Doanh thu fpt 2023

Công ty Cổ phần FPT [mã FPT-HOSE] vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2022, FPT ghi nhận doanh thu đạt 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế của FPT đạt 3.100 tỷ đồng, tăng 28,6% so với cùng kỳ - trong đó, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.490 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ và EPS đạt 2.279 đồng/cp.

FPT cho biết, kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng hai con số với động lực chính tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.

Cụ thể: Khối công nghệ [bao gồm dịch vụ CNTT trong nước và dịch vụ CNTT nước ngoài] tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn, tương đương 11.252 tỷ đồng và 1.625 tỷ đồng.

Doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 8.622 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, doanh thu tăng trưởng tại mọi thị trường, đặc biệt tại Mỹ [tăng 48,4%] và châu Á - Thái Bình Dương [tăng 55,5%]. Thị trường Nhật cũng chứng kiến sự hồi phục tốt với mức tăng trưởng theo đồng yên Nhật đạt 18%. Doanh thu chuyển đổi số đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu ký mới đạt 11.681 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, tạo động lực tăng trưởng vững chắc cho nửa cuối năm 2022, trong đó, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn với 13 dự án có quy mô trên 5 triệu USD.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 2.630 tỷ đồng và 263 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made-by-FPT mang lại 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 51,6% so với cùng kỳ.

Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất... Đây là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của FPT trong dài hạn.

Doanh thu khối viễn thông tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.077 tỷ đồng; LNTT tăng trưởng 40%, đạt 1.445 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15%, đạt 6.727 tỷ đồng. Biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.

Cuối cùng, nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.935 tỷ đồng.

Cũng theo FPT, trong nửa đầu năm 2022, FPT đã thực hiện khai trương văn phòng mới tại New York. Dự kiến, trong 2 năm tới, Mỹ sẽ trở thành thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài, góp phần đưa doanh thu của FPT Software đạt mức tỷ USD vào năm 2023.

Bên cạnh đó, Tập đoàn đã khởi công xây dựng Tổ hợp giáo dục FPT UniSchool Hà Nam, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi số toàn diện với các tỉnh thành.

Kể từ đầu năm tới nay, FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số với 9 tỉnh thành, nâng tổng số tỉnh thành đã ký kết thỏa thuận hợp tác chuyển đổi số lên 20. Thỏa thuận hướng đến một số mục tiêu chính như: đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược của tỉnh và góp phần đưa các tỉnh trở thành một trong những địa phương đi đầu về chuyển đổi số ở cả 3 lĩnh vực: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Nguồn: HSC

Triển vọng tăng trưởng dài hạn tích cực; duy trì khuyến nghị Mua vào

Tóm tắt

HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với FPT và nâng 3% giá mục tiêu lên 132.000đ sau khi phân tích triển vọng tăng trưởng dài hạn mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2024 của FPT.

HSC duy trì dự báo EPS năm 2022 trong khi hạ 3% dự báo EPS năm 2023; tương đương tăng trưởng EPS đạt 24,9% mỗi năm. Chúng tôi cũng đưa ra dự báo lợi nhuận thuần lần đầu cho năm 2024, với EPS tăng trưởng 24,3%.

FPT hiện giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 17,1 lần, cao hơn 1,4 lần độ lệch chuẩn so với mức bình quân là 12,6 lần. Tuy nhiên, HSC cho rằng triển vọng rất khả quan sẽ tiếp tục giúp cổ phiếu FPT được định giá lại tích cực.

Sự kiện: Phân tích KQKD năm 2021

FPT công bố KQKD năm 2021 với doanh thu tăng trưởng 19,5% đạt 35.657 tỷ đồng trong khi lợi nhuận thuần tăng trưởng 22,5% đạt 4.333 tỷ đồng, vượt lần lượt 2,1% và 3,2% dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần năm 2021 của HSC.

Trong số các hoạt động kinh doanh cốt lõi, KQKD mảng CNTT và viễn thông thấp hơn lần lượt 4,6% và 3,0% so với dự báo của chúng tôi, trong khi KQKD mảng giáo dục và đầu tư vượt 23,0% so với dự báo.

Tác động: CAGR đạt 24,7% trong giai đoạn 2021-2024 HSC duy trì dự báo lợi nhuận năm 2022 trong khi hạ 3% dự báo lợi nhuận năm 2023, theo đó lợi nhuận dự báo sẽ tăng trưởng 24,9% trong cả 2 năm 2022 và 2023. Chúng tôi cũng đưa ra dự báo lần đầu cho năm 2024 với lợi nhuận thuần tăng trưởng 24,3%.

Dự báo trong giai đoạn 2022-2024 của chúng tôi cao hơn từ 6-9% so với thị trường, và CAGR lợi nhuận thuần trong giai đoạn 2021-2024 dự báo đạt 24,7%.

Định giá và khuyến nghị

HSC nâng 3% giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 132.000đ [từ 128.500đ]. Giá cổ phiếu FPT đã tăng mạnh hơn 15% so với thị trường và tăng 17% trong 3 tháng qua.

Cổ phiếu hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 là 18,1 lần, giảm xuống 14,6 lần trong năm 2023, tương đương với P/E trượt dự phóng 1 năm là 17,1 lần, cao hơn 1,4 lần độ lệch chuẩn so với mức bình quân là 12,6 lần tính từ tháng 1/2020. Cổ phiếu của các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực đang giao dịch với mức bình quân P/E dự phóng 2022 là 21,8 lần, cao hơn 20% so với FPT. Tại giá mục tiêu mới của chúng tôi, tiềm năng tăng giá của cổ phiếu FPT là 23% so với thị giá hiện tại. HSC cho rằng năng lực kỹ thuật được cải thiện và nhu cầu tăng đối với sản phẩm của FPT sẽ tiếp tục giúp cổ phiếu của Công ty được định giá lại tích cực.

Chủ Đề