Độ bão hòa oxy trong máu là gì

Máy đo SpO2 là máy đo nồng độ ô-xy trong máu ngoại vi [pulse oximeter]. Đây là một trong những thông số đặc biệt quan trọng đối với quá trình điều trị và hồi sức của người bệnh.

SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa ô-xy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin ô-xy hóa [hemoglobin có chứa oxy] so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.

Một người khỏe mạnh sẽ có độ bão hòa ô-xy động mạch ngoại vi [SpO2] trong khoảng từ 95-100%. Nếu con số này hạ xuống dưới mức 90% thì bắt đầu gây nguy hiểm.

Trước khi chiếc máy này ra đời, ngay cả những nhân viên y tế giàu kinh nghiệm cũng chỉ phát hiện ra tình trạng thiếu ô-xy khi cơ thể bệnh nhân đã bắt đầu tím tái, tức là ở độ bão hòa 85%. Chỉ đến sau năm 1864, khi George Gabriel Stokes phát hiện ra chức năng vận chuyển ô-xy trong máu của huyết sắc tố hemoglobin, nhiều phiên bản của máy đo nồng độ ô-xy bắt đầu ra đời và ngày một trở nên hiện đại.

Các thiết bị ngày nay thậm có thể phát hiện cả sự thay đổi nồng độ ô-xy ở mức 1%. Theo đó, hemoglobin [Hb] là một loại protein nằm trong tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển ô-xy tới mọi tế bào trong cơ thể.

Trung bình, một tế bào hồng cầu trưởng thành có khoảng 270 triệu Hb, mỗi Hb có thể mang theo 4 phân tử ô-xy. Khi chúng ta hô hấp, phổi sẽ làm nhiệm vụ gắn các phân tử ô-xy vào các Hb này.

Khi kẹp máy đo SpO2, máy hoạt động được là nhờ tận dụng một khác biệt giữa 2 dạng của huyết sắc tố: Hb mang ô-xy hấp thụ ánh sáng hồng ngoại mạnh hơn, trong khi Hb không mang ô-xy hấp thụ ánh sáng đỏ tốt hơn.

Máy đo gồm có một cặp đèn LED, một đèn chiếu tia đỏ [bước sóng 660 nm], đèn kia chiếu tia hồng ngoại [bước sóng 940 nm] ở một nhánh và một bộ xử lí điện tử ở nhánh còn lại của kẹp.

Như vậy khi máy chiếu đèn, ánh sáng đi xuyên qua ngón tay ta và truyền tới bộ phận xử lý bên kia. Lượng tia "vượt biên" thành công sẽ cho biết tỷ lệ giữa số Hb mang và không mang ô-xy và từ đó ta có thể biết được độ bão hòa ô-xy.

Đánh giá thông thoáng đường thở và tình trạng hô hấp phải được thực hiện ngay lập tức. Đối với bệnh nhân thở máy, điều quan trọng là xác định rằng ống nội khí quản có bị tắc hay bị tuột không. Các dấu hiệu gợi ý những biến chứng trên bao gồm:

  • Giảm rì rào phế nang một bên kèm vùng phổi trống gợi ý tràn khí màng phổi hoặc đặt nội khí quản vào phế quản gốc phải; với ran nổ và sốt, gợi ý khả năng viêm phổi.
  • Các tĩnh mạch cổ nổi kèm mất rì rào phế nang hoặc giảm một bên và cây khí quản lệch sang bên đối diện gợi ý tràn khí màng phổi.
  • Phù hai chân gợi ý suy tim, nhưng phù một bên gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu và do đó có thể dẫn đến thuyên tắc mạch phổi.
  • Thở khò khè là chỉ điểm của co thắt phế quản [điển hình do hen phế quản, nhưng hiếm gặp hơn trong thuyên tắc phổi hoặc suy tim].
  • Rối loạn ý thức gợi ý giảm thông khí.

Tình trạng giảm oxy thường được nhận diện ban đầu bằng cách đo SpO2. Bệnh nhân nên có những thăm dò sau đây:

  • Chụp X-quang ngực [ví dụ: để đánh giá viêm phổi, tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, suy tim hoặc xẹp phổi]
  • Điện tâm đồ [để đánh giá loạn nhịp hoặc thiếu máu cục bộ]
  • Khí máu động mạch [ABG] [để xác nhận tình trạng thiếu oxy và đánh giá mức độ thông khí đầy đủ

Lượng oxy cung cấp được dẫn hướng theo khí máu động mạch [ABG] hoặc đo độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi để duy trì PaO2 trong khoảng từ 60 đến 80 mm Hg [tức là độ bão hòa từ 92 đến 100%] mà không gây ngộ độc oxy. Mức độ này thỏa mãn nhu cầu oxy; bởi vì đường cong phân tách oxyhemoglobin có hình sigma, tăng PaO2 đến \> 80 mm Hg làm tăng sự cung cấp oxy rất ít và không cần thiết. Nên cung cấp phân lượng oxy hít vào thấp nhất [FiO2] để có PaO2 có thể chấp nhận được. Ngộ độc oxy là

  • Phụ thuộc vào nồng độ
  • Phụ thuộc vào thời gian

FiO2 tăng cao kéo dài \> 60% dẫn đến các thay đổi do viêm, thâm nhiễm phế nang và cuối cùng là xơ hóa phổi. Cần tránh FiO2 \> 60% trừ khi cần để duy trì sự sống. FiO2 < 60% được dung nạp tốt trong thời gian dài.

Có thể cung cấp FiO2 < 40% qua canuyn mũi hoặc qua mặt nạ đơn thuần. Một ống thông mũi sử dụng dòng oxy từ 1 đến 6 L/phút. Vì 6 L/phút là đủ để lấp đầy khoang mũi họng, tốc độ cao hơn mức đó là không cần thiết. Mặt nạ đơn thuần và canuyn mũi không cung cấp FiO2 chính xác do sự kết hợp oxy không nhất quán với không khí trong phòng do rò rỉ và do thở bằng miệng. Tuy nhiên, mặt nạ Venturi có thể cung cấp nồng độ oxy rất chính xác.

FIO2 \> 40% cần sử dụng một mặt nạ oxy có túi chứa được nguồn cấp bơm phồng oxy. Trong mặt nạ không hít lại điển hình, bệnh nhân hít thở oxy 100% từ hồ túi chứa, nhưng trong quá trình thở ra, một van cao su lái khí thở ra môi trường, ngăn ngừa sự trộn trở lại CO2 và hơi nước với oxy thở vào. Tuy nhiên, do rò rỉ, những loại mặt nạ như vậy cung cấp FiO2 nhiều nhất là từ 80 đến 90%.

Liệu pháp oxy qua canuyn mũi lưu lượng cao [HFNC], trái ngược với oxy qua mũi truyền thống, cung cấp oxy với tốc độ từ 20 đến 60 L/phút; oxy được làm ẩm. Tạo độ ẩm giúp ngăn ngừa khô và viêm đường thở, duy trì chức năng niêm mạc và cải thiện khả năng thanh thải chất nhầy. Liệu pháp HFNC có xu hướng loại bỏ không gian chết của đường hô hấp trên và giảm công hô hấp hơn so với mặt nạ không tái thở. Liệu pháp này có thể giúp những bệnh nhân bị suy hô hấp giảm oxy máu không phải do suy tim và những người không bị tăng CO2 máu.

Tình trạng giảm oxy kháng trị có thể cần phải có phong bế thần kinh cơ, nghiệm pháp huy động phế nang, thông khí nằm sấp hoặc oxy hóa màng ngoài cơ thể [ECMO] tĩnh mạch-tĩnh mạch.

  • Tình trạng thiếu oxy máu có thể do rối loạn thông khí và/hoặc oxy hoá và thường phát hiện được bằng phương pháp đo SpO2.
  • Bệnh nhân nên chụp X-quang ngực, ĐTĐ và khí máu động mạch [để xác định tình trạng thiếu oxy và đánh giá mức độ thông khí]; nếu chẩn đoán vẫn còn chưa rõ ràng, hãy xem xét kiểm tra tắc mạch phổi.
  • Cung cấp oxy khi cần thiết để duy trì PaO2 giữa 60 và 80 mm Hg [nghĩa là 92 đến 100% độ bão hòa] và điều trị nguyên nhân.

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

Nồng độ oxy bao nhiêu là nguy hiểm?

Cụ thể như sau: Chỉ số SpO2 dao động từ 90 - 93%: chỉ số oxy trong máu là thấp. Chỉ số Sp02 dưới 92% với người bệnh không thở oxy và dưới 95% với người bệnh đang thở oxy: đây chính là dấu hiệu của suy hô hấp.

Oxy trọng máu bao nhiêu là tốt?

Độ bão hòa oxy động mạch bình thường [SaO2] nằm trong khoảng từ 96% đến 98% ở người trẻ tuổi và 95% ở người trên 70 tuổi. Khi chỉ số này ít hơn 90%, được cho là đang ở trạng thái không bão hòa. SpO2 bình thường ở trẻ là trên 95%. Mức SpO2 dưới 94% ở trẻ là một chỉ số khẩn cấp và cần đến bệnh viện.

Nhịp tim và oxy máu bao nhiêu là bình thường?

Ở một người bình thường, chỉ số nồng độ oxy trong máu phải nằm ở mức 96 - 99%, mức ổn định và an toàn là 98%. Về nhịp tim phải nằm ở ngưỡng 65 - 105 nhịp/ phút thì mới được xem là ổn định. Đối với những bệnh nhân không tự thở được thì ngưỡng nồng độ oxy trong máu là 92 - 95% còn nhịp tim khoảng 65 - 120 nhịp/ phút.

Tại sao nồng độ oxy trọng máu thấp?

Chỉ số SpO2 thấp là dấu hiệu của bệnh lý liên quan đến hô hấp như hen phế quản, suy hô hấp, phù phổi cấp, viêm phổi do vi khuẩn hoặc virus SARS-CoV-2 gây ra,… Những bệnh này sẽ khiến chúng ta bị thiếu hụt lượng oxy trong máu. Đây là nguyên nhân làm cho chỉ số SpO2 bị giảm.

Chủ Đề