Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn năm 2024

Uploaded by

Vân Anh Phan Bùi

0% found this document useful (0 votes)

48 views

1 page

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

DOCX, PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful (0 votes)

48 views1 page

Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu

Uploaded by

Vân Anh Phan Bùi

Jump to Page

You are on page 1of 1

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn năm 2024

Ở bài viết trước, mình đã giải thích cho các bạn các khái niệm quan trọng như “Vấn đề xã hội” và “vấn đề nghiên cứu”. Hy vọng các bạn đã nắm bắt được nội dung mà mình chia sẻ. Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu các thành phần liên quan tới đề cương nghiên cứu.

Nhìn chung, một đề cương nghiên cứu thường bao gồm:

Đặt vấn đề > Ý nghĩa của đề tài > Tổng quan nghiên cứu > Đối tượng và Khách thể nghiên cứu > Phạm vi (không gian, thời gian, nội dung nghiên cứu) > Câu hỏi nghiên cứu > Giả thuyết nghiên cứu > Phương pháp nghiên cứu > Khung phân tích.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn năm 2024

1. Xác định vấn đề

Bạn có thể tìm đọc lại nội dung chi tiết của phần này ở bài viết "Xác định vấn đề nghiên cứu" [ tại đây ]

2. Ý nghĩa của đề tài

Phần này trả lời cho câu hỏi nghiên cứu của bạn sẽ mang lại đóng góp gì ? Hay chúng ta sẽ đặt được gì (reward) khi tiến hành nghiên cứu này thành công ? Một quan điểm khá thực dụng, song nghiên cứu khoa học là một hoạt động dày công và tiêu tốn chất xám. Cách nghĩ làm cho có chuyện khó lòng đứng vững trong thế giới học thuật ngày nay

Đôi khi, tính có ý nghĩa cũng được xem là lý do hoặc tiêu chí để cân đo đong đếm mức độ đáng giả của đề tài trước khi xét duyệt, cấp kinh phí. Thông thường, y nghĩa của đề tài nghiên cứu gồm 2 nội dung:

Ý nghĩa về mặt lý luận:

Bất cứ một nghiên cứu khoa học nào cũng góp phần nhất định cho việc phát triển lĩnh vực khoa học đó. Kết quả nghiên cứu đóng góp về mặt học thuật, lập luận, phương pháp luận cho khoa học - được xem là hành động có ý nghĩa.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn:

Đóng góp thứ hai trong nghiên cứu khoa học nói chung là việc cung cấp hiểu biết về thế giới khách quan, từ đó thay đổi hiện trạng, vấn đề nghiên cứu. Nói khác đi, đó là các đóng góp có thể ứng dụng vào đời sống.

3. Tổng quan tài liệu

Bạn có thể tìm đọc lại nội dung chi tiết của phần này ở bài viết "Tổng quan tài liệu" [ tại đây ]

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn năm 2024

4. Đối tượng & Khách thể nghiên cứu

Trong khoa học tự nhiên và kĩ thuật đôi khi người ta chỉ dùng khái niệm đối tượng nghiên cứu, nhưng trong khoa học xã hội - ngành khoa học về thế giới của loài người, giới khoa học phải sử dụng thêm một thuật ngữ nữa gọi là “khách thể nghiên cứu”. Có thể nói đây là hai trong nhiều thuật ngữ gây nhầm lẫn nhất trong nghiên cứu khoa học xã hội.

Thực ra câu chuyện rất đơn giản, các bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

Đối tượng:

Là từ chỉ sự vật. Trả lời cho câu hỏi chúng ta nghiên cứu cái gì? Các hiện tượng, biểu hiện, hoạt động, sự kiện... được khoa học quan sát, nghiên cứu, phân tích - đều được gọi là đối tượng nghiên cứu.

Ví dụ: hiện tượng tiêu cực, biểu hiện suy thoái, hoạt động kinh doanh, thói quen uống coffee...

Khách thể:

Là từ chỉ người. Trả lời cho câu hỏi chúng ta nghiên cứu ai? Học sinh, doanh nhân, quân nhân, bác sĩ, người lao động, lực lượng khủng bố, phe ly khai... những người tham gia hoặc mang trong mình đặc tính liên quan tới đối tượng nghiên cứu được gọi là khách thể nghiên cứu.

Ví dụ: hiện tượng tiêu cực của cảnh sát, biểu hiện suy thoái của cán bộ nhà nước, hoạt động kinh doanh của tiểu thương chợ An Tây, chiến lược phát triển sinh kế của người dân Hà Tĩnh, hiện tượng sử dụng tài liệu của sinh viên ...

Đối tượng và Khách thể nghiên cứu là hai nội dung cực kỳ quan trọng, do đó, hai thông tin này cần được xuất hiện ngay từ lúc ta đưa ra tên đề tài và xuất hiện ở trang đầu tiên ngoài cùng của báo cáo nghiên cứu.

5. Phạm vi nghiên cứu

Khi chụp ảnh hoặc vẽ tranh, người nghệ sĩ không thể tái tạo lại toàn bộ khung gian mà họ thấy, sáng tác toàn thời gian và hàm chứa tất cả nội dung chỉ với một khung hình. Thường thì chúng ta sẽ căn máy để bắt lấy khoảnh khắc đắt nhất và khả thi nhất mà thôi. Phạm vi nghiên cứu cũng vậy.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn năm 2024

Hãy liên tưởng tới việc lên bố cục khi chụp ảnh

Phạm vi không gian: Trả lời cho câu hỏi, bạn sẽ thực hiện nghiên cứu của mình ở đâu. Các thuật ngữ hành chính sẽ giúp bạn. Ví dụ: nghiên cứu được thực hiện tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.

Phạm vi thời gian: Trả lời cho câu hỏi, bạn thực hiện nghiên cứu này từ khi nào (thời gian) hoặc trong bao lâu (thời lượng). Ví dụ: nghiên cứu được thực hiện trong 4 tháng, từ tháng 12.2018 đến tháng 4/2019.

Phạm vi nội dung: Rõ ràng, bạn sẽ không đủ nguồn lực và nhân lực để thức hiện tất cả các vấn đề. Vậy nên ở mục đặt vấn đề mình đã khuyên các bạn giới thu hẹp lại vấn đề xã hội của mình thành vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nội dung trả lời cho câu hỏi, phần lớn nghiên cứu của bạn sẽ phân tích nội dung gì?

Ví dụ: trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm chủ yếu tới chiều cạnh tương tác vĩ mô giữa các tập đoàn kinh tế hơn là tương tác vi mô giữa các cá nhân giữa các tập đoàn.

Kết luận

Đối tượng - Khách thể - Phạm vi nghiên cứu cho thấy nghiên cứu của bạn thực sự tập trung vào điều gì, góp phần thể hiện quy mô cũng như tính khả thi của nghiên cứu. Đây là nội dung cần thể hiện sự khéo léo trong lựa chọn và trình bày.

Đối tượng nghiên cứu là gì ví dụ?

Các hiện tượng, biểu hiện, hoạt động, sự kiện... được khoa học quan sát, nghiên cứu, phân tích - đều được gọi là đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: hiện tượng tiêu cực, biểu hiện suy thoái, hoạt động kinh doanh, thói quen uống coffee...

Đối tượng nghiên cứu khác gì phạm vi nghiên cứu?

– Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu. – Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.

Khách thể nghiên cứu của đề tài là gì?

1. Khách thể nghiên cứu là gì? Khách thể nghiên cứu là hệ thống những sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần phải làm rõ, khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát là gì?

– Đối tượng khảo sát (research sample): là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu. – Phạm vi nghiên cứu (research scope): sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài).