Digital Data Reviewer là gì

Tìm Việc Châu Á

Kinh nghiệm tìm việc ở nước ngoài (Phần 2) Hỏi & Đáp về ĐNA & Malaysia

Posted on Tháng Năm 21, 2020Tháng Năm 13, 202112 Comments
Digital Data Reviewer là gì

Share

Show

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc ở nước ngoài và cũng chẳng biết nên bắt đầu từ đâu thì bạn ghé đọc bài này trước nhé Kinh nghiệm tìm việc ở nước ngoài (phần 1).

Trong phần 2 này, mình đi sâu hơn một chút xíu về những câu hỏi mà rất nhiều bạn đã pm mình, và cũng rất cảm ơn bé Mỹ Bông và Minh Hằng đã liệt kê thêm rất nhiều câu hỏi thực tế nữa để Mai có thể lên content. Câu trả lời dựa trên kinh nghiệm cá nhân, những gì Mai nghe được, đọc được, biết được trong khoảng thời gian sinh sống và làm việc ở đây. Hi vọng bài viết giúp ích được các bạn. Những thông tin trong bài viết được viết vào 5/ 2020. Thông tin về thuế, hay lương có thể thay đổi sau này nhé. Mình sẽ cố gắng cập nhật liên tục.

Sinh viên mới ra trường có cơ hội tìm việc ở nước ngoài không?

Câu trả lời là CÓ. Rất nhiều các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm cũng đã tìm được job ở đây, ở công ty mình có rất nhiều bạn mới ra trường luôn. Mình cũng biết một vài bạn chưa nhận được bằng tốt nghiệp đã nhận được job và bay qua Mã Lai rồi.

Thật ra có tuyển sinh viên mới ra trường hay không còn phụ thuộc vào vị trí công việc là gì nữa?!! Thường những vị trí như content review hoặc customer service của một số dự án sẽ không yêu cầu nhiều về kinh nghiệm, vì qua đây các bạn đều được training khoảng tầm 1 tháng. Tính chất công việc cũng khá đơn giản nên chủ yếu nhà tuyển dụng đánh vào kĩ năng hơn là kinh nghiệm.

Thứ hai là phụ thuộc vào dự án nào nữa. Một số dự án cần tuyển số lượng lớn, có khi team lên đến 50-80 người Việt, nên quy trình tuyển cũng sẽ dễ hơn. Nếu bạn là sinh viên Marketing mới ra trường, nộp vào vị trí liên quan đến Marketing thì coi như là đã có thêm một điểm cộng nữa vì background có liên quan, nên cứ tự tin nộp thôi.

Bên cạnh đó thì đương nhiên công ty có nhận bạn không, chắc chắn là còn dựa vào CV của bạn và bạn thể hiện như thế nào lúc phỏng vấn. Về việc viết CV, nếu không có kinh nghiệm làm việc thì kinh nghiệm thực tập, làm part-time cứ ghi đầy đủ, nếu không có gì luôn thì liệt kê thành tích học tập thôi. Nhưng hãy viết cụ thể để HR có cái mà đọc và hiểu mình là ai nhé, vì mình có nhận được vài CV refer, các bạn chỉ ghi nội dung chính là học trường ABC, công việc XYZ thôi, không giải thích hay đính kèm bất cứ thông tin gì khác!!!!

Đó, vậy thì các bạn sinh viên mới ra trường cứ tự tin rải CV nhé, nếu có rớt thì chắc duyên chưa tới rồi :)) sửa sang CV năm sau lại nộp tiếp vậy.

Kĩ năng tiếng Anh cơ bản có xin việc được không?

Tiếng Anh đủ tốt để vượt qua vòng phỏng vấn bằng TA với HR, vòng phỏng vấn TA với Manager, và một số dự án phải làm thêm bài test tiếng Anh về chuyên ngành nữa. Mình từng nộp CV cho một công ty phải làm tổng cộng đến hơn 10 bài test từ test 4 kĩ năng tiếng anh (nghe, nói, đọc, viết) rồi còn phát âm, cho đến test sản phẩm.

Lúc vào làm thì hầu hết sử dụng tiếng Việt vì job là cần tìm Vietnamese Speakers cho thị trường VN. Một số dự án thì có cả khách việt và khách expats ở VN thì đòi hỏi kĩ năng giao tiếp tốt hơn. Hay có công việc, bạn phải làm cho nhiều thị trường, cả những thị trường nói tiếng Anh thì lúc đó kĩ năng tiếng Anh tốt là một yêu cầu bắt buộc. Ngoài ra các công việc như dịch thuật, phiên dịch đương nhiên sẽ đòi hỏi kĩ năng tiếng Anh lưu loát.

Có bắt buộc có chứng chỉ IELTS, TOIEC không?

Không. Hầu hết 99% công việc không bắt buộc chứng chỉ tiếng anh. Tuy nhiên với những việc liên quan đến ngôn ngữ, dịch thuật, copywriter, đặc biệt là những công việc phiên dịch, dịch thuật lương khủng ở Phillipines thì có bằng cấp tiếng Anh là một điểm cộng lớn cho CV.

35 tuổi rồi có apply job nước ngoài được không?

Dạ có. 35 tuổi apply thoải mái ạ, nếu anh chị có kinh nghiệm làm việc rồi có thể apply ở những vị trí tốt hơn như leader, manager, assistant, QA. Công ty cũ của em còn có mấy anh chị 39, 40 tuổi vẫn đi làm bình thường ạ.

Làm việc trong lĩnh vực marketing thì nên đi nước nào?

Lĩnh vực marketing ở Châu Á khá nhiều, và mình thấy tuyển dụng nhiều nhất là Malaysia và Singapore.

Tại Malaysia, gần đây một số công ty agency local bắt đầu tuyển dụng digital marketing specialist cho thị trường Việt Nam. Vì là công ty agency nên đòi hỏi rất nhiều kĩ năng về digital marketing, và cũng hầu như không được training như các công ty BPO.

Còn các công ty BPO thì hiện tại có các dự án liên quan đến Digital Marketing như Google Ads, Facebook Ads, Webmaster, Youtube, Tiktok, v.v.

Không có kinh nghiệm liên quan tới job đó có apply được không?

CÓ. Như mình đã viết khá nhiều là cứ apply, qua đây các bạn đều được training lại từ đầu hết. Rất nhiều bạn học về du lịch, khách sạn, ngôn ngữ vẫn tìm được job bên mảng marketing, digital, finance. Nếu chưa có kinh nghiệm thì có apply những vị trí như review content, customer service, customer advocate, Lodging Partner Associate, receptionist. thì sẽ dễ hơn. Sau khi qua đây 1 năm, các bạn có thể tìm hiểu, học thêm và apply các job khác. Lúc đó, đã có kinh nghiệm làm trong customer service và làm trong ngành BPO thì cũng sẽ dễ tìm việc hơn.

Với những công việc đòi hỏi nhiều kĩ năng về chuyên ngành như Finance, Account Payable, chuyển về Tech, thì tỉ lệ đậu qua vòng CV cũng khá khó nên có thể cải thiện kĩ năng cũng như CV profile bằng cách tham gia các khóa học online ở coursera hay linkedin, hoặc tham gia các tổ chức tình nguyện, thực tập, part time của ngành có liên quan cũng sẽ là một điểm cộng lớn cho CV.

Mình giải thích một chút xíu về các dự án để mọi người hiểu rõ hơn về tính chất công việc của BPO. Mỗi dự án mà công ty BPO nhận về được có thể tùy dự án mà chia ra nhiều team khác nhau, ví dụ dự án Youtube có team sale, team receptionist, team customer service, v.v. thì mỗi team sẽ có những yêu cầu khác nhau nữa. Một số dự án nhỏ hơn thì có thể sẽ làm với Global team, các nước khác nhau trên thế giới, châu Á, châu Âu, v.v

Nên chọn làm việc ở Mã Lai, Singapore, Thái Lan, Philippine hay nước nào ở Châu Á?

Cái này chắc sẽ tùy cảm nhận của mỗi người. Thật ra thì lúc rải đơn, mình rải hết không chừa một nước nào. Rải CV không tốn tiền mà nên chỗ nào có tuyển là nộp luôn. Mình từng rải CV ở Malaysia, Singapore, Hongkong, Thailand, Phillipine, Indonesia, còn Cambodia thì chưa apply nhưng vẫn thấy có job tuyển nha. Ở Myanmar thì lúc đó được mời đi phỏng vấn vòng 2, nhưng công ty mời qua tận bên Yangon phỏng vấn nên mình bỏ luôn. Singapore và Indonesia thì rải nhưng không thấy hồi âm. Philippines thì phỏng vấn nhiều nhưng công việc cũng không phù hợp. Thailand thì cũng có nộp đơn, nhưng bản thân thấy không phù hợp với cuộc sống ở Bangkok.

Trả lời đơn giản là cứ nộp đi, nước nào chọn mình thì mình xách ba lô lên mà đi thôi, cũng không có nhiều cơ hội để kén chọn. Còn bản thân mình thì thấy dễ nhất và có nhiều cơ hội nhất là Malaysia, Phillipine và Thailand. Singapore thì riêng về khoảng làm visa cho người nước ngoài đã khó rồi, mỗi công ty mỗi năm thì có quy định sẽ cấp visa cho một % nhất định người nước ngoài thôi, nên công ty cũng hạn chế tuyển từ bên ngoài. Indonesia và Myanmar thì cơ hội làm việc cũng ít hơn 3 nước còn lại.

Còn về môi trường sống thì mình vẫn thích Mã Lai nhất, vừa rất tiện lợi về phương tiện công cộng mà còn nhiều núi rừng cho những đứa đam mê thiên nhiên như mình nữa. Philippines, mình có khá nhiều bạn bè làm việc ở đây, môi trường sống cũng khá ok, ưu đãi của công ty tốt, lương cao, phương tiện công cộng thì không được như Mã Lai. Thái thì mình có đi du lịch ở Bangkok, cuộc sống cũng tấp nập vội vã như kiểu Saigon.. Đó, nên thật ra là cứ nộp, cơ hội tới thì đi thôi, mỗi nơi sẽ có một trải nghiệm khác nhau.

Những công ty nào ở Malaysia hay tuyển dụng nhân sự Việt?

  1. Công ty Accenture:https://www.accenture.com/my-en
  2. Công ty Cognizant:https://www.cognizant.com/malaysia
  3. Concentrix:https://www.concentrix.com/
  4. Công ty TDCX:https://www.tdcx.com/about
  5. Công ty Teleperformance (Penang):https://my.www.teleperformance.com/en-us
  6. Agoda Malaysia
  7. IBM Malaysia: https://www.ibm.com/my-en
  8. SELLBYTEL Group GmbH
  9. Michael Page:https://www.michaelpage.com.my/
  10. AEGIS BPO Malaysia
  11. Công ty Expedia Malaysia
  12. Exness:https://www.exness.com/
  13. Công ty Sutherland Global Service:https://www.sutherlandglobal.com/
  14. Electrolux Home Appliances:https://www.electrolux.com.my/
  15. Tiktok Malaysia: https://careers.tiktok.com/position
  16. Công ty agency local: https://fovtytech.com/

Các trang web tìm việc ở Malaysia?

Câu này bạn đọc lại các trang tìm việc trong Phần 1 Kinh nghiệm tìm việc ở nước ngoài nhé. Và tham khảo thêm những công ty tuyển dụng ở ngay câu hỏi phía trên nhé.

Mức lương cho người Việt ở Malaysia tầm khoảng bao nhiêu?

Ở các vị trí agent nhân viên thì mức lương cơ bản ( basic salary) có thể giao động từ : 3500 5500RM (2020). Nhưng cũng tùy lĩnh vực nữa, ví dụ liên quan tới IT thì có thể cao hơn nhiều. Ngoài ra sẽ có thêm những khoảng phụ như:

  • Allowance: travel, language, house.
  • Commission: tiền thưởng, hoa hồng. Tiền này nhiều hay ít phụ thuộc vào title job là gì. Ví dụ làm sales chẳng hạn thì khoảng này khá cao.
  • Lương tháng 13: Ở Malaysia thì chỉ được 1 vài công ty có lương tháng 13 thôi, hoặc là vị trí cao hơn thì mới có lương tháng 13 hoặc thưởng cuối năm.
  • Khác: Bảo hiểm y tế (medical care), có công ty thì được thêm khoảng tiền đi học ngôn ngữ miễn phí, đi tập gym, khám răng, khám bệnh tổng quát.

Vậy thì lương basic salary cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào:

  • Title job là gì?: làm customer service, làm finance, làm marketing hay làm bên mảng IT.
  • Công ty gì/ dự án gì: tùy thuộc vào độ tử tế của HR và công ty thật sự :))). Vì người đưa ra mức rate là công ty, nhưng chốt lương cuối cùng là người HR tuyển bạn. Có thể cùng job title mà công ty này trả nhiều hơn công ty kia, chuyện bình thường luôn ạ.
  • CV đẹp/ phỏng vấn hay: phỏng vấn xuất sắc thì có cơ hội deal lương xuất sắc hơn xíu.
  • Background: có bằng master thì mức lương HR offer sẽ khác so với bằng bachelor, kinh nghiệm background có liên quan thì cũng sẽ khác. Hoặc một số công ty sẽ dựa theo lương của công việc cũ mà offer lương hiện tại cho bạn. Nên việc ở cùng 1 team, làm chung vị trí, người lương thấp người lương cao ngất ngưỡng là chuyện bình thường.

Những thành phố mà người VN làm việc và sinh sống đông tại Malaysia?

Đông nhất là thủ đô Kuala Lumpur. Những khu vực tập trung như KL Sentral, Mid Valley, Sunway, Cheras, khu KLCC, Selangor, Petaling, Bangsar gần hết cả KL luôn rồi. Tiếp đến là Penang, rồi Cyberjaya, Johoh.

Chi phí sinh hoạt hàng tháng tại Malaysia là bao nhiêu?

Chi phí sinh hoạt cao thấp thì tùy người, tùy khu vực, nên ở đây mình liệt kê chi phí sinh hoạt của mình nha. Background của mình là tiết kiệm để tiền đi du lịch và một số việc khác của bản thân nên cũng không dám chi tiêu nhiều, mình cũng ít đi ăn ngoài và không đi bar pub, ít bạn bè.

Tiền nhà: 700RM (phòng small medium ở khu gần KL sentral). Nhìn chung giá phòng giao động từ 600-1000RM (tùy khu + tùy loại phòng)

Tiền đi lại: 100 RM (mình toàn đi tàu/bus khi nào từ sân bay oải quá mới đi grab về. Bạn nào hay đi Grab thì tính khoảng này tầm 200-300RM

Tiền ăn uống: công ty mình có bao ăn trưa tại văn phòng, vậy nên chi phí ăn uống mình cũng tiết kiệm được 1 khoản nhỏ. Mỗi tháng mình chi tầm 300-400RM (mình nấu ăn ở nhà, chỉ có đi ăn sinh nhật, chia tay bạn bè và tour guide mới ăn ngoài thôi). Bạn nào hay ăn ngoài thì tính khoảng này tầm 500-800RM.

Khác: 100RM: việc đột xuất, tiền mua sách vở, du lịch, leo núi, sinh nhật, thuốc than

Mỗi tháng mình tiêu khoảng trên dưới 1200RM.

Cập nhật chi tiêu của mình trong mùa dịch, mời các bạn đọc bài: chi phí sinh hoạt tại Kuala Lumpur.

Các ưu đãi, đãi ngộ dành cho người Việt thường như thế nào?

Uhmm.,..mình không thấy có đãi ngộ gì đặc biệt cho riêng người Việt cả :))). Ngoài những benefits cơ bản của công ty thì employees nước nào cũng nhận được thì nhiều lúc còn bị shock văn hóa: cùng một công việc mà lương của Taiwan, Korea có khi gấp đôi thậm chí gấp ba lương VN, lương của Japan thì còn khủng hơn nữa. Lương VN thì cũng xấp xỉ như của Thái, Indo.

Có được nghỉ tết về Việt Nam không?

Về vấn đề nghỉ lễ sẽ tùy vào mỗi công ty, thường thì sẽ có ba trường hợp: công ty nghỉ theo lịch lễ Việt Nam, nghỉ theo lịch lễ Mã lai, hoặc kết hợp của cả hai.

Nếu nghỉ theo lễ Việt Nam thì bạn sẽ được về chơi tết vô tư luôn. nếu nghỉ theo lịch Mã Lai thì Chinese New Year bạn cũng được nghỉ 3 ngày mùng 1,2,3, rồi có thể xin nghỉ off (annual leave) thêm để về VN. Nếu nghỉ theo lịch Mã Lai thì sẽ được nghỉ nhiều hơn rồi, vì holiday Mã Lai một năm đến tận 18-20 ngày.

Thuế người nước ngoài phải trả là bao nhiêu và trong bao lâu?

Chính sách thuế thì thay đổi mỗi năm và còn khác nhau chút xíu giữa các công ty nữa, nên ở đây mình nói cơ bản thôi nhé, khi nào qua làm việc thì công ty thông tin cụ thể cho bạn nha. Lúc mới qua làm thì sẽ phải đóng thuế 30% (2020) trong sáu tháng đầu, sau sáu tháng (182 ngày- không ra khỏi Mã Lai quá 14 ngày nha) bạn phải đi lên sở thuế khai thuế, xác nhận là resident. Sau đó mỗi tháng vẫn phải bị trừ tầm 5%-7%. Vào tháng tư hàng năm bạn sẽ đi claim lại cái khoảng đóng 30% đó để nhận lại tiền, nhận lại tầm hai mấy phần trăm, coi như việc đóng thuê là tiền tiết kiệm vậy. Sau khi khai thuế vào tháng tư hàng năm thì khoảng 2-4 tuần sẽ nhận được lại khoảng tiền này chuyển thẳng vào tài khoảng ngân hàng mà bạn cung cấp.

Các điều luật cơ bản mà người nước ngoài phải chấp hành khi làm việc ở Malaysia?

Mình không rành về luật rồi, nhưng cũ không thấy điều luật gì nghiêm trọng, miễn pà bạn làm việc hợp phá, có giấy tờ của công ty, có visa, EP (employment pass) thì không phải lo gì cả. Mình chỉ có một lưu ý nhỏ cho các bạn: nên cầm theo passport khi đi ra ngoài, đặc biệt vào buổi tối, hoặc ít nhất là phải có hình passport lưu vào điện thoại hoặc bản sao hoặc thẻ công ty. Malaysia thì ngày càng gắt, lúc trước thì không thấy có nhiều trường hợp bị kiểm tra nhưng một năm gần đây bạn bè mình bị cảnh sát hỏi thăm ở nơi công cộng khá nhiều. Nếu bạn đang gửi passport làm visa du lịch, hay gửi passport cho HR làm visa working thì nên có bản sao cầm theo. Miễn là có giấy tờ đưa cho họ xem là okay, không có vấn đề gì. Ở đây ba năm, mình cũng chưa gặp vấn đề gì phức tạp về pháp luật nên cũng không tìm hiểu nhiều.

Nếu đậu rồi thì số tiền mà mình cần chuẩn bị khi đi Malaysia là bao nhiêu?

Bạn có thể xem lại chi tiêu ở câu hỏi phía trên rồi tự tính toán khoảng chi tiêu của bản thân. Khi bay qua thì đem đủ tiền cho những khoảng sau:

  • Chi tiêu của tháng đầu: 1000 1500 RM
  • Cọc nhà: ở Mã Lai thường sẽ cọc nhà 2.5 tháng. Ví dụ tiền nhà 700RM thì kí hợp đồng nhà phải đóng 1 khoảng là 700RM x 2.5 + tiền thuê tháng đầu = 2450RM ( tầm 13.500tr). Nếu bạn thuê phòng master hay studio thì số tiền này sẽ lớn hơn nhiều nha. Tuy nhiên, một số agent/owner có thể deal với họ là cho đóng cọc 1 tháng thôi, rồi tháng sau lãnh lương cọc thêm 1.5 tháng nữa.
  • Trong hai tuần đầu hoặc 1 tháng đầu thì hầu hết công ty sẽ thuê khách sạn cho bạn. Nhưng cái này cũng nên hỏi lại cho kĩ, vì 1 số công ty là tự túc, còn 1 số công ty thì bắt mình trả trước rồi sau đó mới claim tiền lại nha.

Tóm lại là đem 1 khoảng: tiền chi tiêu tháng đầu + tiền cọc nhà 2.5 tháng + tiền thuê nhà tháng đầu.

Môi trường làm việc với văn hóa ở Malaysia như thế nào?

Môi trường công ty: công ty BPO nên sẽ có nhiều nước làm chung trong cùng 1 dự án: Thái, Indo, Nhật, Hàn, Trung, Mãv..v. Sẽ có cơ hội giao lưu gặp gỡ với các bạn đến từ các nước khác. Tùy dự án thì team Việt sẽ nhiều hay ít thành viên. Mình từng là cho dự án đến hơn 70 người Việt, và dự án hiện tại thì chỉ mỗi mình, mình làm chung với Global team 16 bạn, mỗi bạn đến từ một quốc gia khác nhau. Tại thời điểm hiện tại, mình thấy các dự án tuyển đông nhất và cũng đông người Việt nhất là Facebook, Google Ads, hay content review ở Penang.

Về văn hóa: Mã Lai là quốc gia đa văn hóa đa sắc tộc nên mọi người cũng khá cởi mở và chấp nhận sự khác biệt từ người khác. Mình cảm thấy khá thoải mái và rất thích cuộc sống ở đây. Mời bạn đọc bài này để hiểu rõ hơn về Mã Lai nha: 10 điều thú vị về Kuala Lumpur

Khi tìm nhà ở thì cần lưu ý những gì?

  • Nhà gần công ty không?: tổng thời gian đi tầm 20-50 phút là ok.
  • Nhà gần phương tiện công cộng không?: cái này quan trọng, bạn nên xem thử chung cư mình ở có gần KTM, LRT, MRT, bus không. Tốt nhất là đi bằng tàu là tiện nhất, đi bus thì không có lịch trình cụ thể đâu vì buổi sáng có khi kẹt đường là trễ làm luôn. Tàu thì KTM sẽ có chuyển mỗi 20-30p, mình đi KTM gần hai năm không có vấn đề gì hết, chỉ cần bạn năm lịch trình, đi đúng giờ là được. Còn LRT thì sẽ tiện hơn vì có mỗi 3-5 phút. MRT là tàu mới, vé tàu hơi mắc so LRT, KTM.
  • Thuê nguyên căn/ studio/ room?: Có tiền thích ở thoải mái thì thuê hẳn studio >1100RM. Hoặc có thể rủ bạn bè thuê chung nguyên căn thì sẽ rẻ hơn thuê từng room riêng lẻ, nhưng lỡ có bạn nào chuyển đi thì phải vất vả tìm người thay thế (replacement). Hoặc muốn tự lập, hoặc để tiện cho việc thích thì chuyển đi thì nên thuê room.
  • Loại phòng gì?: master room (phòng lớn, có toilet riêng), small room(single bed, shared toilet), middle room (shared toilet).
  • Housemate: trước khi dọn vào xem thử housemate như thế nào, sạch sẽ, gọn gàng, ồn ào không. Có phải đạo hồi không, vì thường các bạn đạo hồi không cho nấu thịt heo ở trong nhà không. Mình từng ở với mấy bạn Iran đạo hồi, cả nửa năm không nấu thịt heo.
  • Tiền thuê nhà: xem thử đặt cọc bao nhiêu? thường là 2.5 tháng, nhưng một số chủ nhà vẫn deal được nha, lúc mình ở Bangsar thì chủ nhà chỉ lấy mình 1.5 tháng thôi. Nhiều agent thu phụ phí này nọ, phải hỏi rõ nè.

Tất tần tật về tìm nhà ở Kuala Lumpur bạn đọc thêm ở đây nha.

Phương tiện đi lại ở Malaysia như thế nào?

Ở thủ đô Kuala Lumpur, bạn có thể đi đến hầu hết mọi ngóc ngách của thành phố mà không cần phương tiện riêng vì hệ thống phương tiện công cộng hết sức thuận lợi: có tàu điện, bus, tàu cao tốc, bus trên cao, tàu transit..v..v. Mời bạn đọc thêm bài này nhé: Tất Tần Tật về phương tiện công cộng ở Kuala Lumpur, Malaysia

Các địa điểm vui chơi, trekking hay các hoạt động xã hội ở KL?

Malaysia thì style vui chơi gì cũng có: yêu thiên nhiên, núi rừng, thích bar pub, thích shopping, thích ăn uống, yêu du lịch, yêu văn hóa.. có đủ.

Mời bạn đọc thêm bài: Các địa điểm trekking ở Kuala Lumpur và bài 10 điều thú vị về Kuala Lumpur để hiểu hơn về KL và Malaysia nhé.

Ẩm thực ăn uống ở Malay như thế nào?

Ở Malaysia có 3 tộc người chính là: Ấn, Trung và người gốc Mã, bên cạnh đó dân nhập cư và người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Mã Lai cũng rất đông, nên ẩm thực Mã Lai cũng hết sức đa dạng. Ở tại thủ đô thì bạn có thể dễ dàng tìm thấy các món ăn: Trung Hoa, Ấn, món Mã, Thái, Việt, các nhà hàng trung đông, Iran cũng khá nhiều. Nhưng bản thân mình thì vẫn trung thành với món Việt, vẫn thấy đồ ăn Việt Nam là ngon nhất. Và mọi người cũng đừng lo là không tìm thấy đồ Việt ở đây nhé, vì ngày càng có nhiều quán ăn Việt và cả những cửa hàng nhập hàng hóa, đồ khô, thực phẩm Việt cũng rất nhiều.

Quá trình làm visa, xuất nhập cảnh ra sao, công ty với mình cần làm những gì?

Nếu đậu phỏng vấn rồi thì công ty sẽ bắt đầu quy trình làm visa để bạn nhập cảnh. Hầu hết công ty sẽ lo giấy tờ để bạn làm visa, công ty gửi hợp đồng, giấy tờ cần thiết qua email và những giấy tờ yêu cầu bạn chuẩn bị để nộp cho ĐSQ. Sau đó, bạn nộp ở ĐSQ Malaysia ở VN hoặc văn phòng làm visa mà công ty yêu cầu trong email, đợi 5-7 ngày làm việc là có ngay visa. Nói chung khá đơn giản, không có khó khăn gì cả nên các bạn yên tâm về quy trình làm giấy tờ nhé.

Những cái được và mất khi đánh đổi làm việc tại Malaysia thay vì Việt Nam?

Mỗi người sẽ có những trải nghiệm và cảm nhận khác nhau nên cũng khó trả lời được câu này. Vì vậy mình chỉ xin chia sẻ ngắn gọn về cảm nhận riêng của bản thân. Mình nghĩ việc từ bỏ công việc và bắt đầu lại mọi thứ ở một đất nước khác đã là một cơ hội để bản thân trưởng thành hơn và có những trải nghiệm khác hơn. Ở Malaysia mình cũng có cơ hội đi du lịch nhiều hơn vì vé máy bay rẻ, xin nghỉ off dễ, cuộc sống chậm rãi hơn cuộc sống của mình trước đây. Sống một mình đôi khi bão tố ập đến cũng chẳng hay biết, nhưng những lúc như vậy cũng làm mình mạnh mẽ hơn. Nhiều lúc cũng chẳng biết mình có đang đi đúng hướng hay không? Nhưng thôi cuộc đời là những ngã rẽ và những lần lạc lối vậy :)) What will be will be!!

Có các cộng đồng giúp đỡ người Việt tại Malay không? Tên các trang expat người nước ngoài, người Việt tại Malay?

Công đồng người Việt tại Malaysia thì có cũng nhiều group trên facebook. Bạn cứ tìm từ khóa là Vietnamese in Malaysia là có nha. Trang expat thì cũng có nhiều trên FB, cứ đánh từ khóa là sẽ ra ngay.

Bên cạnh đó, mình kết nối/ tham gia các nhóm theo sở thích của bản thân. Ví dụ thích trekking thì mình có join 1 vài group để lập nhóm đi trekking với các bạn local hoặc expat, thích du lịch thì mình dùng app couchsurfing, có nhiều hoạt động trên này khá hay, và mình cũng làm tour guide cho một vài bạn trên app này khi các bạn đến thăm KL, hoặc là tham gia các group tình nguyện, hoạt động môi trườngv..v

Thông thường mất bao nhiêu lâu để tìm được việc tại Malaysia? nếu phỏng vấn thành công thì tầm bao nhiêu lâu có thể qua Malay được?

Thời gian tìm việc thì có thể tầm 1 tháng đến 6 tháng, thậm chí là 1 năm. Thật ra là cũng tùy vào bạn muốn tìm công việc gì, kĩ năng bản thân như thế nào, tìm có việc là đi liền hay bạn phải đợi có việc ưng ý mới đi, nên cũng khó nói là mất bao lâu.

Từ lúc kí hợp đồng thì khoảng 1-2 tuần là làm xong visa. Sau đó là có thể bay qua liền rồi, tùy vào ngày bắt đầu của dự án mà bạn sẽ được công ty sắp xếp cho qua ngày nào nhé.

Các bệnh viện, điều kiện khám chữa bệnh bên đó như nào, chi phí như nào?

Bên này thì các bệnh cảm, sốt nhẹ thì có thể đi khám clinic-phòng khám tư là ok. Phòng khám tư thì nhiều lắm, đâu đâu cũng đó, gần condo mình đi bộ thôi thì cũng có tới 3 clinic rồi. Đi khám clinic thì chỉ cần dùng thẻ medical của công ty sẽ được khám miễn phí, chỉ cần đóng phí dịch vụ 5RM thôi.

Bệnh viện ở đây dụ vụ khá tốt, bệnh viện cũng không đông đúc như ở Saigon. Tiền viện phí ở đây thì siêu mắc ạ, nên các bạ nhớ kiểm tra xem khoảng này có bao gồm trong bảo hiểm (medical care) của công ty không nhé.

Tùy công ty thì bảo hiểm y tế bao gồm những gì: khám clinic (một năm 1000-3000RM), phí nằm viện, phí khám dịch vụ tại bệnh viện, khám tổng quát, khám răng, khám mắt, v.v.

Những đồ dùng vs thực phẩm cần chuẩn bị khi qua Malaysia là gì? mỹ phẩm, mì tôm, áo ấm,

Bên này thì thực sự là cái gì cũng có, nên đem những thứ cần thiết thôi. Thường thì công ty mua cho 20-30kg hành lý thì cũng chỉ đem được quần áo, sách vở, mỹ phẩmv..v. Hai tuần 1 tháng đầu thì ở khách sạn, chưa biết đường xá, cũng chưa quen đồ ăn bên này nên bạn có thể đem theo mì gói hay đồ ăn Việt Nam nha. Mình còn nhớ 2 tuần đầu tiên mình ở khu Ấn, không ăn được cà ri mà cũng chưa quen vị đồ ăn bên này nên toàn ăn mì 3 miền mình đem theo. Còn sau này quen rồi thì đi đến NSK, Mimi Nguyễn là mua đầy đồ VN luôn nhé.

Khí hậu bên này cũng như ở Saigon, cũng khá nóng. Tuy nhiên, đâu đâu cũng có máy lạnh hết, từ công ty, phương tiện công cộng, chung cư, mall, supermarket, v.v. Và di chuyển toàn bằng tàu nên mình cũng cảm thấy không nóng bức như ở Saigon. Vì vậy nên quần áo bạn có thể mang theo đồ mặc cho mùa hè thôi. Có thể đem theo một vài đồ ấm để đi du lịch đến Sabah, Cameron hay đi du lịch tới mấy nước lạnh hơn nè.

Cơ hội cho du học sinh không tìm được việc ở Châu Âu nhưng cũng chưa muốn về VN !?

Cảm ơn Việt Hoàng đã gợi ý câu này để mình thêm vào đây. Mình nghĩ nếu đã có cơ hội đi du học rồi thì ai cũng muốn cố gắng tìm việc ở Châu Âu hay đất nước mà các bạn theo học, nhưng cơ hội không đến với tất cả mọi người. Trong trường hợp các bạn học xong, không tìm được việc và cũng chưa muốn quay lại VN thì tìm việc ở các nước Châu Á cũng là một lựa chọn. Ở các dự án mình làm cũng có khá nhiều du học sinh.

Việt Hoàng, Những bạn học ngành business (Marketing, HR, Supply Chain) như em ở châu Âu khi ra trường gặp rất nhiều khó khăn khi xin việc vì phải cạnh tranh với người bản địa. Thua họ về mặt ngôn ngữ và kiến thức văn hóa nên bọn em lúc nào cũng trăn trở Ở hay Vềý ạ. Qua chia sẻ của chị em nhận ra Đông Nam Á là một câu trả lời rất hay, không Ở cũng không Về mà quanước thứ 3. Vì ở ĐNA mình vừa có lợi thế về tiếng Việt lại dễ dàng làm việc với người nước ngoài từ kinh nghiệm học tập ở châu Âu. Bài viết có thể sẽ rất hữu ích cho các bạn du học sinh ở châu Âu và cả Mỹ nữađó ạ.


Rất hi vọng bài viết hữu ích cho bạn, nhớ để lại comment cho mình có động lực viết tiếp phần 3 nha.

Mời bạn đọc thêm về Malaysia ở đây:

Kinh nghiệm tìm việc ở nước ngoài (phần 1)

10 điều thú vị về Kuala Lumpur

Cuối tuần ở Kuala Lumpur, đi đâu và làm gì

Những địa điểm trekking ở Kuala Lumpur

Tất Tần Tật về phương tiện công cộng ở Kuala Lumpur, Malaysia

Tìm nhà ở Kuala Lumpur, Malaysia

Chi phí sinh hoạt ở Kuala Lumpur

Hi vọng bài viết giúp ích các bạn! Chúc bạn tìm được công việc tốt và có những trải nghiệm tuyệt vời nhé.