprotein. Các loại lipoprotein gồm: chylomicrons, lipoprotein trọng lượng rất thấp [VLDL], lipoprotein có trọng lượng thấp [LDL], lipoprotein có trọng lượng cao [HDL]. Tất cả các lipoprotein có vai trò gây nên các bệnh rối loạn chuyển hóa lipit trong đó có bệnh u vàng.

Sự biến đổi của các lipoprotein có thể là do khiếm khuyết di truyền như bệnh tăng mỡ máu tiên phát hoặc xảy ra thứ phát sau các bệnh đái tháo đường, suy giáp, hoặc hội chứng thận hư, nghiện rươu..

Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện ban vàng ở mí mắt nhưng hàm lượng mỡ trong máu vẫn bình thường. Người ta cho rằng có thể là do sự rối loạn chuyển hóa tại chỗ. Các phản ứng viêm và tăng tính thấm thành mạch được coi là nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.

Xem thêm: Những điều cần biết về viêm mi mắt

Dấu hiệu nhận biết ban vàng mí mắt

Thương tổn cơ bản: Ban vàng ở mắt là loại hay gặp nhất của u vàng. Các tổn thương xuất hiện không có triệu chứng tiền triệu, lúc đầu có thể là một vết sưng nhỏ, sau đó tiến triển trong vài tháng.

Tổn thương mềm, mịn, màu vàng, bằng phẳng, có thể có hình mảng sẩn đa giác. Vị trí thường xảy ra nhất ở mí mắt trên gần khóe mắt trong, đối xứng. Các ban vàng mí mắt khổng lồ  có thể thấy ở tất cả bốn mí mắt.

Xanthelasma  có thể liên quan  đến rối loạn Betalipoprotein máu gia đình, khuyết apoA-I đồng hợp tử, tăng Cholesterol máu gia đình đồng hợp tử, tăng Cholesterol máu gia đình, rối loạn betalipoprotein máu.

Xem thêm: Co thắt mi mắt bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên

Cách điều trị ban vàng mí mắt

Hiện nay, theo các chuyên gia có 2 phương pháp giúp cắt bỏ u vàng, là dùng hóa chất tiêu hủy và phẩu thuật cắt bỏ đi.

Phương pháp điều trị bệnh ban vàng mí mắt bằng cách bóc bỏ chuyên biệt là lựa chọn tốt nhất để điều trị hầu hết trường hợp bị u vàng. Phương pháp này được tiến hành bằng cách áp hoá chất tẩm trên một mảnh giấy thấm có sẵn và có thể thực hiện ở nhà mà không cần chuẩn bị gì đặc biệt.

Vùng u được vẽ giới hạn cẩn thận để tránh tiếp xúc với mắt. Sau khi áp hoá chất vào, da sẽ chuyển sang màu trắng trong khoảng nửa giờ đồng hồ, sau đó chuyển sang hơi đỏ và bắt đầu tróc vảy.

Khi áp dung dịch vào vùng cần điều trị, bệnh nhân cần giữ yên cho đến khi mảnh giấy khô đi để không gây nguy hiểm cho mắt. Dùng hóa chất bóc bỏ được coi là biện pháp ít rủi ro và bóc bỏ được hoàn toàn u vàng.

Sau khi điều trị bệnh ban vàng mí mắt, người bệnh không được chạm vào vùng u vàng và không cố bóc nó đi. Một tuần sau đó, vảy sẽ tự tróc. Phần vảy tróc ra có chứa một phần da cũng như toàn bộ hoặc một phần của u vàng.

Xem thêm: Viêm bờ mi là bệnh gì, có nguy hiểm không

Điều trị ban vàng bằng phẫu thuật

Phương pháp này sử dụng dao mổ và các mũi khâu. Đây là cách điều trị hiệu quả, nhưng cần phải gây tê và để lại sẹo. Nếu không cẩn thận, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Kỹ thuật này đã có từ lâu và đến nay vẫn còn sử dụng. Tuy nhiên, nó để lại sẹo quanh vùng mắt, trông giống những nếp nhăn, gây mất thẩm mỹ. Trong một số trường hợp, vết sẹo khá rõ và chỉ được che đi sau khi trang điểm.

Điều trị người bệnh cần được kiểm tra lượng lipid trong máu. Nếu lượng lipid trong máu tăng thì rất dễ mắc bệnh u vàng. Các thuốc làm giảm lipid máu và ăn kiêng có hiệu quả rất hạn chế đối với u vàng, ban vàng tại mắt.

Khi bị bệnh, không nên tự ý mua thuốc điều trị. Hãy đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.

Tài liệu tham khảo

U vàng mí mắt xuất hiện do hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao. Tuy nhiên, nó cũng có thể do di truyền hoặc là kết quả của một số vấn đề sức khỏe khác như bệnh gan hoặc tiểu đường. Nếu không được điều trị kịp thời, nó cũng có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Sự tích tụ cholesterol quanh mắt này không gây đau hay ngứa, nhưng qua một thời gian khi chúng gia tăng có thể ảnh hưởng đến thị lực. Do đó u vàng mí mắt cần được điều trị đúng cách và kịp thời. Dưới đây là những cách loại bỏ u vàng mí mắt một cách tự nhiên.

1. Tỏi

Thành phần chống viêm nổi tiếng trong tỏi sẽ giúp loại bỏ sự tích tụ cholesterol quanh mắt. Lấy một vài nhánh tỏi, xay ra và bôi lên vùng bị ảnh hưởng.

2. Hành tây

Hành tây được cho là có tác dụng ngăn ngừa tích tụ cholesterol trong cơ thể. Ép củ hành lấy nước, thêm một chút muối, trộn lên và sau đó bôi nó trên vùng mắt bị ảnh hưởng trước khi đi ngủ. Để qua đêm. Cách này giúp làm giảm tích tụ cholesterol quanh mắt.

3. Hạt cỏ cà ri

Ngâm một muỗng canh hạt cỏ cà ri qua đêm và uống nước vào buổi sáng sớm khi đang đói. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước này để mát-xa nhẹ nhàng vùng mắt bị ảnh hưởng.

4. Dầu thầu dầu

Các acid ricinoleic chứa trong dầu thầu dầu giúp loại bỏ sự tích tụ cholesterol quanh mắt. Nhúng một miếng bông trong dầu thầu dầu, bôi nó lên vùng mắt bị ảnh hưởng, và thoa nhẹ nhàng nó.

5. Đắp trà túi

Lấy một túi trà ướt, đắp nó lên khu vực bị ảnh hưởng và ép chặt. Cách này sẽ giúp làm phẳng vùng mi mắt bị ảnh hưởng và sau một thời gian cũng có tác dụng ngăn ngừa tích tụ cholesterol tái phát.

6. Quế

Terpenoid chứa trong quế làm giảm mức độ cholesterol xấu, đặc biệt là cholesterol tích tụ quanh mắt.

7. Húng quế

Húng quế là một trong những thành phần được cho là giúp làm giảm mức độ cholesterol trong cơ thể tốt nhất. Người ta có thể nhai lá húng quế hoặc bôi nước húng quế ép lên vùng mi mắt bị ảnh hưởng.

8. Vỏ chuối

Vỏ chuối được biết đến với đặc tính chống oxy hóa. Lấy vỏ chuối bôi lên khu vực bị ảnh hưởng và sau đó để qua đêm. Làm điều này cho đến khi các vết tích tụ cholesterol xung quanh mắt biến mất.


BS Nhật Nguyệt

  • U vàng mi mắt là gì?U vàng mi mắt là tình trạng thường gặp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp và có nhiều khả năng phát triển ở tuổi trung niên. Hiện tượng này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị giác, nhưng gây ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ và đôi khi những u vàng mi mắt còn là cảnh báo cho tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. U vàng mi mắt là tình trạng lắng đọng  Cholesterol dưới da, có khuynh hướng xuất hiện trên mi mắt trên và dưới, gần góc trong của mắt và thường phát triển cân đối quanh mắt. Đó là những u mềm, phẳng, có màu hơi vàng, lành tính.

    Những tổn thương này có thể giữ nguyên kích thước hoặc phát triển rất chậm theo thời gian. Đôi khi các mảng u vàng nhỏ kết hợp với nhau để hình thành khối u lớn hơn, thường không đau hoặc ngứa. Nó ít khi ảnh hưởng đến thị lực hoặc mí mắt nhưng đôi khi làm mí mắt bị sụp. U vàng có thể có tính chất di truyền. Trong một số trường hợp, tình trạng này là dấu hiệu của cholesterol trong  máu cao và báo hiệu nguy cơ xơ vữa động mạch.

Hình ảnh trước Laser CO2

  • Điều trị U vàng mi mắt bằng Laser CO2.Phương pháp điều trị này có tính chính xác cao, không để lại sẹo, ít nguy cơ bị nhiễm trùng, ít gây chảy máu trong và sau phẫu thuật. Không gây đau đớn: Trước khi thực hiện điều trị u mỡ vàng bạn sẽ được tiến hành gây tê nên trong suốt quá trình điều trị sẽ không hề có cảm giác đau rát hay khó chịu.Thời gian thực hiện nhanh chóng:  Với công nghệ này thời gian điều trị u vàng chỉ mất khoảng 15-20 phút, sau đó bệnh nhân có thể về nhà ngay mà không cần mất thời gian nghỉ dưỡng.Giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đem lại tính thẩm mỹ cao.

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khoa Da liễu – BVĐK tỉnh Lào Cai thông qua:

Hình ảnh sau Laser CO2

  • Hotline: 0353.010.668 hoặc Website: Bvdklaocai.vn.e
  • Fanpaga: Khoa Da Liễu – Bệnh Viện Đa Khoa Lào Cai.

ĐD Nguyễn Tuyết Nhung – Khoa Da Liễu

Video liên quan

Chủ Đề