Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật La gì

Đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật trong khoa học pháp lý

Đối tượng nghiên cứu của khoa học là phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu làm sáng tỏ, qua đó phân biệt nó với các khoa học khác, nói cách khác, nó nghiên cứu những vấn đề và mức độ nghiên cứu như thế nào.

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng phức tạp và quan trọng bậc nhất của xã hội có giai cấp. Bởi, chúng có liên quan đến: [a] mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; [b] lợi ích và địa vị của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội; [c] tiến trình phát triển của xã hội. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện và trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, nhà nước và pháp luật đã trở thành khách thể nghiên cứu của rất nhiều môn khoa học khác nhau. Mỗi môn khoa học nghiên cứu một số vấn đề của nhà nước và pháp luật với những mục đích, phạm vi, hóc độ và mức độ khác nhau.

Lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chung, cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật. Cụ thể là:

  • Nghiên cứu bản chất, vai trò, chức năng, hình thức, bộ máy của nhà nước; bản chất, vai trò, hình thức của pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật …
  •  Nghiên cứu một cách toàn diện về tất cả các kiểu nhà nước và pháp luật [chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa], nhưng tập trung nghiên cứu nhiều nhất và chủ yếu nhất về nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình nghiên cứu, luôn có sự liên hệ chặt chẽ với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề trên, để tìm ra những quy luật cơ bản của nhà nước và pháp luật như: quy luật phát sinh, quy luật tồn tại, quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật. Từ đó, đề ra kế hoạch hành động cho hiện tại và tương lai.
  • Ngoài ra, còn nghiên cứu làm rõ những mối liên hệ giữa nhà nước với pháp luật; giữa nhà nước và pháp luật với các hiện tượng khác trong xã hội như kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán …

Tóm lại, lý luận nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức phản ánh khái quát các thiết chếm các mối quan hệ đã hình thành của nhà nước và pháp luật; tìm ra những quy luật đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật, tạo thành cơ sở lý luận cho sự hình thành, phát triển của hai hiện tượng nhà nước và pháp luật; mối quan hệ giữa nhà nước với pháp luật và giữa chúng với các hiện tượng xã hội khác trong hiện tại và tương lại.

Lý luận về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật nói chung và của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Mỗi môn khoa học đều có đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Đối với lý luận về nhà nước và pháp luật cũng vậy. xem xét đối tượng nghiên cứu của lý luận về nhà nước và pháp luật là xác định phạm vi các vấn đề mà nó nghiên cứu, là giải thích sự khác nhau giữa nó với khoa học khác.

Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội rất phức tạp và đa dạng được nhiều môn khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, Triết học nghiên cứu nhà nước và pháp luật cùng với các hiện tượng xã hội khác để rút ra những quy luật vận động và phát triển chung của xã hội; Kinh tế chính trị học cũng nghiên cứu nhà nước và pháp luật, nhưng trong phạm vi các vấn đề thuộc lĩnh vực tổ chức và quản lý nền kinh tế, trong sản xuất và phân phối …

Hệ thông khoa học pháp lý ngày càng phát triển bao gồm: các khoa học pháp lý – lý luận lịch sử [Lý luận về nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước và pháp luật, Lịch sử các học thuyết chính trị], các khoa học pháp lý chuyên ngành [Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự …] và các khoa học pháp lý ứng dụng [Tội phạm học, Thống kê tư pháp, Pháp y …]. Tất cả các môn khoa học pháp lý nói trên đều nghiên cứu các vấn đề thuộc lĩnh vực của nhà nước và pháp luật, nhưng mỗi bộ môn khoa học đó lại có đối tượng riêng. Ví dụ: Lịch sử nhà nước và pháp luật nghiên cứu quá trình phát sinh và phát triển của nhà nước theo quan điểm lịch sử, bám sát từng thời gian và sự kiện lịch sử để luận giải; khoa học luật hình sự nghiên cứu các vấn đề về tội phạm, mục đích hình phạt, điều kiện, hình thức và mức độ áp dụng hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội …

Khác với các môn khoa học pháp lý khác, lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu các vấn đề về nhà nước và pháp luật một cách toàn diện. Đối tượng nghiên cứu của nó là những vấn đề chung, cơ bản nhất như bản chất, chức năng xã hội, vai trò của nhà nước và pháp luật, hình thức nhà nước, hình thức pháp luật, bộ máy nhà nước, cơ chế điều chỉnh pháp luật, những quy luật cơ bản của sự phát sinh, phát triển của nhà nước và pháp luật …

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề trên, lý luận về nhà nước và pháp luật còn có nhiệm vụ làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các bộ phận trong thượng tầng chính trị - pháp lý với các tổ chức xã hội, giữa nhà nước với cá nhân, giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác.

Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước pháp luật cao nhất, cuối cùng trong lịch sử, có bản chất khác với bản chất của các kiểu nhà nước và pháp luật bóc lột, có vị trí quan trọng trong đời sống chính trị xã hội chủ nghĩa, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhân dân trong chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, một mặt lý luận về nhà nước và pháp luật nghiên cứu một cách toàn diện các kiểu nhà nước và pháp luật nói chung, mặt khác tập trung nghiên cứu kiểu nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa, coi nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa là trọng tâm nghiên cứu của mình.

Tóm lại, Lý luận về nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về những quy luật phát sinh, phát triển đặc thù, những đặc tính chung và những biểu hiện quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật nói chung và của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa nói riêng.

Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau: Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật; ngược lại, pháp luật chỉ hình thành, phát triển và phát huy hiệu lực bằng con đường nhà nước và dựa vào sức mạnh của nhà nước. Mối liên hệ mật thiết có tính khách quan đó đòi hỏi một sự nghiên cứu và giải thích thống nhất các vấn đề về nhà nước và pháp luật. Vì vậy, lý luận về nhà nước và pháp luật một cách đồng tời, theo quan điểm chung thống nhất không tách rời nhau.

Tài liệu "Đối tượng nghiên cứu của xã hội học và Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật" có mã là 256684, file định dạng doc, có 11 trang, dung lượng file 111 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Khoa học xã hội > Xã hội học. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Đối tượng nghiên cứu của xã hội học và Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Đối tượng nghiên cứu của xã hội học và Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 11 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Đối tượng nghiên cứu của xã hội học và Ý nghĩa thực tiễn của việc nghên cứu xã hội học đối với lĩnh vực pháp luật

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Tài liệu "Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật" có mã là 256683, file định dạng docx, có 8 trang, dung lượng file 24 kb. Tài liệu thuộc chuyên mục: Luận văn đồ án > Khoa học xã hội > Xã hội học. Tài liệu thuộc loại Đồng

Nội dung Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật

Trước khi tải bạn có thể xem qua phần preview bên dưới. Hệ thống tự động lấy ngẫu nhiên 20% các trang trong tài liệu Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật để tạo dạng ảnh để hiện thị ra. Ảnh hiển thị dưới dạng slide nên bạn thực hiện chuyển slide để xem hết các trang.
Bạn lưu ý là do hiển thị ngẫu nhiên nên có thể thấy ngắt quãng một số trang, nhưng trong nội dung file tải về sẽ đầy đủ 8 trang. Chúng tôi khuyễn khích bạn nên xem kỹ phần preview này để chắc chắn đây là tài liệu bạn cần tải.

Xem preview Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật sự khác biệt về đối tượng của pháp luật giữa Xã hội học pháp luật với lý luận Nhà nước và pháp luật

Nếu bạn đang xem trên máy tính thì bạn có thể click vào phần ảnh nhỏ phía bên dưới hoặc cũng có thể click vào mũi bên sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.Nếu sử dụng điện thoại thì bạn chỉ việc dùng ngón tay gạt sang trái, sang phải để chuyển nội dung slide.

Video liên quan

Chủ Đề