Đinh bộ lĩnh là ai

Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc về vị vua cờ lau Đinh Tiên Hoàng, chính sử của các triều đại cùng các nguồn sử liệu khác nhau hầu hết đều thống nhất rằng, tên húy của Đinh Tiên Hoàng chính là Đinh Bộ Lĩnh. 

Cụ thể, trong quyển I của Đại Việt sử lược, phần chép về nhà Đinh và tiểu sử của Đinh Tiên Hoàng có ghi: “Tên húy là Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư”. Trong phần Nhân vật chí, quyển VI, mục Dòng chính thống các đế vương của Lịch triều hiến chương loại chí có viết về Đinh Tiên Hoàng rằng: “Họ Đinh, tên là Bộ Lĩnh, người ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng [Ninh Bình], là con Đinh Công Trứ, làm Thứ sử châu Hoan”.

Bên cạnh đó, theo chương thứ 3 trong Việt sử yếu của Hoàng Cao Khải cũng ghi: “Đinh Tiên Hoàng, tên húy là Bộ Lĩnh, là người ở động Hoa Lư [nay thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình]”.

Hay Việt sử diễn âm cũng có đôi dòng thơ rằng: “Chẳng ngờ có Gia Viễn nhân/Tên là Bộ Lĩnh tranh quyền làm vua” hay phần Đinh Kỷ trong Thiên Nam ngữ lục ghi rõ: “Trần ai khôn kẻ biết hay/Đất lành Gia Viễn trời rày giáng sinh/Tên là Bộ Lĩnh thông minh/Cha xưa Thứ sử nhậm thành Hoan Châu”.

Ngoài ra, nhiều cuốn sách khác đều thống nhất việc vị vua đầu tiên của triều Đinh có tên húy là Đinh Bộ Lĩnh. Tuy nhiên, theo một số nguồn tư liệu khác, tên thật của Đinh Tiên Hoàng không phải như thế.

Theo vua Tự Đức trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh, quyển chín, phần Giai sự bổ vịnh [thượng], bài Lô hoa trượng có viết: “Đinh Tiên Hoàng, họ Đinh, tên húy là Hoàn. Người ở động Đại Hoàng Hoa Lư [thuộc Ninh Bình], là con Thứ sử Châu Hoan Đinh Công Trứ”.

Vậy tên Đinh Bộ Lĩnh thì sao?

Theo một số nguồn, Bộ Lĩnh thực chất là một chức quan mà sứ quân Trần Lãm - tức Trần Minh công phong cho khi ông cùng con trai Đinh Liễn sang vùng Bố Hải Khẩu [nay thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình] nương nhờ thời loạn 12 sứ quân. 

Còn ở vùng đất Hoa Lư lại truyền rằng, tên gọi Đinh Bộ Lĩnh xuất phát từ việc Thân phụ ông là Đinh Công Trứ được phong làm Thứ sử, nắm giữ vùng đất Hoan Châu [thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay]. Đến năm Đinh Dậu 937, Kiều Công Tiễn giết hại nghĩa phụ là Dương Đình Nghệ, sau đó cướp quyền.

Trước tin này, Đinh Công Trứ cùng nhiều tướng lĩnh khác đem quân theo Ngô Quyền, diệt Kiều Công Tiễn và tham gia trận đánh Bạch Đằng. Khi Ngô Quyền lên ngôi, Đinh Công Trứ tiếp tục giữ chức trấn thủ Hoan Châu.

Sau này, do thuộc hạ bất cẩn làm cháy kho lương nên ông bị cách chức. Ông liền đưa Đàm Thị - người vợ của mình khi đó đang mang thai - cùng một số tùy tùng thân tín “khăn gói quả mướp” về Hoa Lư. 

Khi gần tới làng, đoàn người đi bộ mới dừng chân dưới núi Bái Lĩnh [còn gọi là núi Đính, nay gọi là núi Bái Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình] để nghỉ ngơi. Khi đó, Đinh Công Trứ nói với vợ rằng, nếu sinh con trai thì sẽ đặt tên là Bộ Lĩnh để ghi nhớ chuyến bộ hành gian nan cùng lần nghỉ chân dưới núi Bái Lĩnh này.

Còn nếu tên Đinh Hoàn theo như vua Tự Đức có ghi là đúng thì bà Dương Vân Nga không chỉ là hoàng hậu duy nhất của hai vua ở hai triều đại khác nhau trong sử nước Việt, mà còn có hai người chồng đều cùng một tên Hoàn, đó là Đinh Hoàn và Lê Hoàn.

Xem thêm: Người bạn thời thơ ấu giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, dựng cơ nghiệp nhà Đinh là ai?


Đinh Tiên Hoàng[924-979] là vịvuasáng lập triều đạinhà Đinh, nướcĐại Cồ Việttronglịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹploạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 nămBắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vươngtriều bề thế: Thời kỳ phục quốc củaViệt Nam, từhọ Khúcchỉ xưng làmTiết độ sứ, tớiNgô Quyềnxưngvươngvà tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vuanhà Tiền Lýxưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyềnViệt Nammới thực sự vươn tới đỉnhcaongôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưngHoàng đếnhư một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ởViệt Nam,vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

Tên gọi

Hiện nay người Việt thường gọi ông là "Đinh Tiên Hoàng" nhưng "Tiên Hoàng" không phảibản danhcủa ông vua họ Đinh này, cũng không phải làthuỵ hiệuhaymiếu hiệucủa ông. Cái tên này là do người đời sau ghép từ họ Đinh của ông với tên gọi "tiên hoàng". Tên gọi "Đinh Tiên Hoàng đế" cũng tương tự như vậy. "Việt sử lược" gọi ông là "tiên vương", "Đại Việt sử ký toàn thư" gọi là "tiên hoàng", "tiên hoàng đế". "Tiên vương", "tiên hoàng", "tiên hoàng đế" ý đều là vị vua đời trước, vị vua đã chết. Sau khi ông chết được quần thần chỉ tôn ông làm "Tiên hoàng đế" mà không đặt thuỵ hiệu, miếu hiệu cho ông. Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác cũng có cái tên chắp ghép theo kiểu này là Trần Hưng Đạo [ghép từ họ Trần của ông với Hưng Đạo vương, là tước vị của ông].

"Việt sử lược" và "Đại Việt sử ký toàn thư" đều nói bản danh của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Bộ Lĩnh.Trần Trọng Kimtrong "Việt Nam sử lược" cho biết có sách nói Đinh Tiên Hoàng bản danh là Đinh Hoàn , "bộ lĩnh" là tước quanTrần Lãmphong cho Đinh Hoàn. Trần Trọng Kim thấy "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" và các sách khác đều nói Đinh Tiên Hoàng bản danh là Đinh Bộ Lĩnh nên ông vẫn dùng tên gọi Đinh Bộ Lĩnh.[7]

Sinh thời ông cótôn hiệulà Vạn Thắng vương, Đại Thắng Minh hoàng đế.

Thuở hàn vi

Tượng đài cờ lau Đinh Bộ Lĩnh ởThành phố Hồ Chí Minh

Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân [tức22 tháng 3năm924] ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng [nay thuộc xãGia Phương,Gia Viễn,Ninh Bình][8][9]. Cha của ông làĐinh Công Trứ, nha tướng củaDương Đình Nghệ, giữ chức thứ sửHoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăntrâulấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, cóĐinh Điền,Nguyễn Bặc,Lưu CơvàTrịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.

Đại Việt Sử Ký Toàn Thưchép:

“Vuamồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng,vuathường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằngvua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão cácsáchbảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ởsáchĐào Áo. Người chú củavuagiữsáchBông chống đánh vớivua. Bấy giờ,vuacòn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan,[10]cầu gãy,vuarơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai conrồngvàng hộ vệvua, nên sợ mà lui.Vuathu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi làVạn Thắng Vương.”

Có một giai thoại về Đinh Bộ Lĩnh thuở bé.

Một lần Đinh Bộ Lĩnh quyết định cho mổ contrâucủa người chú để "khao quân". Ông mang đuôi trâu cắm vào một khe núi. Đến tối Đinh Dự hỏi, Đinh Bộ Lĩnh nói dối trâu vào hang và cửa hang đã bị lấp lại. Đinh Dự tới nơi, rút cái đuôi trâu ra, giận người cháu nói dối nên đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh bỏ đi mất.

Thống nhất giang sơn

Năm944Ngô Quyềnmất. Anh/em vợ của Ngô Quyền làDương Tam Khatự lập làm vua là Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Năm950,Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua. Sau đó Ngô Xương Văn đón anh trai làNgô Xương Ngậpvề cùng làm vua. Đến năm954, Ngô Xương Ngập bị bệnh mất.

Năm965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình[11]bị phục binh bắn chết. Con của Ngô Xương Ngập làNgô Xương Xínối nghiệp, quá suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều. Từ năm966, hình thành 12 sứ quân, sử gọi làloạn 12 sứ quân:

Sơ đồ chiếm đóng 12 sứ quân

  1. Ngô Xương Xígiữ Bình Kiều [Triệu Sơn-Thanh Hóa].
  2. Đỗ Cảnh Thạctự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang [Thanh Oai,Hà Nội]
  3. Trần Lãmtự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố [Thái Bình]
  4. Kiều Công Hãntự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu -Bạch Hạc[Việt Trì và Lâm Thao,Phú Thọ]
  5. Nguyễn Khoantự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái [Vĩnh Tường,Vĩnh Phúc]
  6. Ngô Nhật Khánhtự xưng là Ngô Lãm Công, giữĐường Lâm[Sơn Tây,Hà Nội]
  7. Lý Khuêtự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại [Thuận Thành,Bắc Ninh]
  8. Nguyễn Thủ Tiệptự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữTiên Du[Bắc Ninh]
  9. Lã Đườngtự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang [Văn Giang,Hưng Yên]
  10. Nguyễn Siêutự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt [Thanh Trì,Hà Nội]
  11. Kiều Thuậntự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ -Cẩm Khê[Phú Thọ]
  12. Phạm Bạch Hổtự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu [Hưng Yên]

Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùngHoa Lư. Sau đó, ông cùng con trai làĐinh Liễnsang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tứcTrần Lãmở Bố Hải Khẩu [Thái Bình]. Đinh Bộ Lĩnh cưới Trần Nương và trở thành con rể của Trần Minh Công. Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chốngnhà Ngôvà các sứ quân khác. Chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương. Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.

Mở nước, lập đô, đổi xưng Hoàng đế

Đồng tiền Thái Bình hưng bảo,tiền đầu tiên ở Việt Nam

NămMậu Thìn968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôiHoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu làĐại Cồ Việt, đóng đô ởHoa Lư. Đinh Tiên Hoàng cho xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ. Vua phong choNguyễn Bặclà Định Quốc công,Đinh Điềnlà Ngoại giáp,Lê Hoànlàm Thập đạo tướng quân,Lưu Cơlàm Đô hộ phủ sĩ sư, Tăng thốngNgô Chân Lưuđược ban hiệu làKhuông Việtđại sư,Trương Ma Nilàm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được làm Sùng chân uy nghi và phong cho con làĐinh Liễnlà Nam Việt vương. Vua lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông.

Từ nămCanh Ngọ970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúctiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ởViệt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình.[14]Nhà Đinhcũng là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam.[15]

Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo", mặt sau có chữ "Đinh". Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc tiền của mình bằng đồng.

Về chính trị trong nước có phần quá thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm.

Vềngoại giao, để tránh cuộc đụng độ, nămNhâm Thân972[16], Đinh Tiên Hoàng sai con làĐinh Liễnsang cốngnhà TốngTrung Quốc. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làmGiao Chỉquận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quânTiết độ sứAn Nam đô hộ. Từ đóĐại Cồ Việtgiữ lệ sang triều cống phương Bắc. Từ năm Thái Bình thứ 7 [976], thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ. Kết mối giao thương.

Về quân sự, Đinh Tiên Hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy quân đội nhà Đinh khi đó có 10 đạo, là khoảng 1 triệu người trong khi dân số đất nước khoảng 3 triệu. Vua thực hiện “ngụ binh ư nông”, đó là hình thức vũ trang toàn dân, dựa vào nghề nông mà phát triển quân đội.[17][18]

Cái chết[sửa]

Lăng mộ vua Đinh ởcố đô Hoa Lư

Đinh Tiên Hoàng có con trưởng làĐinh Liễn, nhưng ông lại lập con útHạng LanglàmThái tử. Vì vậy đầu nămKỷ Mão979, Đinh Liễn tức giận sai người giết Hạng Lang. Theo chính sử, tháng 11 [âm lịch] năm đó, một viên quan làĐỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng vàĐinh Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ông được táng ở sơn lăngTrường Yên.

Gần đây, một số nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra giả thuyết: Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua. Theo nhà giáoHoàng Đạo Thuývà một số nhà nghiên cứu hiện nay[19], Đỗ Thích không thể làm chuyện này. Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh. So với Thích, trong triều có các bạn của vua Đinh nhưNguyễn Bặc,Đinh Điền,Lưu Cơ... đều nắm trọng quyền, đủ cả văn lẫn võ. Vì vậy ông không thể mơ tưởng việc sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để ngồi yên trên ngai vàng.

Tôn vinh

Tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế

Hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có đường mang tên Đinh Tiên Hoàng. Một số nơi có đường mang tên Đinh Bộ Lĩnh như ởThành phố Hồ Chí Minh,thị xã La Gi[Bình Thuận], Hương Trà [Thừa Thiên Huế],thành phố Nam Định, Thủ Dầu Một [Bình Dương],Mỹ Tho,thị xã Lai Châu... Một số trường học được đặt tên Đinh Tiên Hoàng. Một số vận động viên thể thao khi gia nhập quốc tịch Việt Nam cũng lấy họ theo vua nhưĐinh Hoàng La,Đinh Hoàng Max[bóng đá], Đinh Hoàng Chai [bóng chuyền]

Tháng 3 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớpGepard 3.9đầu tiên củaHải quân nhân dân Việt Namđược đặt tên là Đinh Tiên Hoàng.

Trong văn học, nghệ thuật

Ngoài các tư liệu chính sử, trong văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm nổi tiếng viết về Đinh Bộ Lĩnh tiêu biểu như:Cờ lau dựng nước,Trận chiến trong thung lũng,Hoàng đế cờ lau,Sử ca Đinh Bộ Lĩnh,truyền thuyếtsông Hoàng Long,truyền thuyết con ngựa đá,bóng cờ lau... Trong đó có tác phẩm đã được chuyển đổi thành phim nhựa như “Trận chiến trong thung lũng”, “Hoàng đế cờ lau” và "Đinh Tiên Hoàng đế". Trong dân gian, Đinh Bộ Lĩnh còn được xưng tụng với những tên gọi: anh hùng Vạn Thắng Vương, Đại Thắng Minh Hoàng đế... Hình ảnh Đinh Bộ Lĩnh thời niên thiếu đã đi vào thơ ca tuổi trẻ Việt Nam từ thời tiểu học:

“Bé thì chăn nghé, chăn trâu

Trận bày đã lấy bông lau làm cờ

Lớn lên xây dựng cơ đồ

Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua”

Đền thờ, tượng đài

Phong cảnhcố đô Hoa Lư

Các đền thờĐinh Bộ Lĩnhcó ở nhiều vùng miền khác nhau. Nổi bật nhất phải kể đếnNinh Bìnhvới 16 đền thờ,và nhiều nơi phối thờ thường nằm ở phía bắc tỉnh [trong khi các đền thờLê Đại Hànhlại thường nằm ở nửa phía nam của tỉnh này]. Các đền, đình tiêu biểu như:đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đình Yên Trạch, đình Yên Thành ở khu di tíchcố đô Hoa Lư, xã Trường Yên; đình Trung Trữ xãNinh Giang, Hoa Lư;đền thờ Đinh Bộ Lĩnhở xã Gia Phương; đình Viến và đền thung Lau ởđộng Hoa Lư; đình Kính Chúc và đình Thượng Kính Chúc, xã Gia PhúGia Viễn; các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba xã Gia Thủy và các đình thôn Lược, thôn Me xã Sơn Lai huyệnNho Quan.

Nam Địnhcóđền vua Đinh ở xã Yên Thắng, đình Thượng Đồng ở xã Yên Tiến,Ý Yên; ở làng việt cổ Bách Cốc,Vụ Bản; đền vua Đinh ở Giao Thủy…Hà Namcóđền LăngởThanh Liêm; đền Vua Đinh ở xã Đồng Hóa và đền Đặng Xá ở Văn Xá,Kim Bảng; đền Ung Liêm ởPhủ Lý… Hà Nội có đền thờ ở làng Cổ Điển, Tứ Hiệp, Thanh Trì… Xa hơn là Đà Nẵng có đền thờ vua Đinh ở xã Hoà Khương,Hoà Vang;Lạng Sơncó đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng ở thôn Quảng Trung xã Quảng Lạc,thành phố Lạng Sơn;Thanh Hóacó đền Vua Đinh ở làng Quan Thành,Triệu Sơn,Đăk Lăkcó đình Cao Phong[29]ở Hòa Thắng,Buôn Ma Thuột... Tượng đài anh hùng Đinh Bộ Lĩnh ởThành phố Hồ Chí Minhđược dựng ở suối Tiên và công viên Tao Đàn. Tại trung tâmthành phố Ninh Bìnhđã xây dựng khu quảng trường - tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế.[30]

Các vị quan trung thần của vua Đinh Tiên Hoàng được thờ chung ở rất nhiều nơi, qua đó thấy được sự nghiệp và tình cảm đặc biệt mà nhân dân dành cho vị vua này. Đó là các di tích: Phủ Khống ởTràng An[Ninh Bình]; đình làng Kim Sơn, [Gia Lâm,Hà Nội]; Đình làng Đại Vi, xã Đại Hồng [Tiên Du,Bắc Ninh]; Đình làng Mai Động [Hà Nam; Đình thôn Cẩm Du xã Thanh Lưu [Thanh Liêm,Hà Nam]; Đình làng So xã Cộng Hòa [Quốc Oai, Hà Nội]. Đình làng Thuỵ Trà xã Nam Trung [Nam Sách,Hải Dương]. Tục đánh quân ở làng Yên Thư xã Yên Phương [Yên Lạc,Vĩnh Phúc] lại có các trò "Mục đồng đánh quân" và "Chợ mục đồng" suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua đây đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mỗ. Cáclễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hộiđộng Hoa LưởNinh Bìnhcũng diễn lại tích cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ.

  • đền Vua Đinh Tiên Hoàngởcố đô Hoa Lư

  • Đền Vua Đinh, xã Yên Thắng, Ý Yên, Nam Định

  • đền thờ Đinh Bộ Lĩnhởđộng Hoa Lư


Video liên quan

Chủ Đề