Doanh nghiệp là gì theo luật doanh nghiệp 2023 năm 2024

Bạn chuẩn bị thành lập doanh nghiệp nhưng còn mông lung chưa nắm rõ điều kiện thành lập doanh nghiệp gồm những gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của FastCA nhé!

Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp (hoặc thành lập công ty) là quá trình tạo ra một tổ chức kinh doanh hoặc công ty để thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tạo lợi nhuận. Quá trình này liên quan đến việc thiết lập cơ cấu hành chính, xác định mục tiêu kinh doanh, quyết định loại hình pháp lý của doanh nghiệp, và tuân thủ các quy định và quy tắc của pháp luật liên quan.

Doanh nghiệp là gì theo luật doanh nghiệp 2023 năm 2024
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chi tiết, cập nhật 2023

Có một số bước quan trọng trong quá trình thành lập doanh nghiệp, bao gồm:

  • Xác định loại hình pháp lý: Người sáng lập doanh nghiệp cần xác định liệu họ muốn thành lập một công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hoặc các loại hình pháp lý khác dựa trên mục tiêu kinh doanh và yêu cầu của họ.
  • Đăng ký doanh nghiệp: Người sáng lập cần thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp với cơ quan quản lý kinh doanh tại quốc gia hoặc khu vực mà họ muốn hoạt động.
  • Lập kế hoạch kinh doanh: Tạo ra kế hoạch kinh doanh chi tiết, bao gồm các mục tiêu, chiến lược, nguồn lực cần thiết, và dự định nguồn thu nhập và chi phí. Thu thập vốn: Xác định nguồn vốn cần thiết để khởi đầu và vận hành doanh nghiệp, và lập kế hoạch thu thập vốn từ các nguồn như vay mượn, huy động cổ đông, hoặc tự tài trợ.
  • Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo tuân thủ với các quy định và quy tắc pháp luật về thuế, lao động, và các lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Thành lập doanh nghiệp có thể là một quá trình phức tạp, và nó yêu cầu sự nghiên cứu, lập kế hoạch cẩn thận và tuân thủ các quy định pháp luật cụ thể của quốc gia hoặc khu vực mà doanh nghiệp hoạt động.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, những đối tượng sau không được thành lập doanh nghiệp:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân.
  • Người chưa đủ 18 tuổi, không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
  • Cán bộ, viên chức, công chức theo quy định về cán bộ, công chức, viên chức.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam.
  • Cán bộ quản lý nghiệp vụ, lãnh đạo tại các doanh nghiệp sở hữu 100% vốn Nhà nước, trừ những người là đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
  • Người đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh hoặc đang chấp hành hình phạt tù.
  • Trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Điều kiện về đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp phải đảm bảo các yếu tố:

  • Loại hình doanh nghiệp bao gồm : Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH), công ty cổ phần (Công ty CP), công ty hợp doanh (Công ty HD), doanh nghiệp tư nhân (DNTN) (điều 38 trong luật doanh nghiệp).
  • Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng tiếng việt, các chữ F, J, Z, W và các kí hiệu.
  • Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Các điều cấm trong việc đặt tên của một doanh nghiệp:

  • Đặt tên trùng hoặc cố tình gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  • Sử dụng từ ngữ vi phạm truyền thống , văn hóa , thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Theo điểm a khoản 1 Điều 28 Luật Doanh nghiệp, một trong những điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành nghề đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Ngành nghề cấm kinh doanh là các ngành nghề có khả năng phương hại đến quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, văn hóa…Điều 6 Luật đầu tư 2020 các ngành nghề kinh doanh bị cấm như: Cấm kinh doanh mại dâm; Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người; Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người…
  • Ngành nghề thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về địa điểm kinh doanh

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Trụ sở công ty không được sử dụng chung cư, khu tập thể trừ trường hợp chung cư, khu tập thể được xây dựng phục vụ mục đích cho thuê văn phòng.

Doanh nghiệp là gì theo luật doanh nghiệp 2023 năm 2024

Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập công ty

Vốn điều lệ là số tiền hoặc giá trị tài sản mà một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh được ghi nhận trong tài liệu thành lập của họ hoặc trong các tài liệu pháp lý liên quan đến doanh nghiệp. Vốn điều lệ thường được xác định khi một doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh hoặc cơ quan chính phủ tương tự.

Ví dụ: Để thành lập công ty kinh doanh ngành nghề tư vấn đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 10 tỷ đồng.

Luật Doanh nghiệp không quy định mức vốn tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp (ngoại trừ những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định). Tuy nhiên, vốn điều lệ chính là cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp với khách hàng, đối tác. Vì thế nếu để quá thấp sẽ làm giảm niềm tin với khách hàng, đối tác trong kinh doanh. Còn nếu để mức vốn điều lệ cao thì cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp và nguy cơ rủi ro cũng cao nhưng sẽ dễ dàng tạo sự tin tưởng với các khách hàng, đối tác hơn, đặc biệt là trong các hoạt động đấu thầu. Do đó, tùy thuộc vào khả năng tài chính và quy mô kinh doanh, chủ doanh nghiệp tự quyết định và đăng ký mức vốn điều lệ phù hợp với khả năng của mình.

Doanh nghiệp phải góp đủ số vốn điều lệ đăng ký trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Quá thời hạn quy định và vẫn không góp đủ vốn điều lệ thì trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Vốn điều lệ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: Nộp 3.000.000 đồng/năm
  • Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: Nộp 2.000.000 đồng/năm

Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải là cá nhân, từ đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý và thành lập doanh nghiệp (đã nêu tại mục 2. Điều kiện về chủ thể thành lập doanh nghiệp); người đại diện theo pháp luật không nhất thiết phải là người góp vốn trong công ty.

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Người đại diện theo pháp luật của công ty, doanh nghiệp có thể giữ các chức danh: Giám đốc/Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty hay Chủ tịch HĐQT tùy theo loại hình doanh nghiệp đăng ký.

Nếu doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật thì phải có thêm hợp đồng lao động và quyết định bổ nhiệm.

Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Điều kiện về nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp). Lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp nộp trực tuyến. Lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp nếu hồ sơ không đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.